A đây rồi tên công ty là gì năm 2024

Ngoài chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ, tên công ty hay đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp giúp tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. Vậy làm thế nào để hình thành cấu trúc tên đẹp, thu hút khách hàng hãy cùng Vietnix tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Show

Những quy định về cách đặt tên công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay, để đặt tên các công ty, doanh nghiệp có khá nhiều quy định, vậy đâu là cách đặt tên công ty đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Những quy định về đặt tên cho công ty, doanh nghiệp

Theo đó, đặt tên công ty đúng = loại hình + tên riêng. Trong đó, tên riêng được đặt theo mong muốn bảo đảm không trùng lặp hay gây nhầm lẫn so với công ty đang có. Có hai thành tố tạo nên tên tiếng Việt của doanh nghiệp được sắp xếp theo thứ tự như sau.

A đây rồi tên công ty là gì năm 2024
Những quy định về đặt tên cho công ty, doanh nghiệp

Thành tố thứ nhất là loại hình của doanh nghiệp.

  • Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn thì tên loại hình của doanh nghiệp sẽ được viết “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hay “Công ty TNHH”.
  • Đối với công ty cổ phần thì được viết là “công ty cổ phần” hay “công ty CP”.
  • Đối với công ty hợp danh được viết là “công ty hợp danh” hay “công ty HD”.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân thì được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN”.

Thành tố thứ hai là tên riêng. Theo quy định, tên riêng được viết bằng chữ trong bảng chữ cái của tiếng Việt; còn lại là những chữ J, Z, F, W, chữ số và ký hiệu.

2. Trong cách đặt tên doanh nghiệp nhất định phải có gắn trụ sở chính/ văn phòng đại diện/ chi nhánh/địa điểm kinh doanh cụ thể. Đặc biệt, tên công ty, doanh nghiệp phải được in hay viết trên tất cả giấy tờ trong giao dịch hay các hồ sơ, tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp đó phát hành.

3. Theo đó, căn cứ vào Quy định tại các điều 38, 39, 40 và 42 của Luật Doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Những điều không nên làm khi đặt tên cho công ty, doanh nghiệp

1. Không nên đặt tên trùng hay tạo nhầm lẫn với những tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký được theo quy định tại Điều 42 của Luật Doanh nghiệp.

3. Theo quy định tại Điều 39 của Luật Doanh nghiệp thì không được sử dụng các từ ngữ hay ký hiệu vi phạm về truyền thống lịch sử hay văn hóa, đạo đức gắn với thuần phong mỹ tục của người dân tộc ta.

2. Không được sử dụng tên cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân cùng các tổ chức: Chính trị; chính trị – xã hội; chính trị xã hội – nghề nghiệp; xã hội; các tổ chức xã hội – nghề nghiệp để thực hiện tất cả hay một phần tên riêng cho doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp được sự chấp thuận từ cơ quan, đơn vị hay tổ chức.

Những quy định về tên của doanh nghiệp bị trùng và gây nhầm lẫn

Hiện nay, có 3 điều cấm trong cách đặt tên cho công ty, doanh nghiệp là: Tên gọi trùng lặp, tạo sự nhầm lẫn; sử dụng tên của cơ quan, tổ chức và Nhà nước; sử dụng từ ngữ làm vi phạm văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

A đây rồi tên công ty là gì năm 2024
Những điều không nên làm khi đặt tên cho công ty, doanh nghiệp

1. Theo đó, bạn không được đặt tên cho doanh nghiệp trùng hay gây nhầm lẫn với tên gọi của những doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia, tuy nhiên trừ các doanh nghiệp đã bị giải thể hay đã bị phá sản (có quyết định và hiệu lực của Tòa án).

