Bài tập và bài giải về đòn bẩy tài chính năm 2024

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động, lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp hướng đến.

Tuy nhiên, nguồn vốn hữu hạn có thể kìm hãm bước tiến của doanh nghiệp.

Lúc này, đòn bẩy tài chính chính là chìa khóa vàng mở ra cánh cửa tiềm năng giúp doanh nghiệp bứt phá lợi nhuận lên một tầm cao mới.

Vậy…

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính, hay còn gọi là đòn bẩy nợ.

Đây là một chiến lược doanh nghiệp sử dụng nợ vay để mua hoặc đầu tư tài sản, với kỳ vọng khuếch đại lợi nhuận, cụ thể:

  • Tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
  • Hoặc tăng thu nhập trên một cổ phần (EPS).

Nói một cách đơn giản, doanh nghiệp sử dụng tiền vay để đầu tư thay vì chỉ sử dụng vốn tự có.

Vậy nên, đòn bẩy tài chính thường được xem như là một công cụ để bù đắp sự thiếu hụt vốn, nhằm duy trì hoạt động kinh doanh, hoặc để nắm bắt thời cơ tăng trưởng mạnh.

Ví dụ:

Doanh nghiệp A có 10 tỷ đồng vốn tự có và muốn đầu tư vào dự án bất động sản trị giá 20 tỷ đồng.

Lúc này, nếu doanh nghiệp A đợi lúc nào có đủ 20 tỷ mới đầu tư vào dự án bất động sản kia thì có thể đợi đến lúc đó, cơ hội đầu tư đã không còn.

Vậy nên, thay vì đợi kiếm được 20 tỷ (có thể bỏ lỡ cơ hội đầu tư), doanh nghiệp A có thể dùng đòn bẩy tài chính và vay thêm 10 tỷ từ ngân hàng

Nếu dự án thành công, doanh nghiệp chỉ cần trả lãi vay và lợi nhuận thu về thì rất vượt trội.

Tại sao doanh nghiệp lại sử dụng đòn bẩy tài chính?

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, dòng tiền được ví như là long mạch của một doanh nghiệp.

Để long mạch luôn được duy trì và không bị đứt gãy, doanh nghiệp phải sử dụng dòng vốn một cách hiệu quả, để mà với một đồng bỏ ra phải kiếm được nhiều lợi nhuận nhất.

Như tôi đã chia sẻ ở trên, sử dụng đòn bẩy tài chính cũng là cách giúp doanh nghiệp đạt được điều đó, cụ thể là khi sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp:

  • Bù đắp sự thiếu hụt vốn: Khi nguồn vốn tự có hạn chế, đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để thực hiện các dự án đầu tư, duy trì hoạt động kinh doanh và nắm bắt cơ hội tăng trưởng mới.
  • Tăng tốc độ tăng trưởng: Nhờ vốn vay, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư vào các dự án lớn, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận một cách nhanh chóng.
  • Tăng khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả có thể giảm chi phí vốn, tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ không sử dụng đòn bẩy hoặc sử dụng ít hơn.
  • Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Lãi vay được coi là chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể giúp doanh nghiệp giảm số tiền thuế phải nộp.

Ví dụ:

HPG – Một ví dụ thực tế về tận dụng đòn bẩy tài chính thành công.

Là một nhà đầu tư, chắc chắn ai cũng biết tới dự án Dung Quất 1 của HPG. Được khởi công vào năm 2017.

HPG đã nâng tỷ trọng đòn bẩy từ năm 2017 để có vốn đầu tư xây nhà máy Dung Quất.

Bảng chỉ số tài chính – Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) | Nguồn: simplize.vn

Tới năm 2021 Dung Quất 1 đã chính thức được đưa vào hoạt động và giúp Hòa Phát chiếm được thị phần và khẳng định vị thế cạnh tranh trong ngành thép.

Thị phần thép xây dựng của các công ty trong 7 tháng đầu năm 2021. Nguồn: (Tổng hợp từ các thành viên của VSA)

Bên cạnh đó, lợi nhuận HPG tăng vọt nhờ sản lượng sản xuất tăng mạnh và tình hình kinh tế thuận lợi cho phép HPG bán được hàng.

