Bài tập cho người viễn thị ở trẻ em

Viễn thị bẩm sinh là tật viễn thị thường xảy ra ở một số trẻ, nguyên nhân chủ yếu do di truyền gây ra. Viễn thị bẩm sinh có thể tự cải thiện trong quá trình lớn lên. Tuy nhiên nếu không thể tự cải thiện được thì cũng cần phải có biện pháp trong việc điều trị, can thiệp kịp thời và đúng thời điểm. Vậy cách chữa viễn thị bẩm sinh như thế nào để mang lại hiệu quả? Mời các bạn theo dõi bài viết ngay sau đây của Paris Miki nhé!

1. Viễn thị bẩm sinh là gì?

Viễn thị bẩm sinh là một tình trạng mà ở đó trẻ mắc tật khúc xạ viễn thị ngay từ khi mới sinh ra do nguyên nhân về di truyền. Nó gây ra hiện tượng trục nhãn cầu quá ngắn so với những đứa trẻ bình thường.

Do trục nhãn cầu quá ngắn nên trong trường hợp ánh sáng đi vào mắt, qua các môi trường quang học của mắt sẽ không hội tụ trên võng mạc mà hội tụ tại một điểm ở ngay phía sau của võng mạc. Do đó ảnh của vật sẽ không được hiện lên một cách rõ nét trên võng mạc khiến mắt chỉ nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa, còn đối với các vật ở gần thì bị mờ, nhòe và trẻ nhìn không được rõ ràng.

Thông thường từ khi trẻ mới sinh ra, mắt trẻ sơ sinh nếu không may có trục nhãn cầu ngắn hơn so với bình thường nên trẻ sẽ gặp phải tình trạng viễn thị. Tuy nhiên trong quá trình lớn lên, nhãn cầu của trẻ sẽ dài ra và tình trạng viễn thị ngày càng được cải thiện rõ rệt hơn.

Lứa tuổi mà mắt trẻ phát triển tốt nhất là khi trẻ ở tầm từ 2 đến 3 tuổi. Do đó nếu trong khoảng thời gian này, mắt trẻ phát triển chậm, trục nhãn cầu không dài ra hoặc dài ra ở mức quá ít sẽ gây nên tình trạng viễn thị. Viễn thị phổ biến nhất ở lứa tuổi từ 5 cho đến khoảng 10 tuổi, đây cũng là độ tuổi mà các phụ huynh dễ nhận thấy được các triệu chứng của con nhất.

(1).jpg)

Viễn thị bẩm sinh là một tình trạng mà ở đó trẻ mắc tật khúc xạ viễn thị ngay từ khi mới sinh ra

2. Nhận biết khi trẻ bị viễn thị bẩm sinh bằng cách nào?

Tật viễn thị bẩm sinh khiến cho trẻ nhìn mọi vật ở gần thường bị mờ còn tầm nhìn xa không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường chưa tự nhận thức được những vấn đề nghiêm trọng mà thị lực của mình gặp phải nên ít than phiền và nói cho người lớn biết. Vì vậy, cha mẹ cần phải luôn quan tâm, chú ý con trong các hoạt động cũng như sinh hoạt hàng ngày, từ đó giúp phát hiện sớm viễn thị ở mắt như:

Trẻ thường hay nheo mắt, đỏ mắt, dụi mắt liên tục mỗi khi nhìn lâu, quan sát đồ chơi, đọc sách, học bài hay khi ngồi xem TV...do khả năng nhìn gần bị suy giảm. Trẻ hay than bị mỏi mắt, khô mắt do phải điều tiết nhiều khi quan sát các vật mỗi khi ở gần. Tình trạng nhìn mờ kéo dài sẽ khiến cho trẻ bị mất tập trung khi học bài, không chịu ngồi học lâu hay không muốn học bài khiến kết quả học tập của trẻ sẽ bị giảm sút. Quan sát mắt trẻ thấy có khuynh hướng là quay vào trong giống như lé trong.

Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường trên ở trẻ, cha mẹ nên đưa bé đi khám mắt tại các cơ sở y tế chuyên về nhãn khoa để được chẩn đoán chính xác cũng như có các can thiệp kịp thời. Thông qua soi bóng đồng tử, bác sĩ có thể biết được mức độ viễn thị của trẻ.

