Bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì năm 2024

Hàu rất giàu chất tăng cường canxi có tác dụng giúp cho xương chắc khỏe giảm những bệnh thoái hóa xương. Ảnh: foodandwine.com

Ðau cột sống lưng là một bệnh lý thường gặp do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Bệnh đau cột sống lưng gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống. Hầu như ai cũng ít nhất bị đau lưng một lần trong đời. Đau lưng thường gặp ở lứa tuổi trung niên, người già nhưng hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, mọi người lại chưa thực sự để ý đến vấn đề này.

1. Nhóm thực phẩm giàu Canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D là 2 chất quan trọng trong việc hình thành và quyết định sự chắc khỏe của hệ xương khớp. Canxi là một khoáng chất cần thiết được lưu trữ trong xương, cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi. Do đó hai chất này vô cùng cần thiết và quan trọng mà bạn cần bổ sung hàng ngày thông qua chế độ ăn uống. Không hấp thụ đủ canxi có thể dẫn đến tình trạng loãng xương, giòn xương, xương dễ gãy. Từ đó, khiến tình trạng thoái hóa cột sống trở nên càng nghiêm trọng hơn.

Hàu là thực phẩm rất ngon lại giàu chất dinh dưỡng, có chứa nhiều protein, kẽm, magie, glucid… Đặc biệt trong hàu rất giàu chất tăng cường canxi có tác dụng giúp cho xương chắc khỏe giảm những bệnh thoái hóa xương khi ăn. Những người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì nên ăn loại thực phẩm này hai lần một tuần nếu có thể và tối đa là năm con trong mỗi bữa.

Nước hầm từ xương ống và các loại sườn được đánh giá cao trong việc bổ sung canxi cho cơ thể, đồng thời giúp xương luôn chắc khỏe. Chính vì thế, việc thường xuyên bổ sung những loại thịt khác nhau trong khẩu phần ăn hằng ngày có tác dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi bệnh thoái hóa cột sống cổ.

2. Nhóm thực phẩm giàu omega-3: Cá biển có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và một trong đó là omega 3, thành phần chính tạo nên đĩa đệm cột sống, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Một số loại cá biển mà người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn như cá hồi, cá mòi, sò, cá thịt trắng,…

3. Trứng: Trong trứng có chứa vitamin D, song vitamin D chỉ được tìm thấy trong lòng đỏ trứng vì vậy nếu bạn có thói quen không thích ăn lòng đỏ trứng thì cũng nên thay đổi thói quen đó.

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa: Một ly sữa có chứa khoảng 30% lượng canxi bạn cần bổ sung hàng ngày. Sữa chua có chứa nhiều canxi - là thành phần cấu tạo nên xương, vì vậy ăn sữa chua đều đặn sẽ giúp chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe ngoài ra ăn sữa chua còn có tác dụng làm đẹp da, tốt cho đường tiêu hóa.

5. Các loại rau xanh có màu đậm: Súp lơ xanh cũng là một loại thực phẩm cực kỳ giàu canxi, nếu bạn thường xuyên bổ sung súp lơ xanh trong bữa ăn hằng ngày là một hành động giúp chống lại bệnh thoái hóa đốt sống cổ cực kỳ hiệu quả. Các loại rau màu xanh đậm khác như rau cải xoăn, rau bina, rau cải xoong có chứa lượng canxi tốt nhất mà người bệnh nên bổ sung.

6. Bông atisô cung cấp chất xơ cho xương chắc hơn: Hoa atisô trong Đông y có rất nhiều tác dụng như trị đau dạ dày, đau gan, tiểu đường hay ăn uống không tiêu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng rất tốt trong việc trị thấp khớp, đau đốt sống cổ, đau lưng. Dùng atisô mỗi ngày bạn sẽ phòng ngừa và chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có thoái hóa đốt sống cổ.

7. Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn trái cây mỗi ngày: Không phải chỉ khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn mới phải cần bổ sung trái cây. Trái cây là loại thực phẩm không thể thiếu cho tất cả mọi người, đối với người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì càng phải ăn nhiều hơn. Vậy thoái hóa đốt sống cổ nên ăn trái cây gì?

Bạn có thể bổ sung thêm cam, bưởi, chanh chứa nhiều vitamin giúp ngăn chặn và giảm đau cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Theo như thống kê của các chuyên gia dinh dưỡng, sinh tố bơ và đậu nành là hai loại trái cây giúp giảm các cơn đau ở đốt sống cổ rất hiệu quả.

Thoái hóa cột sống lưng ở nhân viên văn phòng và người lao động nặng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất làm việc và cuộc sống của người bệnh. Việc duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp phòng nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng mà đối với người đang gặp vấn đề với bệnh này, đó còn là một biện pháp hỗ trợ điều trị rất tốt nữa. Bài viết này sẽ giúp những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý!

Bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì năm 2024

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?