Phân tích 360 – Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) | Nguồn: simplize.vn

Vậy nên, có thể nói HPG là 1 minh chứng thành công rõ ràng về việc tận dụng đòn bẩy tài chính để có vốn đầu tư Dung Quất và đã thành công bứt phá lợi nhuận cũng như khẳng định được lợi thế cạnh tranh của mình trong ngành.

Còn những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy nhưng không thành công thì sao?

Theo tôi, mặc dù sử dụng đòn bẩy tài chính mang đến cho doanh nghiệp những kết quả vượt trội nhưng không phải lúc nào việc sử dụng đòn bẩy cũng mang lại kết quả như mong muốn.

Thế nên, không sai khi ví von rằng…

…đòn bẩy tài chính như một con dao hai lưỡi, sắc bén nhưng cũng nguy hiểm.

Ví dụ:

POM – Công ty cổ phần Thép Pomina là một ví dụ điển hình trong việc thất bại trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Bảng chỉ số tài chính – Công ty Cổ phần Thép Pomina (Mã: POM) | Nguồn: simplize.vn

Nhìn vào hình trên, bạn có thể thấy rằng POM có hệ số nợ rất cao > 100% trong rất nhiều năm và bắt đầu phình to từ năm 2018, khi công ty định hướng đầu tư 3 dự án Lò cao, dự án Mạ màu, dự án Cán.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thì POM bị ảnh hưởng bởi dịch covid – 19, dẫn đến 1 Dự án lò cao đến tháng 2/2021 mới đi vào hoạt động được.

Thêm vào đó, đến quý 2/2022, giá thép thế giới và nhu cầu thép trong nước giảm mạnh.

Lúc này, POM đã phải đối diện 2 vấn đề vô cùng nghiêm trọng đó là:

  • Áp lực nợ vay
  • Rủi ro hàng tồn kho cao vì thép sản xuất ra nhưng không bán được

Dẫn đến, doanh thu và lợi nhuận của POM bắt đầu rơi mạnh từ năm 2022:

Phân tích 360 – Công ty Cổ phần Thép Pomina (Mã: POM) | Nguồn: simplize.vn

Thậm chí, hậu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính vẫn còn gây ảnh hưởng nặng nề đến nay. Cụ thể, trong Giải trình biến động kết quả kinh doanh quý 1/2024 so với quý 1/2023, POM đã chỉ rõ rằng POM đang rơi vào áp lực chi phí lãi vay.

Giải trình biến động kết quả kinh doanh quý 1/2024 so với quý 1/2023 – POM

Vậy nên, khi được sử dụng đúng cách, nó có thể giúp doanh nghiệp bứt phá và đạt được thành công vang dội.

Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, đòn bẩy tài chính có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, thậm chí là phá sản.

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Thực tế, có khá nhiều chỉ số tài chính khác nhau thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chỉ số được nhiều nhà đầu tư thường sử dụng trên thị trường đó là:

Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu (D/E) = Nợ vay / Vốn chủ sở hữu

Chỉ số D/E (Debt to Equity Ratio) được xem là một trong những chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp so với vốn chủ sở hữu.

Trong đó:

  • Nợ vay: Tổng số tiền mà doanh nghiệp đã vay, bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
  • Vốn chủ sở hữu: Tổng giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm cả vốn góp của cổ đông và lợi nhuận tích lũy.

Để tính được các tiêu chí trên, bạn cần lấy và tính ở trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Ví dụ: Tính D/E của cổ phiếu FPT trong Quý 1/2024

Bảng cân đối kế toán – Công ty cổ phần FPT (Mã: FPT) | Nguồn: simplize.vn

Khi tính nợ vay của FPT, ta chỉ cần lấy số liệu ở mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn + với dài hạn là được, cụ thể:

  • Nợ vay FPT (2023) = 15,984 + 525 = 16,509
    Bảng cân đối kế toán – Công ty cổ phần FPT (Mã: FPT) | Nguồn: simplize.vn

Nhìn vào hình trên, bạn sẽ biết rằng:

  • Vốn chủ sở hữu FPT (2023) = 31,727

Thay vào công thức ta được sẽ được:

Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu (D/E) = Nợ vay / Vốn chủ sở hữu = 16,509 / 31,727 = 52,03%

Nếu bạn không muốn tự tính toán, bạn có thể lên Simplize tìm cổ phiếu mà bạn muốn tính hệ số nợ D/E và tìm vào mục Chỉ số cơ cấu nguồn vốn tại mục chỉ số tài chính.