2. Dưới đây là những trường hợp gây nhầm lẫn với tên gọi của các doanh nghiệp khác đã được đăng ký trước đó:

Theo như quy định tại Khoản 2, Điều 42 Luật Doanh nghiệp có các trường hợp như sau:

  • Tên tiếng Việt đã đăng ký của doanh nghiệp đọc giống như tên doanh nghiệp đăng ký trước đó.
  • Tên viết tắt trùng tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký
  • Trường hợp, tên được đặt bằng tiếng nước ngoài trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký.
  • Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác một số tự nhiên, thứ tự, chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hay các chữ F, J, Z, W đặt sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Trường hợp tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp bởi một số ký hiệu +, _ , &,…
  • Trường hợp tên riêng chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ở phía trước hoặc từ “mới” ở phía sau hay vị trí phía trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
  • Doanh nghiệp đã đề nghị đăng ký tên riêng chỉ khác nhau bởi từ miền Nam, miền Bắc, miền Tây, miền Trung, miền Đông hay những từ mang ý nghĩa tương tự với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký trước đó.

Ngoài ra, còn có trường hợp tên riêng trùng tên riêng mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

3. Theo đó, tên viết tắt của doanh nghiệp không được phép trùng tên viết tắt mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó; tên viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.

4. Trường hợp các doanh nghiệp có nguyên tắc hoạt động theo Giấy phép đầu tư hay Giấy chứng nhận đầu tư (cũng là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) có tên bị trùng hay tên gây hiểu nhầm với tên của doanh nghiệp đăng ký trước đó trong hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia trong đăng ký doanh nghiệp thì sẽ không bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký đổi tên.

5. Hiện nay, nước ta luôn khuyến khích cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các doanh nghiệp có tên trùng hay gây nhầm lẫn được tự thương lượng, qua đó, đăng ký đổi tên doanh nghiệp hay bổ sung thêm tên của địa danh để dễ phân biệt.

Điều này được quy định tại Điều 17, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP

Thời gian qua, để tra cứu tên công ty mà doanh nghiệp bạn đang dự định chọn có thể thực hiện như sau:

  • Cụ thể, khi bạn mong muốn tra cứu tên doanh nghiệp hay xem thông tin công ty thì bạn có thể truy cập vào Website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx và nhập tên riêng của công ty của công ty bạn vào ô tìm kiếm.
  • Trường hợp không có tên công ty, doanh nghiệp nào hiện lên thì đồng nghĩa với việc tên mà bạn dự tính đặt không bị trùng và bạn hoàn toàn có thể sử dụng cái tên đó.
    A đây rồi tên công ty là gì năm 2024
    Đăng ký doanh nghiệp

Trước khi đăng ký tên bạn nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia.

Được biết, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có quyền chấp nhận hay từ chối tên của doanh nghiệp dự kiến theo các quy định của pháp luật và quyết định cuối cùng thuộc về Phòng Đăng ký kinh doanh.

Trường hợp các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư hay Giấy chứng nhận đầu tư (cũng là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) sẽ được sử dụng tiếp tục tên mà doanh nghiệp đã đăng ký, đồng thời không bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký đổi tên.

Quy định tại Điều 18 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP

Vì sao đặt tên công ty lại quan trọng

Không chỉ đơn thuần là tên gọi xuất hiện trên những văn bản mà tên công ty còn tạo sự khác biệt, ấn tượng đối với các khách hàng. Qua đó, thông tin về loại hình kinh doanh hay những mong muốn mà doanh nghiệp truyền truyền tải.

Mặt khác, tên gọi còn hỗ trợ việc định hình thương hiệu, phong cách, quảng cáo. Đây là một trong các yếu tố quan trọng cho khách hàng nhận diện các sản phẩm, cũng như dịch vụ của công ty bạn. Chính vì điều đó, doanh nghiệp phải thật cẩn trọng trong lựa chọn tên công ty.

Một vài lưu ý về các từ được dùng đặt tên công ty

Một số điều cần lưu ý khi đặt tên cho công ty hoặc doanh nghiệp là không chỉ là việc xuất hiện trên các tài liệu pháp lý, mà còn là cách tạo ra sự phân biệt và để lại ấn tượng tích cực đối với khách hàng. Tên cũng nên phản ánh loại hình kinh doanh hoặc thể hiện tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp

Những từ nên dùngNhững từ không nên dùng✅Liên quan đến văn hóa, lịch sử❌Sai chính tả✅Ấn tượng, độc đáo, dễ nhớ❌Từ có nội dung không lành mạnh✅Tên riêng: 2-4 chữ/âm tiết❌Tiếng lóng✅Dễ đọc, phát âm✅Hợp tuổi, phong thủy✅Gợi nhớ về sản phẩm công ty cung cấp

Quá trình đặt tên không chỉ ảnh hưởng đến khía cạnh pháp lý mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và chiến lược quảng cáo. Do đó, việc chọn tên cho công ty cần được thực hiện cẩn thận và kỹ lưỡng.

