Bài tập tình huống luật hành chính có đáp an

ĐỀ BÀIBài 9:Ngày 10/8/2012, trong khi thi hành nhiệm vụ, chiến sĩ cảnh sát giao thông đãphát hiện Nguyễn Văn H, 17 tuổi điều khiển xe Dream vô ý đi vào đường cấm.Hỏi:1. Hãy xác định trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hành chính, nêucăn cứ pháp lí?2. Trong trường hợp hành vi của H cấu thành vi phạm hành chính. Hãy phântích các dấu hiệu trong cấu thành vi phạm hành chính của H và nêu các căn cứ pháplí để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với H?3. Chiến sĩ cảnh sát đã phát hiện vi phạm hành chính của H phải thực hiệnnhững công việc gì để xử lí hành vi vi phạm đó, nêu căn cứ pháp lí?4. Xác định người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chínhđối với H, nêu căn cứ pháp lí?5. Trong trường hợp vi phạm của H, không có tình tiết tăng nặng và tình tiếtgiảm nhẹ trách nhiệm hành chính, thì người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chínhđối với H như thế nào, phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính nào đối vớiH, nêu căn cứ pháp lí?1BÀI LÀM1. Hãy xác định trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hành chính, nêu căncứ pháp lí?Trước hết, trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lí bất lợi mà Nhà nướcbuộc các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải gánh chịu.Là một loại trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm hành chính được đặt ra đối vớinhững cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi docá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước màkhông phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hànhchính. Việc xử phạt hành chính là việc truy cứu trách nhiệm hành chính đối với chủthể vi phạm hành chính. Tuy nhiên có những trường hợp nhất định chủ thể vi phạmhành chính không bị xử phạt vi phạm hành chính, tức là vấn đề trách nhiệm hànhchính không đặt ra đối với họ.Theo tinh thần của Điều 3 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính sửa đổi bổ sungnăm 2008 (sau đây gọi tắt là: Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính – PLXLVPHC),2thì một trong những nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đó là: “Không xử phạtvi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chínhđáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thầnhoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vicủa mình”. Theo đó, những hành vi vi phạm hành chính trong các trường hợp trên sẽkhông bị xử phạt vi phạm hành chính.Xét trong tình huống của đề bài, H đã có hai hành vi vi phạm hành chính:Một là, hành vi điều khiển xe Dream khi H mới chỉ 17 tuổi – hành vi vi phạmquy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới (điểm a khoản 2 Điều 24 Nghịđịnh số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ): H chưa đủ độ tuổi luật định mà điều khiểnxe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm 3 trở lên vì xe Dream là xe mô tô có dung tíchxi lanh 97 cm3 (có một số dòng xe Dream khác thường trên 100 cm3).Hai là, hành vi điều khiển xe Dream đi vào đường cấm – hành vi vi phạm quytắc giao thông đường bộ của người điều khiển xe mô tô (điểm đ khoản 3 Điều 9Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ).Để H không phải chịu trách nhiệm hành chính về hai hành vi vi phạm hànhchính của mình thì ta cần xét xem trường hợp của H có thuộc một trong các trườnghợp: tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hànhchính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhậnthức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Cụ thể như sau:Thứ nhất, xét nếu trường hợp của H là trường hợp thuộc tình thế cấp thiết.Khoản 1 Điều 4 Nghị định 128/2008/NĐ-CP quy định: “Tình thế cấp thiết làtình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhànước, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngườikhác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cầnngăn ngừa”.Ví dụ như H là một học sinh lớp 12 đang trên đường đi học về gặp một phụnữ mang thai bị ngã xe tình trạng rất nghiệm trọng tên A. Lúc đó đường lại vắngkhông có ai khác trợ giúp nên H đã dùng xe máy của chị A đưa chị đến bệnh viện.Do vội đưa chị A đến bệnh viện nên H đã không nhìn thấy biển báo đường cấm nên3đã vô ý đi vào đường đó và bị cảnh sát giao thông bắt. Trong trường hợp này, H sẽkhông bị truy cứu trách nhiệm hành chính.Thứ hai, xét nếu trường hợp của H là trường hợp thuộc phòng vệ chính đáng.Khoản 2 Điều 4 Nghị định 128/2008/NĐ-CP quy định: “Phòng vệ chính đánglà hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, bảovệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại mộtcách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”.Trong tình huống của đề bài, rõ ràng có H hai hành vi vi phạm hành chính làđiều khiển xe Dream khi mới 17 tuổi và vô ý đi vào đường cấm thì trong mọi tìnhhuống đều không thể hiện tính chất “chống trả” như điều luật