Bản tự đánh giá của học sinh năm 2024

5.5.2. Đ c đi m t đánh giá c a h c sinh t u h cặ ể ự ủ ọ ể ọ :

* Đặc điểm tự đánh giá của học sinh tiểu học:

(-) Ở học sinh tiểu học biểu tượng về mình và tự đánh giá

được hình thành và cùng với chúng là các kĩ xảo tự kiểm tra, tự

điều chỉnh hành động cũng được xuất hiện thông qua hoạt

động học ( là hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học, là hoạt

động có mục đích, có kết quả, bắt buộc, có chủ định và được

xã hội đánh giá.)

(-) Học sinh tiểu học đã có như cầu nhận thức về mình, có nhu

cầu, có biểu tượng đầy đủ về bản thân:

  • Trẻ ở các lớp đầu tiểu học: mong muốn được đánh giá để

đảm bảo cho việc nhận thái độ tốt từ người thân.

  • Học sinh các lớp cuối tiểu học: Tự mình biết được về sự

thành công và không thành công của mình trong nhận thức.

(-) Hình thành các biểu tượng thông qua hoạt động đánh giá

của chính trẻ trong quá trình giao tiếp với người khác.

  • So với trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học phân biệt các

phẩm chất của mình nhiều hơn, vốn liếng tâm lí giàu hơn và sự

đánh giá, tự đánh giá được phân biệt hơn. --> khả phân tích, lí

giải hành vi của trẻ và sự lập luận cho sự đánh giá của trẻ được

xuất hiện.

  • Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ hình thành biểu

tượng bản thân ở

các em.

Vd:

~Ở một số trẻ, biểu tượng về bản thân đã tương đối phù

hợp và bền chứa đựng trong đó nhiều phẩm chất cơ bản, phức

tạp và khái quát của nhân cách mình.

~Ở một số trẻ khác, biểu tượng này không phù hợp và

không bền vững, số lượng các phẩm chất của mình được ý thức

rất ít.

  • Thậm chí ở một số trẻ, trong biểu tượng về bản thân chỉ

có những đặc điểm, phẩm chất mà người khác nói về mình.

\==> Trên cơ sở biểu tượng về bản thân như vậy, học sinh tiểu

học đã tiến hành việc tự đánh giá.

(-) Học sinh các lớp đầu tiểu học thường đánh giá, hành vi,

việc làm cụ thể của mình chứ chưa thể đánh giá nhân cách của

mình và tự đánh giá phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá và

hành vi của người lớn.