Tổng hợp 10 cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa

Bên cạnh sự nổi bật về chất lượng thì tên công ty, doanh nghiệp chính là ấn tượng đầu tiên để khách hàng “để mắt” đến các sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn so với công ty đối thủ. Vậy đâu là cách để đặt tên công ty, doanh nghiệp thật hay, ý nghĩa nhưng không bị trùng lặp?

1. Tên công ty được đặt theo tên chủ của doanh nghiệp hay người thân

Đây là một trong các cách đặt tên doanh nghiệp cực kỳ phổ biến hiện nay. Bởi mỗi người đều được người thân trong gia đình đặt tên để gọi, việc lấy tên mình đặt cho tên công ty sẽ dễ nhớ và thuận tiện hơn. Ngoài ra, nhiều trường hợp sẽ đặt bằng cách ghép tên của các thành viên trong gia đình.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp nổi tiếng đặt tên doanh nghiệp theo cách này như:

  • Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (tên gọi công ty đặt theo tên con trai bầu Đức)
  • Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (đặt tên công ty theo tên con trai của chủ tịch Trần Bá Dương) ![Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (đặt tên công ty theo tên con trai của chủ tịch Trần Bá Dương) ](https://static-xf1.vietnix.vn/wp-content/uploads/2023/12/Cong-ty-co-phan-o-to-Truong-Hai.webp)Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Đặt tên công ty theo tên con trai của chủ tịch Trần Bá Dương)

2. Đặt tên theo ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh

Có thể nói, đặt tên theo ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh là một trong những cách đơn giản nhất, đồng thời ít có sự trùng lặp nhất nhưng lại mang lại hiệu quả cao. Cụ thể, khách hàng sẽ dễ nhớ và nắm được các thông tin doanh nghiệp mong muốn truyền đạt.

Ví dụ một vài công ty đã đặt tên theo phương pháp này là:

  • Công ty Cổ phần sản xuất nhựa Duy Tân.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gỗ Nhân Nghĩa.

3. Tên công ty được đặt theo biểu tượng của các loài hoa

Theo đó, nếu thích doanh nghiệp hoàn toàn có thể lấy một biểu tượng nào đó để đặt tên. Ví dụ như: Hoa sen chính là biểu tượng của nước ta, hoa Anh Đào tượng trưng cho đất nước Nhật Bản,…

Dưới đây là một vài cái tên công ty nổi tiếng được đặt theo biểu tượng của các loài hoa:

  • Công ty du lịch Hoa Anh Đào.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thông Bông sen trắng.

4. Doanh nghiệp của bạn cũng có thể đặt tên công ty từ cảm hứng trong tên của các vì sao

Bằng cách này, chúng ta có thể kể đến một vài các vì sao cụ thể như: Sao Khuê, Sao Thủy, Sao Mai, Sao Kim,… Việc đặt tên của doanh nghiệp, công ty lấy cảm hứng từ tên gọi của các vì sao thể hiện tham vọng vượt ngoài giới hạn Trái Đất của doanh nghiệp bạn.

Một vài ví dụ cụ thể như:

  • Công ty cổ phần tư vấn thương hiệu Sao Kim.
  • Công ty cổ phần Kỹ Thuật Sao Mai Việt Nam.

5. Tên công ty được đặt theo tên của các vị thần/thánh

Hiện nay, mọi người hoàn toàn có thể áp dụng cách đặt tên này cho doanh nghiệp, công ty bạn.

Ví dụ một vài tên doanh nghiệp, công ty theo tên các vị thần:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư, Xây dựng, Thương mại Sơn Tinh.
  • Công ty cổ phần đa phương tiện Zeus.