này quy định, vì khôngthể có hành vi phòng vệ chính đáng nào bằng cách điều khiển xe mô tô. Vì vậy,không xem xét đến việc hành vi của H thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng.Thứ ba, xét nếu trường hợp của H là trường hợp thuộc sự kiện bất ngờ.Khoản 3 Điều 4 Nghị định 128/2008/NĐ-CP quy định: “Người thực hiệnhành vi do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặckhông buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó”.H thực hiện hai hành vi vi phạm hành chính như trên, thứ nhất, là điều khiểnxe Dream, không thể có một sự kiện bất ngờ nào buộc H phải điều khiển xe Dreamvì H hoàn toàn chủ động được việc điều khiển xe của mình và biết được hành vi nàylà trái pháp luật. Nếu xét hành vi vi phạm thứ hai, là vô ý đi vào đường cấm thì sẽ cótrường hợp thuộc sự kiện bất ngờ, ví dụ như H muốn tránh một chiếc xe ô tô mất láilao sang làn đường mình đang đi, khiến H phải bẻ lái tránh va chạm. Kết quả là Hlao vào đoạn đường cấm và đi được một đoạn định quay đầu xe thì bị cảnh sát giôngthông phát hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp này H chỉ được miễn trách nhiệm hànhchính với hành vi vô ý đi vào đường cấm, còn với hành vi điều khiển xe Dream khimới 17 tuổi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hành chính. Vì vậy, không xem xét đếnviệc hành vi của H thuộc trường hợp sự kiện bất ngờ.Thứ tư, xét nếu trường hợp của H là trường hợp thuộc vi phạm hành chínhtrong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thứchoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.4Với các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất hoàn toàn khả năng nhậnthức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì đương nhiên H không thể điều khiển đượcxe Dream và càng không thể vô ý đi đường cấm, bởi vì điều khiển xe mô tô (Dream)rất phức tạp mà người mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiểnhành vi không thể thực hiện được.Còn nếu H mắc bệnh tâm thần mà mức độ ảnh hưởng của bệnh đến khả năngnhận thức và khả năng điều khiển hành vi là có giới hạn, thì tất nhiên khi H điềukhiển xe Dream lúc đó H phải hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là hànhvi trái pháp luật (tức là nếu H có thể điều khiển được xe Dream thì có nghĩa lúc đó Hkhông bị ảnh hưởng bởi bệnh tâm thần đến khả năng nhận thức và khả năng điềukhiển hành vi của mình). Dẫn đến việc H phải chịu trách nhiệm hành chính là đươngnhiên. Vì vậy, không xem xét đến việc hành vi của H thuộc trường hợp vi phạmhành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mấtkhả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành viTóm lại, trong tình huống của đề bài thì chỉ có duy nhất một trường hợp thuộctình thế cấp thiết là H mới không phải chịu trách nhiệm hành chính.2. Trong trường hợp hành vi của H cấu thành vi phạm hành chính. Hãy phântích các dấu hiệu trong cấu thành vi phạm hành chính của H và nêu các căn cứpháp lí để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với H?Trong tình huống của đề bài, như đã phân tích ở câu 1, H có hai hành vi viphạm hành chính:Thứ nhất, hành vi điều khiển xe Dream khi H mới chỉ 17 tuổi – hành vi viphạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.- Về mặt khách quan: Với phương tiện là chiếc xe Dream có dung tích xi lanhlà 97 cm3 (có một số dòng xe Dream khác thường trên 100 cm 3), H đã có hành viđiều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm 3 trở lên tham gia giao thông khichưa đủ độ tuổi quy định nên H đã vi phạm điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định số34/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực giao thông đường bộ: “ Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một5trong các hành vi sau đây: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe môtô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên;…”.- Về mặt chủ quan: rõ ràng H thực hiện hành vi với lỗi cố ý, vì H hoàn toàn cóđầy đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi, biết rõ mình chưa đủ độtuổi luật định để điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh trên 50cm 3, nhận thứcđược hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện.- Chủ thể vi phạm ở đây là H (cá nhân), với độ tuổi 17 và có năng lực tráchnhiệm hành chính thì đương nhiên H sẽ phải chịu mọi xử phạt hành chính với mọi viphạm hành chính mà mình gây ra theo khoản 1 Điều 6 PLXLVPHC.- Khách thể: hành vi vi phạm của H đã xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản líhành chính nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ.Thứ hai, hành vi điều khiển xe Dream đi vào đường cấm – hành vi vi phạmquy tắc giao thông đường bộ của người điều khiển xe mô tô.