Bảng chỉ số tài chính – Công ty cổ phần FPT (Mã: FPT) | Nguồn: simplize.vn

Khi nhìn vào tỷ lệ D/E bạn sẽ biết điều gì?

Nếu D/E cao:

D/E cao cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nhiều vốn vay hơn vốn tự có để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

Điều này có thể giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận nếu dự án đầu tư thành công.

Tuy nhiên, D/E cao cũng tiềm ẩn rủi ro cao hơn vì doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng lãi vay lớn và dễ bị ảnh hưởng bởi biến động lãi suất.

Nếu D/E thấp:

D/E thấp cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng ít vốn vay hơn vốn tự có để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

Điều này có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tài chính và tăng cường khả năng thanh toán.

Có rất nhiều lý do dẫn đến D/E của một doanh nghiệp thấp, một trong số đó có thể là:

  • Doanh nghiệp không có dự án đầu tư tiềm năng
  • Chủ doanh nghiệp thận trọng, sợ rủi ro nên an phận và không đầu tư thêm dự án mới

Vậy thế nào được gọi là D/E cao, thế nào được gọi là D/E thấp?

Thực tế, để đánh giá D/E là cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề kinh doanh, mô hình hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, D/E cao hay thấp tùy thuộc vào giai đoạn đầu tư:

  • Nếu doanh nghiệp đang trong quá trình đầu tư thì D/E cao là điều bình thường vì doanh nghiệp cần thời gian để đầu tư xây dựng các dự án nên rất khó để trả nợ vay và giảm D/E đi.
  • Còn nếu doanh nghiệp đã quá trình đầu tư đã xong thì phải xét đến yếu tố có bán được hàng hay không.
    • Trong trường hợp, doanh nghiệp bán được hàng thì doanh nghiệp sẽ lấy tiền đi trả nợ từ đó sẽ giảm tỷ trọng nợ vay xuống.
    • Còn nếu doanh nghiệp không bán được hàng thì D/E tiếp tục cao vì không có tiền để trả nợ.

Trên thực tế, các doanh nghiệp tốt trong ngành thường là những doanh nghiệp muốn bứt phá lợi nhuận.

Do đó, các doanh nghiệp tăng trưởng sẽ luôn tìm kiếm những cơ hội đầu tư để mở rộng quy mô và liên tục đầu tư vào các dự án.

Ví dụ như:

HPG sau khi đầu tư xong dung quất 1 thì tiếp tục đầu tư tới dung quất 2.

Còn nếu doanh nghiệp không tiếp tục đầu tư thì doanh nghiệp chỉ phát triển tới một mức nào đó thì sẽ bị bão hòa và không thể bứt phá thêm được nữa. Điển hình cho vấn đề này bạn có thể nhìn vào VNM.

Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đến lợi nhuận doanh nghiệp

Đòn bẩy tài chính như con dao hai lưỡi, có khả năng gia tăng lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vậy nên, hiểu rõ mức độ tác động của đòn bẩy tài chính sẽ giúp bạn loại bỏ những doanh nghiệp không tốt ra khỏi danh mục đầu tư, từ đó đầu tư an toàn và hiệu quả hơn.

Đầu tiên, để hiểu rõ vấn đề này chúng ta sẽ cùng nhau bàn về mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính

Khi sử dụng đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tài chính sẽ tác động tới lợi nhuận và ta có thể đo lường mức độ tác động này thông qua 2 chỉ số tài chính:

  • ROE – Tỷ suất lợi nhuận
  • EPS – Thu nhập trên mỗi cổ phần

Bây giờ, chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:

Doanh nghiệp X hoạt động trong lĩnh vực F&B. Trong năm 2024, doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất, kinh doanh như sau:

Kế hoạch về doanh thu – Lợi nhuận:

  • Kịch bản tốt: mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) có thể đạt 9,000 tỷ đồng;
  • Kịch bản bình thường: mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) đạt 6,000 tỷ đồng;
  • Kịch bản xấu: mức EBIT chỉ đạt 3,000 triệu đồng.