6. Tên công ty được đặt lấy cảm hứng từ một loài vật mang ý nghĩa phong thủy

Tương tự như hoa, từng loài vật sẽ có một nét đặc trưng khác nhau. Điển hình như “lợn đất” tượng trưng cho một cuộc sống thật viên mãn; loài kiến tượng trưng cho sự kiên nhẫn; loài linh dương có đặc tính sẵn sàng hành động; con ong thì luôn chăm chỉ, có tổ chức, tái tạo nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống;…

Theo nhiều người nhận xét, tên công ty liên quan đến một loài vật nào đó thường mang ý nghĩa “phong thủy”, đặc biệt, phải hợp mệnh với người sáng lập ra doanh nghiệp, công ty để công việc được thuận lợi.

Ví dụ về một số tên gọi:

  • Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt.
  • Công ty cổ phần Kiến vàng.

7. Tên công ty của doanh nghiệp được đặt theo tiếng nước ngoài

Hiện nay, có khá nhiều công ty đặt tên theo tiếng nước ngoài để tránh sự trùng lặp và nhiều lý do khác. Cách đặt tên này có ngôn ngữ sử dụng phổ biến, nhất là tiếng Anh.

Ví dụ những tên gọi theo tên tiếng nước ngoài là:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn dinh dưỡng GreenFarm (Green có nghĩa là màu xanh lá cây, còn Farm được dịch là nông trại).
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn Thaco Seafood (Seafood tức là hải sản).

8. Lựa chọn một cái tên vô nghĩa để đặt cho doanh nghiệp, công ty

Trường hợp doanh nghiệp đó đã trở thành tên thương hiệu nổi tiếng thì dường ý nghĩa tên gọi là gì đã không còn là điều quan trọng. Ví dụ: Zynga, Yahoo, Skype,…

9. Tên công ty được đặt theo tên các địa danh nổi tiếng

Có thể nói đây là cách đặt tên truyền thống được các doanh nghiệp, công ty sử dụng để nhằm nhấn mạnh tính địa phương qua đó giúp doanh nghiệp có được lợi thế khi phục vụ ở thị trường địa phương hay trong trường hợp có người có quê quán, nguồn gốc tại đây.

Hiện nay, chúng ta có thể liệt kê một vài cái tên như:

  • Bia Hà Nội.
  • Nước mắm Phan Thiết.
  • Yến Khánh Hòa.
  • Chè Thái Nguyên.

10. Tên công ty được đặt bằng cụm từ viết tắt

Hiện nay, cách đặt tên này thường thấy tại các ngân hàng. Bởi nhiều công ty có tên gọi rất dài. Theo đó, họ gọi tên ngắn lại bằng cụm từ viết tắt có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng anh. Tuy nhiên trong trường hợp này thì viết tắt bằng cụm từ tiếng Anh sẽ được sử dụng phổ biến hơn.

Một vài cái tên nổi tiếng hiện nay như:

  • Vietcombank là tên viết tắt của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
  • Agribank là tên viết tắt của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • ACB là tên viết tắt của Ngân hàng Á Châu.

Danh sách các tên công ty hay và hoạt động hiệu quả nhất ở Việt Nam

Dưới đây là danh sách 50 công ty hoạt động hiệu quả nhất việt nam trong năm 2022 theo Forbes.vn