- Về mặt khách quan: trong tình huống của đề bài thì H đã có hành vi điềukhiển xe mô tô đi vào đường cấm, cấu thành vi phạm hành chính được quy định tạiđiểm đ khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010NĐ-CP: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến200.000 đồng đối với người điều khiển xe một trong các hành vi sau đây:…b) Đivào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều của đường một chiều; trừ các xe ưutiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;…”. Phương tiện vi phạm ở đâylà chiếc xe Dream.- Về mặt chủ quan: hành vi của H trong trường hợp này là hành vi có lỗi vô ý,H đã vô ý đi vào đường cấm khi điều khiển xe mô tô, có thể H đã vô tình hoặc thiếuthận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.- Chủ thể: giống như phân tích ở hành vi thứ nhất thì chủ thể vẫn là H.- Khách thể: hành vi vi phạm của H đã xâm phạm đến trật tự quản lí hànhchính nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cụ thể là hành vi đó đã xâmphạm trực tiếp đến quy tắc về an toàn giao thông đường bộ.Những căn cứ pháp lí để truy cứu trách nhiệm hành chính với hai hànhvi vi phạm hành chính của H như sau:6Một là, Luật giao thông đường bộ năm 2008: Điều 58 quy định về điều kiệncủa người lái xe tham gia giao thông, Điều 60 quy định về tuổi, sức khỏe của ngườilái xe.Hai là, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Cụ thể hơn là điểm đ khoản 3Điều 9 quy định về xử phạt hành vi của người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắcgiao thông đường bộ, điểm a khoản 2 Điều 24 quy định về xử phạt các hành vi viphạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.Ba là, PLXLVPHC: khoản 1 Điều 6 quy định về các đối tượng bị xử phạt viphạm hành chính, Điều 7 quy định về xử lí người chưa thành niên vi phạm hànhchính.3. Chiến sĩ cảnh sát đã phát hiện vi phạm hành chính của H phải thực hiệnnhững công việc gì để xử lí hành vi vi phạm đó, nêu căn cứ pháp lí?Theo quy định tại Điều 53 PLXLVPHC và cụ thể tại Điều 20 Nghị định128/2008/NĐ-CP về đình chỉ vi phạm hành chính. Theo đó: “Khi phát hiện vi phạmhành chính, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải ra quyết định đỉnh chỉngay hành vi vi phạm. Quyết định đình chỉ có thể là quyết định bằng văn bản hoặcquyết định thể hiện bằng lời nói, còi, tín hiệu hoặc các hình thức khác tùy từngtrường hợp vi phạm cụ thể”. Như vậy, chiến sĩ cảnh sát phải yêu cầu H dừng xengay sau khi phát hiện thấy H điều khiển xe đi vào đường cấm. Sau đó tiến hành xửphạt vi phạm hành chính đối với H.Như đã phân tích ở trên, việc H (17 tuổi) điều khiển xe máy Dream vô ý đivào đường cấm đã cấu thành hai vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thôngđường bộ.Thứ nhất, H (17 tuổi) điều khiển xe Dream, loại xe có dung tích trên 50 cm 3,hành vi này của H đã vi phạm vào điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định 34/2010/NĐCP: “Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dungtích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;...”. Theo đó, mức tiền phạt tối đa cho hành vi vi phạmnày của H là 80.000 đồng (do trong điều luật đã quy định rõ độ tuổi người vi phạm).7Thứ hai, H đã có hành vi điều khiển xe Dream đi vào đường cấm đã vi phạmđiểm đ khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: ...; đ) Đi vào đườngcấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiênđang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;...”. Mức tiền phạt tối đa đối vớingười (đã thành niên) vi phạm điểm này là 200.000 đồng. Tuy nhiên, H là ngườichưa thành niên, cụ thể là H 17 tuổi thì mức phạt tiền đối với H có chút khác biệt.Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 PLXLVPHC: “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chínhquy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này. Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạtkhông được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợphọ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay”. Như vậy,mức tiền phạt tối đa đối với hành vi vi phạm thứ hai này của H là 100.000 đồng.Tổng hợp cả hai mức tiền phạt đối với hai hành vi vi phạm của H tối đa là 180.000đồng.Căn cứ theo Điều 54 PLXLVPHC và được cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 21Nghị định 128/2008/NĐ-CP: “Xử phạt theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 54của Pháp lệnh là trường hợp xử phạt, theo đó người có thẩm quyền xử phạt khônglập biên bản về vi phạm hành chính mà ra quyết định xử phạt tại chỗ, trừ trườnghợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuậtnghiệp vụ. Những trường hợp được tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản baogồm: ...; b) Nhiều hành vi vi phạm hành chính do một người thực hiện mà hình thứcxử phạt đối với mỗi hành vi này đều là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồngđến 200.000 đồng”.Thêm nữa, theo khoản 1 Điều 31 PLXLVPHC cũng như quy định tại khoản 1Điều 49 Nghị định 34/2010/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân:“Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b)Phạt tiền đến 200.000 đồng”.Như