Ban hành văn bản đòi hỏi tính gì năm 2024

Báo cáo giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung 08 Luật, sáng 10/01, tại Nhà Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, lần sửa đổi này lựa chọn những vấn đề rất bức xúc, có tính độc lập để khi ban hành có thể thực hiện được ngay và ít kéo thay đổi của các luật khác.

Thay mặt cơ quan được Chính phủ giao chủ trì, tổng hợp các đề xuất của các cơ quan, tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cùng với cơ quan chủ trì thẩm tra tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.

.jpg)

Quốc hội thảo luận toàn thể trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự

Lý giải tại sao lại lựa chọn sửa 8 luật lần này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, xuất phát từ các rà soát của các bộ, các địa phương trong gần 2 năm qua với nhiều đề xuất khác nhau. Các Bộ, các cơ quan có nghiên cứu, chắt lọc, chọn ra 10 luật sau đó chỉnh lý còn 8 luật.

Nguyên tắc lựa chọn ở đây là những vấn đề rất bức xúc, có tính độc lập để khi Quốc hội xem xét ban hành có thể thực hiện được ngay và ít kéo theo sự thay đổi của các luật khác hoặc thậm chí là không làm ảnh hưởng đến các luật khác.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp chia sẻ, điểm khó khăn là phải xử lý những điểm vướng mắc, đồng thời đánh giá mối quan hệ giữa các luật cũng là một thách thức. Do đó, lần này đã phải sử dụng quy định về ngoại lệ trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một luật sửa nhiều luật. Trường hợp chúng ta chọn ra một số vấn đề thiết yếu, quan trọng để xử lý vướng mắc trong một dự án luật cũng là một ngoại lệ cần xử lý.

Về các ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết sẽ nghiên cứu và báo cáo Chính phủ tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý và xử lý ở trong các luật làm theo quy trình thông thường. Theo đó, cùng với luật này, Chính phủ đang lập đề nghị để sửa đổi tổng thể Luật Điện lực, Luật Nhà ở và Luật Đất đai.

Về hiệu lực của dự án Luật này, Chính phủ đề xuất chính thức hiệu lực từ ngày 01/03.

Nhiều sản phẩm và dịch vụ liên quan đến an ninh mạng cần phải quản lý

Làm rõ nội dung về an ninh mạng trong dự thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, cơ sở chính trị và pháp lý của nội dung này là Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị về vấn đề an ninh mạng và Luật An ninh mạng, cũng như các văn bản có liên quan. Dự thảo Luật này không sửa Luật An ninh mạng mà chỉ đưa 1 điều kiện về kinh doanh có điều kiện trong Phụ lục 4 của Luật Đầu tư là đã xử lý được vấn đề. Ngoài ra, kể cả sửa Luật An ninh mạng mà không bổ sung vào phụ lục 4 của Luật Đầu tư thì cũng không thực hiện được.

.jpg)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo, giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm

Qua rà soát Phụ lục 4, cho thấy có 227 ngành, nghề kinh doanh mà không phải tất cả các ngành, nghề này trong pháp luật nội dung đều đưa khái niệm chuyên ngành vào. Bộ Công an cũng đã có giải trình về việc hiện nay rất nhiều các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến an ninh mạng cần phải quản lý, cần phải có cơ sở pháp lý để quản lý các sản phẩm và dịch vụ này như những thiết bị ghi âm, ghi hình, định vị, chế áp thông tin, truy nguồn, hoặc là các dịch vụ về giám sát… Cùng với đó, Bộ Công an đã có cam kết có thể bóc tách được những phần các vị đại biểu Quốc hội lo là có trùng lặp giữa 3 luật khác nhau là cơ yếu, an toàn thông tin mạng và an ninh mạng. Trên tinh thần đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét và chấp thuận cho nội dung này để đưa vào sửa đổi lần này.