(1).jpg)

Tật viễn thị bẩm sinh khiến cho trẻ mất tập trung khi học bài

3. Viễn thị bẩm sinh ở trẻ em do đâu?

Phần lớn nguyên nhân chủ yếu gây ra viễn thị bẩm sinh ở trẻ được lý giải do di truyền khiến trục mắt quá ngắn, giác mạc bị dẹt xuống làm cho hình ảnh không thể quy tụ trên võng mạc mà chỉ hiện ra ở sau võng mạc. Khi trẻ lớn dần nếu chiều dài của nhãn cầu không tăng, lực khúc xạ bị yếu thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc viễn thị bẩm sinh. Một số yếu tố sau đây có thể gia tăng nguy cơ viễn thị bẩm sinh ở trẻ:

Di truyền từ những người thân trong gia đình, nếu bố hoặc mẹ bị viễn thị thì trẻ có nguy cơ cao sẽ bị viễn thị bẩm sinh. Chế độ ăn uống luôn thiếu chất dinh dưỡng khiến mắt không được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển, trục nhãn cầu và độ khúc xạ của mắt không tăng lên khiến trẻ bị viễn thị bẩm sinh.

.jpg)

Nguyên nhân chủ yếu gây ra viễn thị bẩm sinh là do di truyền gây nên

4. Viễn thị bẩm sinh có khỏi được không?

Việc bị viễn thị bẩm sinh có khỏi được không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như là thời điểm chẩn đoán, mức độ viễn thị, điều trị có đúng phác đồ hay không, trẻ có tuân thủ nghiêm việc điều trị hay không và viễn thị đã gây ra các biến chứng nguy hiểm như lác và nhược thị chưa.

Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời đúng đắn có một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị viễn thị ở trẻ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 cho đến 5 tuổi khi trục nhãn cầu của mắt còn phát triển khá nhanh và cũng vừa mới hình thành viễn thị. Nếu điều trị muộn thời gian sau 7 tuổi hiệu quả điều trị sẽ không cao có thể gây nên các biến chứng và nguy hiểm hơn là gây mất thị lực vĩnh viễn.

Các phương pháp điều trị giai đoạn khi chưa có biến chứng và khi đã có biến chứng rất khác nhau. Đối với lác thì phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để duy nhất. Còn đối với nhược thị việc điều trị vô cùng phức tạp, khó khăn yêu cầu quá trình hợp tác phối hợp hiệu quả của bác sĩ, trẻ và người chăm sóc trẻ. Việc tuân thủ việc điều trị là quan trọng nhất và giữ vai trò quyết định trong việc chữa khỏi được hay không. Do đó cần phải chẩn đoán sớm cho trẻ để tránh tiến triển thành các biến chứng.

(1).jpg)

Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng với viễn thị bẩm sinh ở trẻ

5. Cách chữa viễn thị bẩm sinh

Cũng tương tự như viễn thị chung, có 2 phương pháp cơ bản điều trị viễn thị từ khi bẩm sinh là đeo kính và phẫu thuật.

Phẫu thuật để điều trị viễn thị bẩm sinh

Hiện nay phẫu thuật được các bậc phụ huynh lựa chọn rất nhiều khi điều trị viễn thị cho trẻ. Phẫu thuật có thể điều trị viễn thị và điều trị cả các biến chứng của viễn thị.

Phẫu thuật mắt viễn thị: Hiện nay đều dùng laser để điều trị. Cơ chế của các phương pháp phẫu thuật là dùng laser tác động lên giác mạc hoặc nhu mô quanh giác mạc để giúp thay đổi độ cong của giác mạc giúp ảnh của vật sẽ hội tụ đúng trên võng mạc. Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến hiện nay: LASIK, PRK, CK...

Tuy nhiên trẻ cần có đủ các điều kiện mới có thể phẫu thuật được, đó là mắt không mắc các bệnh như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, giác mặc mắt không quá mỏng (<400 micromet), không có hình dạng bất thường, không có sẹo giác mạc. Và phương pháp này giá thành rất cao, gây tốn kém cho gia đình trẻ.

Phẫu thuật chỉnh lác mắt:

Các bác sĩ sẽ kiểm tra các cơ của nhãn cầu xem cơ nào cần nới lỏng, cơ nào cần siết chặt để chỉnh lại trục nhãn cầu. Việc phẫu thuật điều trị lác mắt ở trẻ cần thực hiện càng sớm càng tốt. Tối ưu nhất là khi trẻ nhỏ hơn 4 tuổi.

