1 công làm ra bao nhiêu ký lúa năm 2024

Một người nông dân trồng một hecta lúa, một vụ có thu nhập cũng chỉ xấp xỉ lương một cử nhân mới tốt nghiệp.

(Bài Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net)

Ai nói người trồng lúa không thể làm giàu? Đời cha trồng loại nào bằng phương pháp nào đời con cũng y như thế không có gì thay đổi thì làm sao giàu được? Nghề nông là một trong những nghề tự do, việc tự đào tạo và cập nhật kiến thức càng phải thường xuyên hơn, không bỏ công bỏ sức ra thì làm sao sống được chưa nói đến làm giàu?

Trồng lúa muốn ngồi mát ăn bát vàng, ít nhất bạn phải có tầm một mẫu đất (10 nghìn m2, bằng một hecta). Nhìn bằng mắt thường, bạn có thể hình dung một mẫu đất có diện tích xấp xỉ một sân bóng đá (bao gồm cả khán đài). Với diện tích đó, một mình bạn không thể nào làm xuể được, buộc phải thuê người làm. Như vậy bạn sẽ kiếm được 40 triệu một vụ (tức là xấp xỉ lương của cử nhân mới tốt nghiệp).

Tuy nhiên, với tầm diện tích này, chủ đất sẽ tự mua sắm trang bị các loại máy móc nông nghiệp cần thiết. Như vậy "lương" của bạn sẽ là gấp đôi (tương đương chức vụ trưởng phòng của một công ty tầm 500 nhân viên). Đất ruộng lúa nước Việt Nam vốn thích hợp với phân hữu cơ (phân người, phân súc vật trộn với rơm rạ ủ cho phân hủy ra). Làm phân hữu cơ tốn nhiều công sức. Để tiết kiệm sức lực và "sạch sẽ" người ta bón phân vô cơ (phân NPK – viết tắt từ 3 nguyên tố Ni –tơ, Hydro và Kali). Bón loại phân này thay vì làm một vụ mất 4 – 5 tháng thì chỉ còn mất 3 tháng nhưng theo thời gian, đất và các mạch nước ngầm bên dưới sẽ bị nhiễm độc vì dư thừa hóa chất dẫn đến hoặc là năng suất kém hoặc là chất lượng gạo không ngon.

Ở thành phố, người ta mua gạo theo giá tiền thích hợp với khả năng tài chính của họ. Loại gạo từ giống lúa mà bạn huuphuoc đề cập chả mấy ai ăn, thường dùng để xuất khẩu. Gạo ngon đắt tiền không nhất định là gạo nhập khẩu, thường là những loại gạo thơm mà ta hay gọi chung là gạo "đặc sản" (tám thơm, nàng hương, tài nguyên....). Loại gạo này có năng suất rất thấp (khoảng 300 kg lúa một công đất), công chăm sóc cao nhưng giá gạo cũng cao tương ứng, thậm chí nhiều khi không có hàng để mua.

Nhược điểm của những loại gạo này là không thể trồng đại trà, chỉ thích hợp ở những nơi có khí hậu thổ nhưỡng nhất định và mỗi năm chỉ trồng được một vụ. Giống như một bác kỹ sư nông nghiệp ở miền Tây lai tạo ra giống lúa cho ra loại gạo được đánh giá là "ngon nhất thế giới", bạn có thể tưởng tượng loại gạo đắt tiền này hút hàng đến cỡ nào.

\>> 'Một công lúa chỉ thu về được 1,5 triệu đồng sau 3 tháng'

Thời nay chứ có phải thời "con trâu đi trước cái cày đi sau" đâu. Ừ, lại so sánh với nông dân Mỹ. Nông dân Mỹ không phải muốn trồng cái gì, bao nhiêu thì trồng. Dân số Mỹ vào khoảng 300 triệu người, nhu cầu lương thực là bao nhiêu sẽ được tính toán ra (chi tiết trên từng mặt hàng) rồi chính phủ phân bổ hạn ngạch xuống cho từng hộ nông dân (tùy theo diện tích đất mà họ sở hữu cũng như nhân lực máy móc các loại), sản phẩm làm ra nhà nước bao tiêu với tiêu chuẩn chất lượng đã quy định sẵn.

