Báo cáo đánh giá sử dụng tài sản cố định năm 2024

  • Trang chủ
  • Mẫu báo cáo

Loại file: .xls | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 22

Mẫu báo cáo chi tiết TSCĐ là mẫu bảng báo cáo được lập ra để báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp .

Mẫu bảng báo cáo nêu rõ tên và ký hiệu tài sản, số lượng, giá đơn vị, tổng nguyên giá, đơn vị tiếp nhận sử dụng tài sản, nguồn vốn...

25/03/2022

Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công

Báo cáo đánh giá sử dụng tài sản cố định năm 2024
Báo cáo đánh giá sử dụng tài sản cố định năm 2024

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công như sau: 1. Tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.

  1. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, đơn vị. Đã thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo đúng quy định của pháp luật. Công tác quản lý, sử dụng tài sản công được thực hiện thống nhất, có sự phân công phân cấp rõ thẩm quyền cũng như trách nhiệm của từng phòng chuyên môn, từng cá nhân trong cơ quan, đơn vị. Cụ thể: - Việc mua sắm tài sản được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích tiết kiệm và hiệu quả. Trình tự, thủ tục về mua sắm tài sản công được thực hiện theo trình tự, thẩm quyền đã được phân cấp. - Tài sản ở đơn vị được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị. Việc báo cáo và quản lý, sử dụng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. - Những mặt tích cực, hiệu quả đạt được: + Đơn vị đã sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả, chống lãng phí. + Định kỳ, luôn thực hiện bảo dưỡng máy móc, hàng năm thực hiện kiểm kê tài sản theo đúng quy định, kịp thời nắm bắt được tình hình biến động cũng như quá trình sử dụng tài sản trong năm để phục vụ cho công tác quản lý. + Đơn vị đã tuyên truyền và yêu cầu cán bộ, công chức và người lao động tự giác trong việc quản lý và sử dụng tài sản công đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sử dụng tài sản nhà nước.
  2. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị. - Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, công chức, người lao động tại cơ quan Văn phòng Sở và toàn ngành thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng tài sản công. - Định kỳ, thành lập các đoàn kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các phòng ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc.
  3. Báo cáo tình hình và kết quả xử phạt vị phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công. Không. 2. Báo cáo tình hình công khai quản lý, sử dụng tài sản công. Đã thực hiện công khai tài sản công năm 2021 tại cuộc họp cán bộ, công chức, người lao động hàng năm của đơn vị. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc việc công khai tài sản công theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP, Thông tư 144/2017/TT-BTC. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trân trọng báo cáo./.

Báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản của đơn vị kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm đúng không? Thời điểm tính thời hạn lưu trữ báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản thế nào? - câu hỏi của anh T.S (Cà Mau)

Báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản của đơn vị kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm đúng không?

Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm như sau:

Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm
1. Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tự kiểm tra kế toán, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ và tài liệu khác sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
2. Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản.
3. Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm B, C.
4. Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án.
5. Tài liệu liên quan tại đơn vị như hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, hồ sơ thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hồ sơ của các tổ chức kiểm toán độc lập.
6. Các tài liệu khác không được quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định này.
7. Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.

Theo quy định nêu trên thì báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản của đơn vị kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm.

Lưu ý: Trường hợp tài liệu kế toán quy định nêu trên mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.

Thời điểm tính thời hạn lưu trữ báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản của đơn vị kế toán thế nào?

Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán như sau:

Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán được quy định như sau:
1. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán quy định tại Điều 12, khoản 1, 2, 7 Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
2. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với các tài liệu kế toán quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định này được tính từ ngày Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được duyệt.
3. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán liên quan đến thành lập đơn vị tính từ ngày thành lập; tài liệu kế toán liên quan đến chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình được tính từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình; tài liệu kế toán liên quan đến giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án được tính từ ngày hoàn thành thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án; tài liệu kế toán liên quan đến hồ sơ kiểm toán, thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền tính từ ngày có báo cáo kiểm toán hoặc kết luận thanh tra, kiểm tra.

Như vậy, thời điểm tính thời hạn lưu trữ báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản của đơn vị kế toán được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Báo cáo đánh giá sử dụng tài sản cố định năm 2024

Báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản của đơn vị kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm đúng không? (Hình từ Internet)

Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp nào?

Theo khoản 2 Điều 40 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:

Kiểm kê tài sản
1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Cuối kỳ kế toán năm;
b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;
c) Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
4. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.

Theo đó, đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:

- Cuối kỳ kế toán năm;

- Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;