Đeo kính viễn thị

Gồm kính gọng viễn thị hoặc kính áp tròng viễn thị. Nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để được đo độ viễn một cách chính xác và chọn kính phù hợp. Việc mua kính gọng hay kính áp tròng đều bắt buộc cần đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Kính gọng viễn thị

Là một thấu kính hội tụ giúp các ánh sáng song song khi đi qua trục quang học của mắt sẽ hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Đây là phương pháp điều trị lâu dài, an toàn và tiết kiệm cho trẻ bị viễn thị bẩm sinh. Trẻ phải đeo kính liên tục chỉ trừ lúc ngủ và lúc tắm.

Để tránh gây khó chịu cho trẻ nên chọn kính có loại gọng gọn, nhẹ và mắt kính có độ chiết suất cao (độ chiết suất càng cao thì kính càng mỏng), có thể chống ánh sáng xanh, chống chói.

Kính áp tròng viễn thị

Có 2 loại kính áp tròng là kính áp tròng mềm và kính áp tròng cứng. Cơ chế đều là kính áp tròng được gắn áp sát vào giác mạc mắt giúp thay đổi độ cong của giác mạc. Tuy nhiên kính áp tròng mềm được gắn lúc trẻ thức, còn kính áp tròng cứng được gắn lúc trẻ đi ngủ và giác mạc sẽ trở về hình dạng bình thường khi trẻ thức dậy tháo kính ra.

Cần nhớ rõ hạn sử dụng kính áp tròng, bởi nếu sử dụng quá thời hạn sử dụng kính, kính không được cấp ẩm khiến mắt trẻ khó chịu, khô và mỏi mắt. Tuy nhiên nhược điểm của đeo kính áp tròng là do trẻ còn quá bé nên việc tự sử dụng kính rất khó khăn, tất cả đều do bố mẹ trẻ gắn cho trẻ. Trẻ cũng dễ dụi mắt khiến rơi kính, cộm mắt, thậm chí có thể gây nhiễm trùng.

.jpg)

Đeo kính là phương pháp điều trị lâu dài, an toàn và tiết kiệm cho trẻ bị viễn thị

6. Lưu ý chăm sóc mắt cho trẻ bị viễn thị bẩm sinh

Khi chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viễn thị bẩm sinh, cha mẹ cần nắm được một số lưu ý sau đây:

  • Đeo kính cho trẻ đúng với độ viễn ở mắt. Vì vậy mà việc khám mắt cho bé ở đâu rất quan trọng, cha mẹ nên cân nhắc, lựa chọn đơn vị chuyên nhãn khoa uy tín giúp trẻ được thăm khám cẩn thận, cho kết quả chính xác, cắt kính cho trẻ đúng với độ viễn.
  • Cần sử dụng kính thường xuyên, chỉ nên tháo kính lúc đi tắm và lúc đi ngủ.
  • Trường hợp viễn thị bị biến chứng sang nhược thị cần phải cho trẻ tập nhược thị giúp hồi phục thị lực.
  • Nếu trẻ đã đeo kính hỗ trợ viễn thị nhưng vẫn bị lác thì cần tiến hành phẫu thuật để chỉnh lác, nên mổ sớm sẽ giúp bảo vệ tốt thị lực cho bé.
  • Thiết lập thói quen khám mắt định kỳ cho trẻ khoảng 6 tháng/lần giúp nắm được tình trạng sức khỏe của mắt, theo dõi diễn tiến của viễn thị để có hướng khắc phục phù hợp với từng tình trạng cụ thể.

.jpg)

Thiết lập thói quen khám mắt định kỳ cho trẻ

Bài viết trên của Paris Miki đã trình bày những kiến thức cơ bản về viễn thị bẩm sinh và cách điều trị mang lại hiệu quả, cùng với những lưu ý hữu ích trong việc điều trị. Để phát hiện sớm loại tật khúc xạ này, bố mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu bất thường mà chúng tôi vừa chia sẻ, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Việc đeo kính đúng độ kết hợp với luyện tập mắt sẽ làm giảm độ viễn thị ở trẻ nhỏ. Đồng thời, bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ vì độ viễn có thể thay đổi.