Trồng trọt chăn nuôi vượt quá hạn ngạch hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì anh tự ăn cho hết số lương thực ấy. Do vậy, nông dân Mỹ chỉ làm hàng vượt quá hạn ngạch khi có đơn đặt hàng từ nước ngoài (cụ thể là Trung Quốc).

Còn ta, cái thị trường cần thì không làm, làm cái thị trường không cần. Đã thế còn làm ra nông sản với số lượng vượt quá nhu cầu thị trường trong khi chất lượng ngày càng giảm sút, khắp nơi kêu gọi "giải cứu". Chừng nào mà nông nghiệp còn làm ăn manh mún tự phát như này, cơ quan quản lý chỉ quan tâm xuất khẩu, nhu cầu nội địa phó mặc cho thị trường, thì nông dân còn khổ dài dài.

Thị trường lúa gạo tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Kiên Giang đang ghi nhận những tín hiệu vui, khi lúa được thương lái thu mua giá khá cao.

Lúa Đài Thơm 8 được mua tại ruộng với giá dao động từ 6.700-6.800 đồng/kg, OM18 từ 7.100-7.300 đồng/kg, OM 5451 từ 6.400-6.600 đồngkg, lúa ĐS 1 từ 7.400-8.000 đồng/kg, ST 25 giá dao động 7.200-7.500 đồng/kg.

Tại huyện Hòn Đất, hầu hết diện tích lúa đông xuân đều đạt sản lượng khá, năng suất rất cao, có nơi lên đến 1,2-1,5 tấn/công. Không chỉ trúng mùa, nhiều nông dân cho biết, năm nay lúa được thương lái thu mua với giá cao. Thậm chí có những diện tích ruộng chưa tới ngày thu hoạch, thương lái vào tận nơi xem và đặt cọc trước. Điều này làm nông dân rất phấn khởi vì trúng mùa, được giá, lợi nhuận cao hơn năm trước.

Vụ lúa đông xuân 2022-2023 với diện tích sản xuất 60 công, gieo sạ giống OM18, ông Nguyễn Văn Mừng, ngụ ấp Phước Thạnh, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất rất phấn khởi vì lúa đạt năng suất cao, lại bán được giá.

Ông Mừng chia sẻ: “Từ hồi biết làm ruộng tới nay, chưa có năm nào lúa vừa trúng mùa, trúng giá như năm nay. Thượng lái vào xem lúa rồi đặt cọc ngay với giá 7.200 đồng/kg, cao hơn vụ đông xuân năm ngoái gần 1.000 đồng. Với mức giá này, mỗi công tôi lãi khoảng 4,5 triệu đồng sau khi trừ chi phí”.

Cùng chung niềm vui trúng mùa, được giá, bà Đinh Thị Hiện, cùng ngụ ấp Phước Thạnh, xã Mỹ Phước cho biết: “Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, sâu bệnh ít, thêm vào đó giá phân bón giảm giúp nông dân giảm nhẹ chi phí sản xuất. Ước tính chi phí vụ này chỉ hơn 2 triệu đồng, năng suất lúa cao hơn vụ trước từ 500kg. Bình quân mỗi công thu hoạch được 1,3 tấn. Giá lúa được thương lái mua cao hơn năm trước nên vụ này lợi nhuận rất cao”.

1 công làm ra bao nhiêu ký lúa năm 2024

Nông dân xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) thu hoạch lúa vụ đông xuân 2022-2023.

Hiện Kiên Giang còn khoảng 80% diện tích lúa đông xuân đang trong giai đoạn đòng, trổ chín, chuẩn bị thu hoạch. Với những tín hiệu khả quan từ thị trường lúa gạo, nhiều nông dân rất háo hức, kỳ vọng giá lúa tiếp tục duy trì ổn định đến thời điểm thu hoạch để việc thu hoạch và tiêu thụ được thuận lợi, không xảy ra tình trạng “bẻ kèo” giữa nông dân và thương lái.

Anh Vũ Xuân Hòa, ngụ ấp Kênh 5A, xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp nói: “Các trà lúa đang trong giai đoạn đòng trổ đến trổ chín, dự kiến hơn 2 tuần nữa sẽ thu hoạch. Tôi hy vọng tới thời điểm thu hoạch, giá lúa tiếp tục duy trì ở mức cao như hiện nay giúp gia đình có mùa vụ thu nhập cao”.