Cân nhắc thận trọng để không xảy ra trục lợi chính sách

Về sửa đổi khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, điều khó khăn phải xử lý trong dự thảo Luật này là phải đánh giá tổng thể các quan hệ ở các luật khác nhau từ nhà ở, đầu tư, xây dựng cho đến đất đai. Chính phủ đặt vấn đề sửa khoản 1 Điều 75 của Luật Đầu tư hay khoản 1 Điều 23 của Luật Nhà ở chỉ hoàn toàn không đụng gì đến các quy định có liên quan đến sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tài chính đất đai, lựa chọn nhà đầu tư hiện hành. Việc sửa đổi quy định này cũng gắn với các điều kiện. Thứ nhất, phải phù hợp với quy hoạch. Thứ hai, nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất. Thứ ba, đất không thuộc điều kiện thu hồi.

Chia sẻ trước những băn khoăn của đại biểu Quốc hội về việc có thể xảy ra tình trạng trục lợi chính sách là chính xác, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, về vấn đề này, quan điểm của Chính phủ là phải cân nhắc, tính toán hết sức cẩn thận, tính toán xem có thể làm thí điểm được không.

Liên quan đến nội dung sửa đổi Luật Di sản văn hóa, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh, tinh thần là cần phải phân cấp, đặc biệt là trong khu vực 2 của di tích và khu di sản để đáp ứng các yêu cầu của quốc tế cũng như quy định pháp luật trong nước. Theo đó quy định theo hướng để phạm vi các dự án đầu tư phải theo quy định của Luật Di sản văn hóa và có sự kiểm tra, đánh giá sự phù hợp với yêu cầu về bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

.jpg)

Về điện lực, Chính phủ mới đặt vấn đề xử lý một vấn đề là phá thế độc quyền quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Điện lực. Để thể chế hóa đầy đủ, đặc biệt là các nội dung quy định tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị còn khá nhiều vấn đề phải làm, như câu chuyện về năng lượng sạch, giá, hợp đồng điện... Do đó, Chính phủ đang làm đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực.

Về nội dung sửa đổi Luật Thi hành án dân sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ, theo cơ chế hiện hành thì chúng ta ủy thác thi hành án và ủy thác xử lý tài sản, tức là làm tuần tự. Khi đó, trong một số trường hợp, như một tỉnh chủ trì thi hành án nhưng tài sản ở nhiều tỉnh khác nhau thì phải làm xong chỗ này mới sang chỗ khác, như vậy rất khó để xử lý nhất là trong vụ án thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế. Do đó, lần này mở ra cơ chế cùng làm một lúc.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng làm rõ ủy thác thi hành án và ủy thác xử lý tài sản khác nhau ở chỗ ủy thác thi hành án là cơ quan ra quyết định thi hành án chịu trách nhiệm đến cùng; còn ủy thác xử lý tài sản thì không phải ra quyết định thi hành án mà sau khi xử lý tài sản xong sẽ nộp về cho cơ quan chủ trì.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến, đề xuất cụ thể của các đại biểu Quốc hội và chỉnh lý trong khuôn khổ các vấn đề đặt ra./.

Văn bản luật do ai ban hành?

Theo quy định trên, cơ quan ban hành Bộ luật và các luật là Quốc hội. Quốc hội là cơ quan lập pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và có thẩm quyền ban hành và thay đổi Bộ luật và các luật cụ thể khác.

Tính khả thi của văn bản sau khi ban hành là gì?

Như vậy, tính khả thi của VBQPPL là khả năng văn bản đó thực hiện được trên thực tế. Cụ thể là sau khi được ban hành, các văn bản này thể hiện sự phù hợp với thực tiễn cuộc sống, biểu hiện sự hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế - chính trị, xã hội, đạt được mục đích của quản lý nhà nước.

Văn bản có nghĩa là gì?

Văn bản là một loại hình phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng ký hiệu gọi là chữ viết. Nó gồm tập hợp các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định.

Kỹ thuật lập quỹ là gì?

Lập quy là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên đặt ra các quy định, gọi chung là văn bản dưới luật để thi hành các văn bản quy phạm pháp ...