Bacitracin zn tại sao lại độc

Một số kết quả nghiên cứu sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli dung huyết alpha

Hình mô phỏng vi khuẩn E. coli.

I. Đặt vấn đề:

Trong chăn nuôi công nghiệp, người ta luôn luôn tìm mọi cách để tăng cường sự tiêu hoá hấp thu dưỡng chất của thức ăn. Điều nầy có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vì nó không những làm giảm chi phí thức ăn cho tăng trọng mà còn hạn chế ô nhiểm môi trường do chất dinh dưỡng không tiêu thải ra nhiều. Bên cạnh công tác chế biến, xử lý nhiệt, xử lý enzyme để tăng cường tiêu hoá ra, thì một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự tiêu hoá hấp thu. Đó là hệ vi sinh vật đường ruột rất mẫn cảm với điều kiện vệ sinh thức ăn và thời tiết khí hậu bên ngoài. E. coli được coi là vi khuẩn nguy hiểm nhất trong đường ruột, nó có thể nằm yên hoặc bộc phát gây tiêu chảy… và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus cơ hội khác phát triển gây bệnh cho vật nuôi, làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi. Đã từ lâu, người ta biết sử dụng kháng sinh liều thấp để bổ sung vào thức ăn để ngăn ngừa chúng, nhằm mục đích tăng khả năng đồng hóa, chuyển hóa thức ăn theo hướng có lợi cho cơ thể. Nhưng điều này không có lợi gì cả cho mục tiêu lâu dài của chúng ta, vì lẽ vi khuẩn gây bệnh rất mau quen thuốc, trong khi đó hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột gồm nhiều loài như lactobacillus, lactococcus, bifidobacterium… thì bị tổn thương nghiêm trọng, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hoá, gây tác hại cho vật nuôi.

II. Kháng sinh với hệ vi sinh vật đường ruột:

2.1. Hệ vi sinh vật đường ruột:

Trong đường ruột của động vật có một hệ vi sinh vật bao gồm nhiều loài. Hệ vi sinh vật này luôn luôn thay đổi dưới ảnh hưởng của giai đoạn tuổi, đặc tính của thức ăn và điều kiện ngoại cảnh. Khi cơ thể động vật khỏe mạnh, sức khỏe tốt thì những vi sinh vật có lợi trong đường ruột chiếm ưu thế. Ngược lại trong trạng thái bệnh tật, nhất là bệnh đường ruột thì những vi sinh vật có hại chiếm ưu thế. Ranh giới giữa hai trạng thái này thật khó xác định, nhưng nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì cơ thể động vật cũng như con người thường ở vị trí này. Người ta gọi ranh giới này là trạng thái thứ ba, hay trạng thái trung gian của sinh vật. Khi cảm nhận được bệnh tật thì hệ vi sinh vật đường ruột đã thay đổi quá xấu rồi. Sau đây là hệ vi sinh vật đường ruột:

Bảng 1. Hệ sinh vật trong đường ruột gia cầm

(Nguồn tài liệu: Intervet Co)

Các loài vi sinh vật trong diều

Các loài vi sinh vật trong ruột non

Các loài vi sinh vật trong manh tràng

Lactobacillus Lactobacillus Bacteroides
Staphylococcus Staphylococcus Bifidobacteria
Escherichia Coli Escherichia Coli Clostridium
Strepcoccus Strepcoccus Eubacteria


Trong các họ vi sinh vật này thì có nhiều loài có ích, nhưng cũng có nhiều loài rất có hại. Sự đấu tranh sinh tồn giữa các loài vi sinh vật luôn luôn xảy ra, khi mà các loài vi sinh vật có hại thắng thế thì cơ thể vật chủ sẽ lâm vào trạng thái bệnh tật. Khi mà các loài vi sinh vật có lợi chiếm ưu thế thì vật chủ sẽ trở về trạng thái bình thường, trạng thái thứ ba. Khó mà tiêu diệt hết các loài vi sinh vật có hại trong đường ruột, bởi vì giữa chúng ( có hại và có lợi ) tuy có đấu tranh sinh tồn, nhưng cũng có mặt tương hỗ nhau trong môi trường dinh dưỡng. Các giống vi sinh vật co lợi trong đường ruột thường sử dụng nguồn dinh dưỡng là carbonhydrat lên men sinh ra acid lactic là chủ yếu, ngoài ra còn sinh ra một số acid hữu cơ khác nhưng không đáng kể. Nhờ thế mà nó hạ pH đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại lên men thối phân hủy protein. Sau đây là một số loài vi khuẩn trong đường ruột có khả năng lên men sinh acid lactic.

