Bản thân anh chỉ cần phải làm gì để phát triển và hoàn thiện nhân cách cho chính mình

Nghị luận về hoàn thiện bản thân để thành công

  • Dàn ý nghị luận xã hội cách hoàn thiện bản thân
  • Nghị luận về hoàn thiện bản thân để thành công - Mẫu 1
  • Nghị luận về hoàn thiện bản thân để thành công - Mẫu 2

Dàn ý nghị luận xã hội cách hoàn thiện bản thân

I. Mở bài

- Trong thế giới rộng lớn này, mỗi con người lại có những bí quyết riêng để thành công: người làm việc chăm chỉ để tích lũy từng ngày, người dám mạo hiểm tất cả để theo đuổi giấc mơ, người bồi dưỡng và phát triển khả năng thiên phú.

- Tuy nhiên, những con người thành công ấy luôn gặp nhau ở sự nỗ lực hết mình và hoàn thiện bản thân, giống như một câu nói: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Nhận định đã đưa ra những điều kiện để con người vươn tới thành công:

  • “cố gắng hết sức”: nỗ lực đến tận độ, kiên trì, bền bỉ.
  • “không ngừng hoàn thiện bản thân mình”: rèn luyện, bồi đắp bản thân, không dễ dàng hài lòng với chính mình.
  • Để chiếm lĩnh thành công, chúng ta cần nỗ lực không ngừng nghỉ và luôn luôn cầu tiến, hoàn thiện bản thân mình.

2. Nguyên nhân

- Khách quan: Thành công là điều không dễ dàng đạt được hay có thể nắm bắt trong cuộc sống.

  • Đôi khi, thành công đến sau mỗi thất bại, vì vậy, nếu bỏ cuộc giữa chừng thì bạn không bao giờ vươn tới mục tiêu của mình.
  • Thành công cũng không đến với những người không chịu thay đổi theo chiều hướng tích cực và cũng không ở lại quá lâu với những ai dễ dàng hài lòng với bản thân.

- Chủ quan: Con người là chủ thể quyết định suy nghĩ, hành vi của chính mình và kết quả của mỗi việc làm, hành động của họ. Do đó, thành công chỉ gõ cửa nhà bạn khi bạn không ngừng cố gắng và hoàn thiện bản thân.

* Dẫn chứng

- Leonardo Davinci trở thành danh họa kiệt xuất thế giới nhờ tháng ngày khổ luyện vẽ những quả trứng để rồi hoàn thiện kĩ năng của mình hơn qua mỗi bức hình tưởng chừng như đơn giản.

- Các vận động viên Trung Quốc giành được thứ hạng cao trong các đại hội thể thao thế giới do luyện tập gian khổ ngay từ thuở lên 5, 6. Đằng sau mỗi tấm huy chương là những giọt mồ hôi, nước mắt nơi phòng tập đã tuôn rơi.

3. Lật ngược, mở rộng vấn đề

- Theo đuổi thành công đến cùng không có nghĩa là bất chấp tất cả để có được điều mình mong muốn. Thành công chỉ bền vững nếu con người cố gắng dựa trên nội lực của bản thân và không ngừng hoàn thiện chính mình.

4. Đánh giá

- Câu nói đã đưa ra định hướng đúng đắn cho mỗi cá nhân về cách thức, điều kiện để đạt được thành công.

- Trong xã hội hiện tại, khi một bộ phận thanh thiếu niên đang thể hiện những suy nghĩ lệch lạc về thành công cũng như con đường để đạt được thành công, những “hot boy tự xưng”, các trò lố càng xuất hiện dày đặc gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức của người trẻ. Câu nói trong trường hợp này có giá trị cảnh tỉnh thực sự sâu sắc.

III. Kết bài

- Nhận định đã nêu lên một góc nhìn về thành công, chia sẻ cách thức để vươn tới thành công trong cuộc sống.

- Người trẻ hiện nay cần phải xác định được những mục tiêu đúng đắn, cố gắng hết mình và hoàn thiện bản thân mỗi ngày để đạt được sự thành công hằng mong đợi.

Xem thêm: Nghị luận về văn hóa cảm ơn và xin lỗi

Phát triển bản thân là gì?

Theo Wikipedia thì khái niệm phát triển bản thân được diễn giải như sau:

Phát triển bản thânlà hoạt động nhằm nâng cao kiến thức và hình ảnh bản thân, phát triển tài năng và khả năng, tích lũytài sảnvà sự nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống và làm sáng tỏ những ước mơ và hoài bão.