Về phương án tài trợ vốn cho hoạt động SXKD:

Để thực hiện kế hoạch kinh doanh trên, doanh nghiệp cần số vốn là 30.000 tỷ đồng.

3 phương án mà doanh nghiệp đã đặt ra:

  • Phương án

    1: Tài trợ 100% bằng vốn cổ phần thường. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phát hành 3,000,000 cổ phần phổ thông.

  • Phương án

    2: Tài trợ 50% bằng vốn cổ phần thường, 50% bằng nợ vay. Doanh nghiệp sẽ phát hành 1,500,000 cổ phần thường và vay nợ 15,000 triệu đồng với lãi suất 15%/ năm.

  • Phương án

    3: Tài trợ 40% bằng vốn cổ phần thường, 60% bằng nợ vay. Doanh nghiệp sẽ phát hành 1,200,000 cổ phần thường và vay nợ 18,000 triệu đồng với lãi suất 20%/ năm.

Lúc này, khi tính toán ta sẽ được kết quả như sau:

Đvt: Triệu đồng Tốt Bình thường Xấu Phương án

1: Không vay nợ Nợ vay – – – Vốn chủ sở hữu 30,000 30,000 30,000 Lãi tiền vay (r = 15%) – – – Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 9,000 4,500 2,000 Lợi nhuận trước thuế 9,000 4,500 2,000 Thuế TNDN (t = 20%) 1,800 900 400 Lợi nhuận sau thuế 7,200 3,600 1,600 Tỷ suất lợi nhuận ROE 24% 12% 5% Thu nhập 1 cổ phần thường (EPS) 2,400 1,200 533 Phương án

2: 50% nợ vay Nợ vay 15,000 15,000 15,000 Vốn chủ sở hữu 15,000 15,000 15,000 Lãi tiền vay (r = 15%) 2,250 2,250 2,250 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 9,000 4,500 2,000 Lợi nhuận trước thuế 6,750 2,250 (250) Thuế TNDN (t = 20%) 1,350 450 (50) Lợi nhuận sau thuế 5,400 1,800 (200) Tỷ suất lợi nhuận ROE 36% 12% -1% Thu nhập 1 cổ phần thường (EPS) 3,600 1,200 (133) Phương án

3: 60% nợ vay Nợ vay 18,000 18,000 18,000 Vốn chủ sở hữu 12,000 12,000 12,000 Lãi tiền vay (r = 15%) 2,700 2,700 2,700 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 9,000 4,500 2,000 Lợi nhuận trước thuế 6,300 1,800 (700) Thuế TNDN (t = 20%) 1,260 360 (140) Lợi nhuận sau thuế 5,040 1,440 (560) Tỷ suất lợi nhuận ROE 42% 12% -5% Thu nhập 1 cổ phần thường (EPS) 4,200 1,200 (467)

Nhìn vào kết quả của các kịch bản trên, bạn sẽ thấy:

  • Kịch bản tốt: Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy (nợ vay) càng nhiều thì tỷ suất sinh lời và thu nhập trên mỗi cổ phần càng cao.
  • Kịch bản bình thường: Qua từng phương án tài trợ vốn, mức độ chênh lệch về tỷ suất sinh lời và thu nhập trên mỗi cổ phần là không thay đổi.

Tương tự như vậy:

  • Kịch bản xấu: Khi doanh nghiệp không đạt được mục đích kinh doanh như đã đề ra, khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy (nợ vay) càng nhiều thì tỷ suất sinh lời và thu nhập trên mỗi cổ phần bị tác động một cách càng tiêu cực.

Ở ví dụ trên, tôi mong bạn sẽ nhớ 1 điều rằng:

Đòn bẩy như con dao 2 lưỡi, nếu tình hình kinh doanh thuận lợi, đòn bẩy sẽ giúp doanh nghiệp bứt phá lợi nhuận.

Tuy nhiên, trong trường hợp xấu hơn, kết quả kinh doanh không thuận lợi thì nếu sử dụng đòn bẩy càng nhiều thì mức độ tác động tiêu cực của đòn bẩy lên doanh nghiệp càng lớn.