vậy, đối với cả hai hành vi vi phạm của H đều có mức tiền phạt tối đadưới 200.000 đồng cụ thể là 80.000 đồng đối với hành vi thứ nhất và 100.000 đồngđối với hành vi thứ hai, tổng hợp cả hai thì mức tiền phạt tối đa cũng chỉ đến8180.000 đồng cho nên chiến sĩ cảnh sát có quyền ra quyết định xử phạt ngay tại chỗvới cả hai hành vi vi phạm trên. H có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho chiến sĩ cảnh sát,nếu không mang tiền thì cha mẹ hoặc người giám hộ nộp thay, chiến sĩ cảnh sát phảigiao biên lai thu tiền phạt cho H.4. Xác định người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đốivới H, nêu căn cứ pháp lí?Theo tinh thần của Điều 42 PLXLVPHC và Điều 15 Nghị định 128/2008/NĐCP về nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, theo đó nhữngngười có thẩm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với H được cụ thểtrong Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, như sau:Thứ nhất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Trưởng Công an các cấp(trừ Trưởng Công an cấp xã). Căn cứ khoản 1 Điều 47 Nghị định này về phân địnhthẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; khoản 1, khoản2, khoản 3 Điều 48 Nghị định này về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhândân các cấp; khoản 4, khoản 6 Điều 49 về thẩm quyền xử phạt của Công an nhândân thì họ hoàn toàn có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đốivới H, nếu hai hành vi vi phạm của H trong phạm vi quản lí của địa phương họ.Thứ hai, lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, Công an nhân dân cóthẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với H. Trong đó bao gồm:- Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ (khoản 1 Điều 49 Nghịđịnh này).- Đội trưởng, Trạm trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều 49 (khoản 2Điều 49 Nghị định này).- Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (khoản 5 Điều 49).- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt (khoản 7 Điều49).Thứ ba, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động,Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã trongphạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao9thông đường bộ chỉ có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạmquy tắc giao thông đường bộ của người điều khiển xe mô tô của H quy định tại điểmđ khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP. Còn đối với hành vi vi phạm quy địnhvề điều kiện của người điều khiển xe cơ giới của H quy định tại điểm a khoản 2Điều 24 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP thì không thuộc thẩm quyền xử phạt củanhững người này.5. Trong trường hợp vi phạm của H, không có tình tiết tăng nặng và tình tiếtgiảm nhẹ trách nhiệm hành chính, thì người có thẩm quyền xử lí vi phạm hànhchính đối với H như thế nào, phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chínhnào đối với H, nêu căn cứ pháp lí?’Những căn cứ pháp lí mà người có thẩm quyền cần xét đến căn cứ khi xử lý viphạm hành chính của H là: quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong trườnghợp một người thực hiện nhiều vi phạm hành chính tại khoản 4 Điều 3, quy định vềhình thức phạt tiền đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi tạiĐiều 7, quy định về các hình thức xử phạt hành chính tại Điều 12, quy định về ápdụng hình thức xử phạt cảnh cáo tại Điều 13 PLXLVPHC; quy định về xử phạt viphạm hành chính đối với hành vi điều khiển xe moto đi vào đường cấm tại điểm đkhoản 3 Điều 9, quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp ngườitừ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm 3 trởlên tại điểm a khoản 2 Điều 24, quy định về xác định mức trung bình của khung tiềnphạt tại Điều 26 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ.Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 PLXLVPHC, chỉ có hai hình thức xử phạtchính (hình thức xử phạt luôn phải có trong mọi trường hợp xử phạt vi phạm hànhchính) đối với vi phạm hành chính đó là cảnh cáo và phạt tiền, theo quy định tạiĐiều 13, hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với “cá nhân, tổ chức viphạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi viphạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thựchiện.” Như vậy vì đã trên 16 tuổi và không có tình tiết giảm nhẹ nên H không đượcáp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo, do đó H phải chịu hình thức phạt tiền.10Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 PLXLVPHC, nếu “một người thực hiệnnhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm”, H đãthực hiện hai hành vi vi phạm hành chính là hành vi điều khiển xe cơ giới khi chưađủ tuổi theo quy định của pháp luật và hành vi điều khiển xe moto đi vào đường cấmnên H bị xử phạt về từng hành vi đó.H bị phạt tiền theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 9 Nghị định34/2010/NĐ-CP, cho hành vi