Khái niệm này không chỉ dừng lại ở phát triển bản thân mà nó còn bao gồm các hoạt động chính thức và không chính thức để phát triển người khác trong những vai trò như thầy giáo, hướng dẫn viên, tư vấn viên, quản lý, huấn luyện viên.

Nói cho cung, phát triển bản thân diễn ra trong bối cảnh thể chế, nó liên quan tới phương pháp, chương trình, công cụ, kỹ thuật và hệ thống đánh giá nhằm hỗ trợ con người phát triển ở mức độ cá nhân trong các tổ chức.

Ở mức độ cá nhân, phát triển bản thân bao gồm các hoạt động sau đây:

  • Nâng cao kiến thức
  • Nâng cao nhận thức về bản thân
  • Xây dựng và làm mới hình ảnh cá nhân
  • Phát triển sức mạnh và tài năng
  • Làm giàu
  • Phát triển tinh thần
  • Phát hiện và bồi dưỡng khả năng
  • Phát triển sự nghiệp và sự giàu có
  • Nâng cao sức khỏe
  • Thực hiện ước mơ
  • Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển cá nhân
  • Nâng cao vị thế xã hội

Kỹ năng phát triển bản thân là gì?

Kỹ năng phát triển bản thân (hay còn gọi là personal development skills) là những phẩm chất và năng lực giúp bạn phát triển cả về góc độ cá nhân và nghề nghiệp.

Đây là những kỹ năng giúp bạn nuôi dưỡng sự phát triển của chính mình. Khi bạn hiểu và cải thiện những kỹ năng này sẽ hỗ trợ bạn phát huy tối đa tiềm năng trong bạn.

Khi bạn có các kỹ năng phát triển bản thân tốt sẽ giúp bạn lập ra kế hoạch chiến lược và chiến thuật để đưa cuộc sống và nghề nghiệp hướng tới mục tiêu mong muốn.

Mỗi chúng ta đều cần trau dồi những kỹ năng phát triển bản thân – để cải thiện bản thân và biến chúng thành thói quen hàng ngày một cách tự nhiên để:

  • Đạt được các mục tiêu cá nhân và sự nghiệp.
  • Thăng tiến trong công việc.
  • Cải thiện điểm mạnh và tài năng của bạn.
  • Làm cho bản thân trở nên tốt hơn.
  • Tìm kiếm sự thỏa mãn và hài lòng trong cuộc sống.

RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH

Đọc bài Lưu
Rèn luyện nhân cách.
Các em học sinh thân mến! Bác Hồ đã dạy:“Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”.Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh. Vì vậy, để rèn luyện nhân cách, trước tiên chúng ta cần phải rèn luyện từ những việc giản dị, bình thường nhất, những việc hàng ngày trong cuộc sống, trong gia đình, trong nhà trường. Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau làm tốt những việc như sau:

- Trước tiên, chúng ta hãy học cách biết tôn trọng người khác. Mỗi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được tôn trọng về thể xác, nhân phẩm, danh dự và quyền sở hữu tài sản (để sinh tồn). Vì vậy, muốn được người khác tôn trọng mình, xa hơn là cả cộng đồng tôn trọng mình, thì trước hết chúng ta phải biết tôn trọng các giá trị căn bản của con người. Đôi khi, hãy tự đặt vị trí của mình vào người khác để biết cách tôn trọng người khác. Xã hội chỉ ổn định và phát triển khi mọi người chúng ta biết tôn trọng lẫn nhau.

- Hai là, hãy cố gắng không làm hại tới môi trường. Môi trường chính là ngôi nhà chung của muôn loài, môi trường có trong sạch thì mới đảm bảo được sức khỏe và sự sống của muôn loài. Vì môi trường có trong sạch thì xã hội mới phát triển bền vững. Không xả rác bừa bãi, nên coi trường lớp, đường phố, nơi công cộng như sân vườn nhà mình, bởi chính từng cá nhân trong chúng ta đang thụ hưởng không gian chung đó. Nói rộng ra, đó cũng là bộ mặt của cả quốc gia, trong đó có mình là thành viên, bởi không ai có thể hãnh diện sạch sẽ nếu mặt mũi đầy bùn đất. Bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ hàng đầu của hầu hết chính phủ các quốc gia. Chính vì vậy mà trong giáo dục, những bài học về bảo vệ môi trường thường được giáo dục thường xuyên.

- Ba là, chúng ta phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác. Biết lắng nghe học hỏi để trau dồi, tu dưỡng, nâng cao hiểu biết của bản thân là điều thiết yếu để trở thành con ngoan, trò giỏi, một công dân tốt, góp phần xây dựng xã hội phát triển.