Bảng 2. Một số loài vi khuẩn có lợi lên men sinh acid lactic trong đường ruột.

Giống Hình dạng và cách xắp xếp Kiểu lên men
Streptococcus Hình cầu, xếp thành chuỗi Đồng hình
Leuconostoc Hình cầu, xếp thành chuỗi Dị hình
Pediococcus Hình cầu, xếp cặp bốn Đồng hình
Lactobacillus Hình que, xếp thành chuỗi Đồng hình, dị hình
Enterococcus Hình cầu, xếp thành chuỗi Đồng hình
Lactococcus Hình cầu, xếp thành chuỗi Đồng hình
Bifidobacterium Hình que, đứng riêng lẽ, xếp đôi hoặc hình chữ V Đồng hình

2.2. Ảnh hưởng của kháng sinh lên khả năng lên men sinh acid trong đường tiêu hoá:

Khi sử dụng kháng sinh để ức chế vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hoá, có thể làm tổn hại đến một số loài vi sinh vật có lợi, từ đó làm ảnh hưởng tới sự lên men sinh acid hữu cơ.

Bảng 3. Ảnh hưởng của một số loại kháng sinh lên sự sản sinh acid lactic trong đường ruột (mmol/lit)

Diễn giải Diều Ruột non Tổng cộng %
Lô đối chứng 5,45 40,11 45,56 100
Flavomycin (2 ppm) 4,32 36,16 40,48 88,80
Lincomycin (4 ppm) 5,45 22,16 27,61 60,60
Bacitracin (50 ppm) 3,33 8,16 11,49 25,20
Virginiamycin (15 ppm) 1,36 6,36 7,72 16,90

2.3. Kháng sinh không phân biệt được vi khuẩn có hại lẫn có ích:

Kháng sinh có phổ kháng khuẩn khác nhau có thể tiêu diệt một số vi khuẩn có hại lẫn vi khuẩn có lợi. Sau đây là những ví dụ đối với một số kháng sinh thường dùng trong thức ăn hỗn hợp công nghiệp.

Bảng 4. Kẻ sát thủ hay bạn đồng hành của một số loại kháng sinh đối với các loại vi khuẩn đường ruột.

Flavomycin Virginiamycin Zn-Bacitracin Lincomycin

Vi khuẩn có lợi

Lactobacillus Đồng hành Giết chết Giết chết Giết chết
Strepto.faecium Đồng hành Giết chết Đồng hành Đồng hành
Bifidobacterium Đồng hành Giết chết Giết chết Giết chết

Vi khuẩn gây bệnh

Salmonella ssp. Đồng hành Đồng hành Đồng hành Đồng hành
C. perfrigenes Đồng hành Giết chết Giết chết Giết chết
E. Coli Đồng hành Đồng hành Đồng hành Đồng hành
Staphy. aureus Giết chết Giết chết Giết chết Giết chết

(Nguồn tài liệu: Hoechst Roussel Vet. 2000)

2.4. Hậu quả của việc sử dụng kháng sinh thường trong thức ăn đề phòng tiêu chảy:

  • Phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột.
  • Làm giảm hiệu quả điều trị của kháng sinh.
  • Vi khuẩn kháng thuốc sẽ phát triển mạnh gây khó khăn cho công tác điều trị.
  • Làm tăng mức độ thải salmonella, Costridium trong phân, tăng nguy cơ dịch bệnh.
  • Tăng chi phí trong chăn nuôi, tăng chỉ số tiêu tốn thức ăn

III. Một số kết quả nghiên cứu về sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh, E. Coli dung huyết alpha ở trong nước:

3.1. Vi khuẩn kháng kháng sinh trong chăn nuôi:

Theo kết quả nghiên cứu của GSTS Dương Thanh Liêm và cộng sự (2001) và (2003) cho thấy : Trên kháng sinh đồ của E. Coli dung huyết alpha lấy từ các mẫu phân heo con ở TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Bà Rịa-Vũng Tàu như sau:

Bảng 5. Kết quả thử kháng sinh đối với E. Coli ( -haemolisis) Tạp chí chăn nuôi, Số 7 (41)- 2001

Nơi kiểm tra

Tên kháng sinh

Khu vực I

Số mẫu

n = 94

(1)

Khu vực II

Số mẫu

n = 6

(2)

Khu vực III

Số mẫu

n = 55

( 3)