STTTên công ty hay và hiểu quả năm 2022Mã chứng khoáng1Công ty cổ phần Tập đoàn MasanMSN2Công ty cổ phần Phú TàiPTB3CTCP Cơ Điện LạnhREE4CTCP VicostoneVCS5CTCP Thép Nam KimNKG6CTCP Nhựa Bình MinhBMP7CTCP Tập đoàn Hòa PhátHPG8Tổng công ty Khí Việt NamGAS9Tập đoàn Xăng dầu Việt NamPLX10CTCP Nước – Môi trường Bình DươngBWE11CTCP Thuỷ điện Thác MơTMP12CTCP Tập đoàn PC1PC113CTCP Vĩnh HoànVHC14CTCP Tập đoàn PANPAN15CTCP Đông Hải Bến TreDHC16CTCP Tập đoàn Thiên LongTLG17CTCP May Sông HồngMSH18CTCP Sợi Thế KỷSTK19CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài GònSCS20CTCP TransimexTMS21CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải AnHAH22CTCP GemadeptGMD23Tổng công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khíDPM24CTCP Phân bón Dầu khí Cà MauDCM25CTCP Tập đoàn Hóa Chất Đức GiangDGC26CTCP Dược Hậu GiangDHG27CTCP TraphacoTRA28CTCP Sữa Việt NamVNM29CTCP Công trình ViettelCTR30CTCP FPTFPT31Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamBID32Ngân hàng TMCP Công thương Việt NamCTG33Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt NamVIB34Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt NamVCB35Ngân hàng TMCP Quân độiMBB36Ngân hàng TMCP Tiên PhongTPB37Ngân hàng TMCP Á ChâuACB38CTCP Chứng khoán VNDIRECTVND39CTCP Chứng khoán TP.HCMHCM40CTCP Chứng khoán SSISSI41CTCP Chứng khoán Bản ViệtVCI42Tập đoàn Bảo ViệtBVH43Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp – CTCPBCM44CTCP Tập đoàn Hà ĐôHDG45CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Khang ĐiềnKDH46CTCP Đầu tư Nam LongNLG47CTCP Thế Giới SốDGW48Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khíPET49CTCP Vàng bạc Đá quý Phú NhuậnPNJ50CTCP Đầu tư Thế giới Di ĐộngMWG

Một số ý tưởng về tên công ty hay, ý nghĩa cho bạn tham khảo

A đây rồi tên công ty là gì năm 2024
Một số ý tưởng về tên công ty hay, ý nghĩa cho bạn tham khảo

10 tên công ty hay mang ý nghĩa may mắn, đại cát, phát tài

Hưng Thịnh: Đại diện cho sự thịnh vượng và không ngừng phát triển.

Đại Phát: Tạo cảm giác về sự giàu có và thịnh vượng.

Vượng Phát: Kết hợp ý nghĩa của thịnh vượng và sự phát triển.

Cát Tường: Mang thông điệp về sự thịnh vượng và tài lộc dồi dào.

Phát Đạt: Biểu thị sự phát triển và thành công trong lĩnh vực kinh doanh.

Thịnh Vượng: Tên đơn giản nhưng rõ ràng truyền tải ý nghĩa về sự giàu có và thịnh vượng.

Hưng Lộc: Kết hợp ý nghĩa về sự phát triển và may mắn.

Đại Lộc Phát: Tượng trưng cho sự thịnh vượng và sự phát triển lớn mạnh.

Phú Quý: Mang ý nghĩa về sự giàu có và may mắn trong cuộc sống.

Tài Lộc: Tập trung vào ý nghĩa về sự phát tài và thịnh vượng.

Tên công ty theo phong thủy – Theo mệnh của chủ doanh nghiệp

Mệnh Kim: Chọn tên bắt đầu bằng chữ cái C, Q, R, S, X, Z.

Ví dụ: Cường Thịnh, Quốc Hưng…

Mệnh Mộc: Lựa chọn tên bắt đầu bằng chữ cái G hoặc K.

Mệnh Thủy: Tên nên bắt đầu bằng chữ cái Đ, B, F, M, H, P.

Ví dụ: Hưng Phát, Hưng Vượng, Đại Ngân…

Mệnh Hỏa: Tên thích hợp là bắt đầu bằng chữ cái D, J, L, N, T.

Ví dụ: Thắng Lợi, Thịnh Phát, Toàn Thắng…

Mệnh Thổ: Chọn tên bắt đầu bằng chữ cái A, W, Y, E, O, I, U.

Ví dụ: An Khang, An Cường, An Phát…

Danh sách về tên công ty tiếng anh hay

Strong Eagle: Sức mạnh và quyết đoán như con hổ điên cuồng.

Circuit Design: Công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế mạch điện tử.

Destiny Realty Solutions: Giải pháp bất động sản liên quan đến số mệnh.

Dream Home Improvements: Cải thiện và đưa ra giải pháp cho ngôi nhà mơ ước của khách hàng.