đi vào đường cấm, khung tiền phạt của vi phạm hànhchính theo quy định này là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; H bị phạt tiền theoquy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định 34/2010/NĐ-CP cho hành vi điềukhiển xe khi chưa đủ tuổi, khung tiền phạt của vi phạm hành chính theo quy địnhnày là 60.000 đồng đến 80.000 đồng. Về cách xác định mức tiền phạt khi không cótình tiết tăng nặng giảm nhẹ, Điều 26 Nghị định 128/2008/NĐ-CP quy định như sau:“Khi không có tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ thì mức phạt là mức trung bình củakhung được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng với mức tốiđa”. Tình huống này, H không có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ nên H phảichịu mức phạt là mức trung bình của khung tiền phạt quy định tại điểm đ khoản 3Điều 9, điểm 1 khoản 2 Điều 24 Nghị định 34/2010/NĐ-CP, mức trung bình củakhung tiền phạt của điểm đ khoản 3 Điều 9 là 150.000 đồng, nhưng H 17 tuổi, chưathành niên nên theo quy định tại khoản 1 Điều 7 khi phạt tiền không được quá mộtphần hai so với người đã thành niên, nên H chỉ phải chịu mức phạt là 75.000 đồng.Mức trung bình của khung tiền phạt của điểm a khoản 2 Điều 24 là 70.000 đồng, đâylà quy định xử phạt dành riêng cho người chưa thành niên nên H sẽ bị chịu mức phạtlà 70.000 đồng về vi phạm này.Như vậy, tổng cộng mức phạt tiền mà H phải chịu là 145.000 đồng.* Biện pháp cưỡng chế hành chính áp dụng đối với H như sau:- Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo xử lý vi phạm hànhchính dựa trên căn cứ pháp lí là điểm b khoản 1 Điều 43 và Điều 46 PLXLVPHC:tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính là chiếc xe máy Dream. Điều 54 Nghị định34/2010/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến ngườiđiều khiển và phương tiện vi phạm: “1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính,người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 10 (mười) ngày11trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tạicác điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:…; h) Vi phạm khoản 1, điểm akhoản 2, điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 24;...”. Do H đã có hànhvi vi phạm điểm a khoản 2 Điều 24 nên người có thẩm quyền xử phạt được phép tạmgiữ phương tiện đến 10 (mười) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với nhữnghành vi vi phạm.- Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theoĐiều 66 PLXLVPHC cụ thể tại Điều 55 Nghị định 34/2010/NĐ-CP: “1. Cá nhân, tổchức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải chấphành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày được giao quyếtđịnh xử phạt, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính.2. Quá thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức bịxử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bịcưỡng chế thi hành. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổchức thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xửphạt vi phạm hành chính và thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thực hiện theo quyđịnh tại các Điều 66, 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụngcác biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính”.Như vậy, nếu trong thời hạn 10 ngày mà H không chịu nộp tiền phạt (hoặc chamẹ hay người giám hộ không nộp thay cho H trong trường hợp H không có tài sảnriêng để nộp phạt) thì sẽ bị cưỡng chế hành chính bằng một số biện pháp, đó là :“…a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoảnngân hàng; b) Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấugiá; c) các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiệnđược sử dụng để vi phạm hành chính…”. Nguyên tắc và trình tự thực hiện nhữngbiện pháp cưỡng chế này được hướng dẫn tại Nghị định 37/2005/NĐ-CP của Chínhphủ.12DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trường Đại học Luật Hà Nội, GIÁO TRÌNH LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM,Nxb Công an nhân dân, năm 2012.2. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp: moj.gov.vn, PHÁP LỆNH Về xử lý vi phạmhành chính, năm 2002.3. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp: moj.gov.vn, PHÁP LỆNH Sửa đổi, bổ sungmột số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, năm 2008.4. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:chinhphu.vn, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, năm 2010.5. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:chinhphu.vn, Nghị định số 128/2008/NĐ-CP của Chính phủ: QUY ĐỊNH CHI TIẾTTHI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNHNĂM 2002 VÀ PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁPLỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2008, năm 2008.6. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp: moj.gov.vn, LUẬT Giao thông đường bộ,năm 2008.13

Video liên quan

Chủ đề