Cộng chung

Số mẫu

n = 155

R* % R* % R* % R* %
Penicilline 94 100.00 6 100.00 55 100.00 155 100.00
Erythromycin 94 100.00 6 100.00 55 100.00 155 100.00
Tetracycline 93 98.94 6 100.00 55 100.00 154 99.35
Streptomycin 82 87.23 5 83.33 55 100.00 142 91.61
Lincomycin 77 81.91 3 50.00 40 72.73 120 77.42
Ampicillin 63 67.02 5 83.33 44 80.00 112 72.26
Bactrim 59 62.77 5 83.33 46 83.64 110 70.97
Amoxicillin 55 58.51 4 66.67 42 76.36 101 65.16
Chloramphenicol 50 53.19 3 50.00 46 83.64 99 63.87
Cephalexine 29 30.85 2 33.33 55 100.00 86 55.48
Flumequine 47 50.00 4 66.67 17 30.91 68 43.87
Neomycin 34 36.17 2 33.33 22 40.00 58 37.42
Kanamycin 30 31.91 2 33.33 23 41.82 55 35.48
Colistin 29 30.85 2 33.33 15 27.27 46 29.68
Gentamycin 23 24.47 1 16.67 10 18.18 34 21.94
Norfloxacine 19 20.21 2 33.33 6 10.91 27 17.42

Khu vực I:TP. HCM, Khu vực II: Tiền Giang, Khu vực III: Bà Rịa Vũng Tàu.

R* = Resistence (Kháng thuốc)

Qua bảng trên cho thấy các loại kháng sinh truyền thống được sử dụng lâu nay để điều trị bệnh gia súc gia cầm như : Penicillin, Erythromycin, Tetracycline, Streptomycin … hầu như E. Coli đề kháng gần 100%, những kháng sinh mới sử dụng tuy còn hiệu lực, nhưng rồi không sớm thì muộn cũng sẽ mất hiệu lực. Từ sự kháng thuốc nhanh chóng của E. Coli làm cho bệnh tiêu chảy ở heo con, hội chứng MMA của heo nái, viêm rốn trên gia cầm con … trở nên trầm trọng hơn, khó trị hơn, gây thiệt hại nhiều hơn trong chăn nuôi.

Bảng 6. Kết quả thử kháng sinh đồ của E.coli dung huyết trên đàn gà mái đẻ ở trại trại gà Thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (GSTS Dương Thanh Liêm và cộng sự,2003)

Tên kháng sinh

Số mẫu kháng thuốc / 45 mẫu thử kháng sinh

sinh đồ

Tỷ lệ

Kháng thuốc

(%)

Penicillin 45 100.00
Erythromycin 44 97.78
Chloramphenicol 43 95.56
Streptomycin 41 91.11
Ampicillin 40 88.89
Amoxicillin 37 82.22
Bactrim 24 53.33
Cephalexin 22 48.89
Gentamycin 17 37.78
Kanamycin 14 31.11
Neomycin 12 26.67
Tobramycin 12 26.67
Norfloxacine 11 24.44
Colistin 10 22.22

Mặc dù trên đàn gà mái đẻ rất ít sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn thường xuyên như trên heo con, chỉ cho uống kháng sinh định kỳ 3 ngày mỗi tháng, mà đã làm cho E. Coli dung hyết alpha đề kháng khá nhiều các loại kháng sinh sử dụng trong công tác điều trị bệnh.

3.2. Vi khuẩn kháng lại kháng sinh trên người:

Kháng sinh sẽ tồn dư trong sản phẩm gây hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng có thể xảy ra như sau:

  • Một số người mẫn cảm, có thể dị ứng với kháng sinh khi tiêu thụ thịt có tồn dư kháng sinh.
  • Một số loại kháng sinh tổng hợp có nguồn gốc từ Quinolon như: Olaquindox, Carbadox,…tồn dư trong thực phẩm có thể gây ung thư trên người.
  • Ăn sản phẩm tồn dư kháng sinh thường xuyên sẽ gây ra rối loạn khu hệ vi sinh vật đường ruột trên người, sẽ tạo ra những loài vi khuẩn gây bệnh trên người kháng lại với kháng sinh, gây khó khăn cho các bác sĩ trong điều trị bệnh.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Chính (Bệnh viện TWQĐ 108 (1999-2000) thì trên người

E. Coli dung huyết cũng kháng lại rất nhiều kháng sinh thông thường. Điều này càng làm cho công tác điều trị bệnh truyền nhiễm hoặc ngộ độc thức ăn do vi trùng trở nên rất khó khăn. Nhưng gần đây người ta nhận thấy có một số loại kháng sinh thuộc nhóm Quinoxalines có khả năng gây ung thư cho người, vì vậy mà người ta tiếp tục cấm tiếp.

Hiện nay chỉ còn hai loại: Flavomycin, Salinomycin và Monensin còn cho phép sử dụng đến 2006, sau đó sẽ tính tiếp, cho phép tiếp tục hay không.


Chủ đề