Happy Home Estate: Tạo ra ấn tượng về bất động sản là nơi thúc đẩy hạnh phúc và ấm cúng.

Electronics Source: Nguồn cung cấp đáng tin cậy trong lĩnh vực điện tử.

Exact Solutions: Giải pháp chính xác và hiệu quả.

Express Merchant: Buôn bán với tốc độ nhanh chóng.

Fireball: Đại diện cho sự năng động và đầy nhiệt huyết.

Future Bright: Ý nghĩa về một tương lai tươi sáng và phồn thịnh.

Future Plan: Thể hiện sự chuẩn bị và lập kế hoạch cho tương lai.

Fellowship Investments: Nơi đầu tư cho lợi ích chung và tương thân tương ái.

Good Times: Khoảnh khắc của thời gian tốt đẹp.

Gold Leaf Garden: Tượng trưng cho sự quý phái.

Golden Joy: Sự hòa quyện giữa niềm vui và giá trị vàng.

Galaxy Man: Biểu tượng của người đàn ông đến từ dải ngân hà.

Happy Bear Investment: Ý nghĩa về đầu tư vào hạnh phúc, như chú gấu hạnh phúc.

Helping Hand: Tên cho một dự án hoặc doanh nghiệp có sứ mệnh giúp đỡ và hỗ trợ.

House of Gas: Có thể là ngôi nhà chuyên về năng lượng gas.

Infinite Wealth: Thể hiện ý nghĩa về sự giàu có không giới hạn.

Infinite Wealth Planners: Là những chuyên gia lập kế hoạch giàu có vô hạn.

Life Map Planners: Là những người chuyên lập kế hoạch cho cuộc sống.

Liberty Wealth: Thể hiện sự giàu có kết hợp với tự do.

Rainbow Life: Cuộc sống màu cầu vồng, tươi sáng và đa dạng.

Realty Depot: Nơi tập trung về bất động sản.

Rich and Happy: Là một tập đoàn hoặc dự án mang đến sự giàu có và hạnh phúc.

System Star: Là hệ thống đỉnh cao, như một ngôi sao trong hệ thống.

Tên công ty độc đáo, hài hước

Công ty dịch vụ sửa nhà:

  • Fix Xanh
  • Sửa Nhà Kiểu 360

Công ty phần mềm:

  • Code Cười
  • Ctrl+Alt+Dễ Thương

Công ty du lịch:

  • Bay Là Phải Vui
  • Tour Vui Hơn Cả Tuổi Trẻ

Công ty nghệ thuật:

  • Bức Tranh Và Cảm Xúc
  • Art Có Phần Fart

Công ty thể thao:

  • Nghệ Thuật Chạy Trốn
  • Chạy Như Bay

Công ty sự kiện:

  • Sự Kiện Không Ngớt
  • Tiệc Tùng Tận Cùng

Câu hỏi thường gặp

Tên công ty được gắn ở đâu?

Tên doanh nghiệp cần được đặt tại các địa điểm quan trọng như trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, tên công ty phải xuất hiện trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu, và các ấn phẩm được doanh nghiệp phát hành dưới dạng in hoặc viết.

Lời kết

Nhìn chung, tên công ty, doanh nghiệp giống như tên của một đứa trẻ sơ sinh sắp ra đời nên mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Song nghệ thuật đặt tên công ty hay và ấn tượng quả thật rất khó. Mong rằng, qua bài viết mà Vietnix vừa chia sẻ đã giúp bạn biết cách đặt tên công ty hay, qua đó, xây dựng được thương hiệu cho chính doanh nghiệp.

A đây rồi của ai?

Adayroi mới 4 tuổi, ra đời từ tháng 8/2015, thuộc sở hữu của VinCommerce (Vingroup) và chuyển giao về Masan từ đầu tháng 12/2019.

Tại sao adayroi đóng cửa?

Lý do mà chủ sàn đưa ra là "mong muốn đánh giá và tái cấu trúc hoạt động của công ty nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và khách hàng trong giai đoạn phát triển mới" nên tạm ngừng toàn bộ hoạt động bán hàng trên web Adayroi kể từ 18h ngày 17-12, còn gọi là "ngày cut-off".