Vậy nên, khi dùng đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp cần phải cân đo đong đếm và phải chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất có thể xảy ra nhưng vẫn có thể kiểm soát được.

ROCE – Tỷ suất sinh lời kinh tế trên vốn kinh doanh

Để biết doanh nghiệp có đang sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả hay không thì chỉ số này sẽ giúp bạn biết được điều đó.

Vậy ROCE là gì?

ROCE là viết tắt của từ Return on Capital Employed.

Hiểu theo nghĩa tiếng việt thì chỉ số này là tỷ suất sinh lời kinh tế trên vốn kinh doanh hay còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh.

Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, cho thấy mức độ sinh lời mà doanh nghiệp đạt được từ số vốn mà họ đã đầu tư mà không xét đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nói cách khác, ROCE thể hiện mức độ hiệu quả mà doanh nghiệp sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận.

Công thức tính ROCE:

*(1) Giả định: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp chỉ sử dụng Vốn vay (Debt) và Vốn chủ sở hữu (Equity).

Trong khi đó, ROE có công thức tính là:

Trong đó:

  • EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
  • ROCE: Tỷ suất sinh lời kinh tế trên vốn kinh doanh
  • D: Nợ vay bình quân (Debt)
  • E: Vốn chủ sở hữu bình quân (Equity)
  • I: Chi phí lãi vay
  • r: Lãi suất vay nợ
  • t: Thuế suất thuế TNDN

Từ công thức trên, ta thấy rằng ROE bị tác động bởi 3 yếu tố:

  • ROCE
  • Hệ số nợ D/E
  • r – lãi suất

Và nếu xét các khoản vay có cùng lãi suất thì khi đó chỉ còn phụ thuộc vào 2 yếu tố ROCE và D/E.

Lúc này, có 3 trường hợp chúng ta cần xem xét:

Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3 ROCE > r ROCE = r ROCE < r D/E x (ROCE – r) > 0 ROE = ROCE x (1 – t) D/E x (ROCE – r) < 0 Vì Vốn kinh doanh = Nợ vay (D) + Vốn chủ sở hữu (E)

Thế nên, khi Nợ vay (D) càng tăng thì D/E > 1

Cộng với việc ROCE > r.

Nên ta có thể kết luận rằng:

Nợ vay càng tăng thì tỷ suất sinh lời càng lớn nếu ROCE > r.

Trong trường hợp này, dù doanh nghiệp có sử dụng nợ vay hay không cũng không làm ảnh hưởng đến ROE. Ngược lại với trường hợp 1, khi ROCE < r thì nợ càng nhiều sẽ càng tác động tiêu cực đến ROE.

Lúc này, quay lại vấn đề làm thế nào để biết doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy hiệu quả hay không thì cách đơn giản nhất mà bạn có thể làm đó là…

…so sánh ROCE với r.

Quay lại với ví dụ trên:

Kịch bản tốt Kịch bản bình thường Kịch bản xấu ROCE = 9,000/30,000 = 30% 4,500/30,000 = 15% 2,000/30,000 = 6.7% r = 15% 15% 15% So sánh ROCE > r ROCE = r ROCE < r Kết luận Việc sử dụng đòn bẩy đã giúp bứt phá ROE và EPS Việc sử dụng đòn bẩy không làm thay đổi ROE và EPS Việc sử dụng đòn bẩy đã tác động tiêu cực, gây giảm sút ROE và EPS

Kết luận

Đòn bẩy tài chính là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được sử dụng một cách cẩn trọng.

Một số lợi ích kể đến như:

  • Bù đắp sự thiếu hụt vốn
  • Tăng khả năng cạnh tranh cũng như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
  • Làm tấm chắn thuế cho doanh nghiệp

Tuy vậy, khi sử dụng đòn bẩy, doanh nghiệp cũng đối diện với những rủi ro như:

  • Tăng gánh nặng lãi vay
  • Lợi nhuận: Nếu kinh doanh không thuận lợi, đòn bẩy tài chính sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Khả năng thanh toán: Nếu không tính toán kỹ lưỡng, đòn bẩy tài chính có thể gây mất thanh khoản trong trường hợp xấu nhất là phá sản.

Vậy nên, để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng và có kế hoạch hoạt động kinh doanh rõ ràng.

Chủ đề