THẬN TRỌNG VỤ HÈ THU

Thị trường lúa gạo hiện khả quan, lúa bán được giá, thêm vào đó giá nhiều mặt hàng phân bón, vật tư nông nghiệp đang có chiều hướng giảm. Trên đà thuận lợi này, nông dân nhiều huyện trong tỉnh Kiên Giang như Giang Thành, Giồng Riềng, Châu Thành, Hòn Đất đã tiến hành xuống giống gieo sạ sớm vụ hè thu năm 2023.

Những diện tích lúa đông xuân thu hoạch sớm được nông dân bắt tay ngay vào vệ sinh đồng ruộng, làm đất, chuẩn bị lúa giống để gieo sạ sớm nhất. Một số nơi đã gieo sạ lúa được khoảng 15-20 ngày.

Hiện nay đang là cao điểm mùa khô, nắng nóng, nhiệt độ cao không thích hợp để xuống giống vụ hè thu năm 2023. Thêm vào đó, thời gian cách ly giữa vụ đông xuân và hè thu quá ngắn dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc hữu cơ do rơm rạ chưa kịp phân hủy. Những cánh đồng gieo sạ lại không theo lịch thời vụ dễ phát sinh dịch hại, rầy nâu, sản xuất sẽ không đạt hiệu quả.

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kiên Giang Trần Quang Giàu khuyến cáo, nông dân không nên vì lúa đang có giá cao mà vội vàng xuống giống vụ hè thu năm 2023, không đảm bảo các quy trình kỹ thuật và thời gian cách ly giữa 2 vụ ít nhất 20 ngày để cắt đứt mầm bệnh trên đồng ruộng.

“Nông dân cần tuân thủ lịch thời vụ mà ngành nông nghiệp khuyến cáo, thực hiện tốt các giải pháp vệ sinh đồng ruộng, xử lý rơm rạ, làm đất, chọn giống tốt và phù hợp. Trong thời gian này, các địa phương tích cực vận động nông dân chuyển đổi trồng cây màu trên đất lúa. Đối với những vùng không xuống giống vụ mùa, địa phương cần hướng dẫn nông dân tiến hành phơi đất, cày ải, vệ sinh đồng ruộng đảm bảo thời gian cách ly giữa 2 vụ trước khi xuống giống vụ hè thu năm 2023”, đồng chí Trần Quang Giàu nói.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, vụ lúa đông xuân 2022-2023, nông dân trên địa bàn tỉnh gieo sạ hơn 281.043ha. Đến nay, một số địa phương thuộc vùng U Minh Thượng thu hoạch dứt điểm vụ lúa đông xuân 2022-2023. Các huyện vùng Tây sông Hậu và vùng tứ giác Long Xuyên đang bước vào cao điểm thu hoạch. Tổng diện tích lúa vụ đông xuân đã thu hoạch 55.331ha, đạt 19,69% diện tích gieo trồng, sản lượng ước đạt 378.464 tấn, năng suất bình quân ước 6,84 tấn/ha.

1 công được bao nhiêu kg lúa?

Năng suất lúa đang dao động từ 800kg đến 1,3 tấn/công, tùy giống (công tầm lớn là 1.300m2).

1 ha lúa được bao nhiêu kg?

Mặc dù giá vật tư nông nghiệp ở mức cao, nhưng do thời tiết tương đối thuận lợi nên hạn chế được sâu, bệnh gây hại. Số diện tích thu hoạch đạt năng suất từ 6,3 - 6,7 tấn/ha (lúa tươi), ngoài ra có một số diện tích năng suất 7 - 8 tấn/ha, giá lúa tiêu thụ tại chỗ ổn định từ 6.800 - 7.300 đồng/kg, tùy từng loại giống.

1 ha được bao nhiêu tấn lúa?

Đối với lúa thơm đạt từ 7-8 tấn/ha, lúa thường trên 8 tấn/ha.

1ha cần bao nhiêu kg lúa giống?

- Các giống lúa mùa địa phương, thời gian sinh trưởng từ 135-180 ngày, thì lượng lúa giống để cấy là 20 kg/ha, để sạ là 40-60 kg/ha. - Các giống lúa cải tiến, thời gian sinh trưởng từ 85-100 ngày, thì lượng lúa giống để cấy là 40 kg/ha, để sạ lan là 100-120 kg/ha.