- Bốn là, phải biết giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ với những người kém may mắn hơn. Chúng ta nên cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ người khác và việc làm nên xuất phát từ cái tâm trong sáng.

- Năm là, hãy tích cực tham gia các hoạt động, phong trào trong nhà trường và ngoài xã hội. Bởi vì, qua hoạt động con người mới trưởng thành, nhận thức mới phát triển và nhân cách cũng hoàn thiện theo.

- Sáu là, hãy sống có mục tiêu, có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân chúng ta tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ. Các em cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân - thiện - mỹ.

Học tập và rèn luyện là việc làm suốt đời, nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng nhau làm cho tốt những việc trên các em nhé. Cô rất tin tưởng vào sự phấn đấu và rèn luyện của em!

Tác giả: Hồ Thị Ngọc Linh
Giáo viên Trường Trung học cơ sở Đông Hồ 1

Đề nghị các đơn vị trường học
tuyên truyền trong tiết sinh hoạt dưới cờ,
s
inh hoạt chủ nhiệmtừ: 18/01/2016 đến23/01/2016


Nguồn:hatien.edu.vn Copy link
Nguồn: http://hatien.edu.vn/news/717/REN-LUYEN-NHAN-CACH.html
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Nhân cách sống

Nhân cách là yếu tố quan trọng hình thành nên giá trị của một người. Mỗi người đều có lối sống, suy nghĩ và hành động riêng biệt, nhân cách khác nhau làm nên giá trị khác nhau. Chính vì vậy việc trau dồi, rèn luyện nhân cách để có một phẩm giá cao đẹp, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội rất quan trọng. Mọi người luôn yêu quý và trân trọng những người có nhân cách, có đạo đức tốt đẹp.

Để hình thành nên nhân cách của một người, không chỉ có môi trường sống mà còn bao gồm cả sự giáo dục. Nếu một đứa trẻ được dạy dỗ tốt, theo thời gian nhân cách của chúng dần phát triển, những đức tính tốt đẹp sẽ dần dần trở thành nếp sống, thói quen. Giáo dục lẽ sống phải bắt đầu từ những năm tháng đầu đời của tuổi trẻ. Đó là khoảng thời gian thích hợp nhất để giáo dục cho chúng lẽ sống, niềm tin và khát vọng. Nếu một người thành công từ trong gian khó, họ sẽ rất trân trọng những gì mà mình đang có, luôn cố gắng phấn đấu để được sở hữu niềm mơ ước. Ngược lại đối với người thành công quá dễ dàng, thuận lợi, họ khó cảm thông, chia sẻ khó khăn cùng người khác, gặp trở ngại họ sẽ nhanh chóng bỏ cuộc.

Sống là phải biết nỗ lực, rèn luyện nhân cách, nâng cao tâm hồn mình theo chiều hướng tốt. Điều đó giúp mỗi người không ngừng tiến bộ và cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Cho dù vị trí trong xã hội có khác nhau, nhưng mỗi người nên có lòng tự trọng, giữ gìn nhân cách của mình và luôn phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Sống bình đẳng với mọi người bằng nhân cách, phẩm giá trong sạch của mình, đó mới là điều hạnh phúc nhất. Nhân cách của một người được thể hiện thông qua hành động và việc làm của người đó. Người có nhân cách tốt không bao giờ có tính đố kị, ghen tị với người khác mà họ luôn nỗ lực để không thua kém người khác. Họ chịu khó tìm tòi, học hỏi nhiều hơn và duy trì nghiêm túc thói quen này. Họ sống thật khiêm tốn, không hề tự mãn và luôn nhìn lại bản thân mỗi ngày để kiểm tra xem xét lại mọi hành động và suy nghĩ của mình, nỗ lực sửa chữa những sai sót. Sống nhân hậu, vị tha, họ luôn chú tâm vào từng lời nói và mỗi việc làm, không bị chi phối, không bất mãn, lo âu vì những chuyện không cần thiết. Trong bất kì hoàn cảnh nào của cuộc sống, họ đều biết gìn giữ nhân cách, phẩm giá của bản thân, sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình và luôn lắng nghe ý kiến của người khác để hoàn thiện bản thân.

Nhân cách chính là tài sản mà chúng ta cần phải biết coi trọng, gìn giữ. Sống chân thật với bản thân, với tất cả mọi người là điều mà chúng ta cần phải khắc ghi để rèn luyện nhân cách, nâng cao phẩm giá của mình. Điều đó không chỉ giúp ích cho chính bản thân ta mà còn góp phần làm đẹp cho cuộc sống này.