1. Chế độ ăn uống có ảnh hưởng thế nào đến tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng?

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không giúp điều trị dứt điểm thoái hóa cột sống thắt lưng, nhưng có vai trò rất nhiều trong việc hỗ trợ và phục hồi xương khớp trong quá trình điều trị:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng nặng thêm
  • Ăn uống bừa bãi dẫn đến thừa cân béo phì sẽ khiến tình trạng bệnh nặng lên nhanh chóng, gây khó khăn trong quá trình điều trị

2. Thoát hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?

2.1. Thoát hóa cột sống thắt lưng nên bổ sung canxi trong bữa ăn

Nhu cầu canxi của người bình thường là 1.000mg mỗi ngày, nhưng nó sẽ nhiều hơn đối với những người đang gặp vấn đề về xương khớp, cụ thể là thoái hóa cột sống thắt lưng. Có thể bổ sung canxi hàng ngày từ:

  • Sữa và chế phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa công thức, phomai,...
  • Thực phẩm giàu canxi: trứng, các thực phẩm họ đậu, rau xanh

Bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì năm 2024

Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên bổ sung thực phẩm giàu canxi

2.2. Bệnh nhân thoái hóa cột sống nên ăn nhiều protein

Bổ sung protein giúp giảm đau, kháng viêm, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng diễn biến nặng. Có hai nguồn protein thường thấy:

  • Protein động vật: thịt trắng, cá, ức gà,...
  • Protein thực vật: thực phẩm nguồn gốc họ đậu (đậu Hà Lan, đậu đỏ,...), bông cải xanh,...

Nguồn protein thực vật còn giúp bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể

2.3. Chondroitin và glucosamin

Đây là hai hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên sụn khớp giữa các đốt sống, người bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn nhiều thực phẩm giúp bổ sung chondroitin và glucosamin trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Nước hầm xương bò, lợn, dê,... không chỉ cung cấp chondroitin và glucosamin mà còn cung cấp thêm lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

2.4. Người bị thoái hóa cột sống cần bổ sung vitamin và khoáng chất

Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp cơ thể ổn định và khỏe mạnh, mỗi nhóm vitamin đều có ích riêng đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống.

Bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì năm 2024

Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn nhiều trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất

  • Vitamin D đóng vai trò chính trong việc chuyển hóa canxi, giúp xương chắc khỏe, hạn chế loãng xương và thoái hóa cột sống. Có thể bổ sung vitamin D từ lòng đỏ trứng, đậu nành, dầu gan cá,...
  • Vitamin K và C giúp xương chắc khỏe, có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt,...
  • Vitamin A và E có tác dụng bảo vệ khớp và các đầu xương. Cà chua, bông cải xanh giúp bổ sung hai loại vitamin này và còn có tác dụng chống viêm khớp và giảm đau.
  • Vitamin B12 hỗ trợ sức khỏe của xương, ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt ngăn ngừa nguy cơ bị thoái hóa
  • Omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá ngừ giúp thúc đẩy cho sự phát triển của mô, xương và kháng viêm do vậy giúp tránh khỏi nhiều bệnh như đột quỵ, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống lưng.

3. Thoái hóa cột sống lưng không nên ăn gì?

3.1. Thoái hóa cột sống lưng không nên ăn đồ ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ

Những món ăn nhanh, đồ chiên xào này không tốt cho người bình thường và bệnh nhân thoái hóa cột sống:

  • Khiến bạn khó kiểm soát cân nặng, tăng nguy cơ thừa cân béo phì, tạo thành gánh nặng cho khung xương và cột sống
  • Tăng cholesterol trong máu, cản trở cung cấp chất dinh dưỡng nuôi đốt sống, đặc biệt là đốt sống bị thoái hóa.

3.2. Người bệnh thoái hóa cột sống không nên ăn nhiều đường

Thực phẩm giàu đường dễ gây ra viêm và tình trạng thừa cân, người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nên tránh.

3.3. Bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng cần hạn chế rượu bia và chất kích thích

Khuyến cáo chung của tổ chức y tế thế giới WHO thì hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích rất tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là với bệnh nhân thoái hóa cột sống thì nên nói KHÔNG với rượu bia, chất kích thích. Bởi đây là những thứ có khả năng phá hủy cấu trúc xương khớp, gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hóa cột sống.

4. Thoái hóa cột sống thắt lưng nên kiêng gì?

Ngoài việc thay đổi và duy trì một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giảm những thực phẩm không nên ăn, người bị thoái hóa cột sống nên kiêng hoặc từ bỏ những thói quen ảnh hưởng xấu tới cột sống.

Thoái hóa cột sống nên bổ sung chất gì?

Để khắc phục tình trạng thoái hóa cột sống, người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu canxi như:.

Hải sản: các loại tôm, cá, cua, ghẹ… ... .

Sữa và các sản phẩm từ sữa: Lượng canxi có trong sữa giúp ngăn chặn loãng xương. ... .

Các loại rau xanh: Canxi cũng xuất hiện nhiều trong các loại rau xanh như cải xoăn, rau chân vịt, cải bắp….

Phẫu thuật cột sống bao lâu thì khỏi?

Cần tránh hoạt động gắng sức ít nhất 6 tuần sau phẫu thuật. Sau khoảng thời gian này, bạn nên tập đi bộ từ từ và duy trì thói quen đi bộ này khoảng 30 phút mỗi lần, ngày 2 lần. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân có thể đi làm lại sau từ 8-12 tuần sau khi mổ bắt vít cột sống.

Ăn gì để tốt cho cột sống?

Đáp án tiếp theo cho thắc mắc thoái hóa cột sống nên ăn gì là các nhóm thực phẩm giàu vitamin K – hoạt chất cùng canxi, giúp xương khớp vững chắc và khỏe mạnh. Các loại thực phẩm giàu vitamin K: gan, thịt heo, trứng, rau cải có màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn, bông cải và các chế phẩm từ sữa…

Người bị thoái hóa cột sống nên uống sữa gì?

Một số sữa rất thích hợp cho bệnh lý thoái hoá cột sống có thể kể đến như sữa bò, sữa hạt. Ngoài ra thực phẩm giàu Canxi tìm thấy nhiều trong đậu Hà Lan, đậu đen, cá hồi.