Bí ẩn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Bí ẩn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Phóng to
KTX Đại học Sư phạm TP.HCM: không đèn bàn, không máy vi tính - Ảnh: T.H.
TT - Lâu nay, SV nội trú khu ký túc xá ĐH Sư phạm TP.HCM đã phải chấp nhận một lệnh cấm không có trong văn bản quy định nào.

Điều lạ 1: đèn bàn phải giấu như hàng quốc cấm!

Mỗi khi vào mùa thi, chuyện SV KTX ĐH Sư phạm TP.HCM bị ban quản lý cấm sử dụng đèn bàn lại trở thành thời sự: nếu bị phát hiện sẽ bị tịch thu đèn và kỷ luật.

Tuy trong nội quy KTX này không có một dòng nào qui định “SV không được sử dụng đèn bàn”, nhưng một nhân viên quản lý KTX giải thích: “Đây là quy định của Nhà nước, ai cần tôi cho xem văn bản cụ thể... (?)”.

Có phòng SV đã cãi nhau, thậm chí đánh nhau vì người muốn bật đèn phòng để học, người muốn tắt để đi ngủ. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Cửu - giám đốc KTX ĐH Sư phạm TP.HCM - vẫn thừa nhận việc sử dụng đèn bàn tiện lợi hơn cho SV nhưng ông cho rằng: “Vấn đề an toàn là trên hết. Nếu cho SV sử dụng đèn bàn sẽ không đảm bảo an toàn điện, dễ xảy ra chập cháy...”.

Trong khi đó, theo ghi nhận của chúng tôi tại nơi đây, chính vì bị cấm nên nhiều SV đã ngụy trang chiếc đèn bàn bằng cách dán giấy lịch kín mít, khá nguy hiểm về an toàn phòng cháy. “Mỗi khi có người đi kiểm tra là tụi mình phải lo tẩu tán đèn như giấu hàng quốc cấm...” - một SV thú thật.

Điều lạ 2: vi tính đồng nghĩa với phim sex?

Máy vi tính ở KTX này cũng bị cấm nốt và vẫn là nội qui “bất thành văn”. Trong các cuộc họp giữa SV và ban quản lý KTX, nhiều kiến nghị của SV xin được đem máy vi tính vào cũng bị bác bỏ thẳng thừng.

Trước đó, từ năm 2002, trung tâm tin học của trường có lắp đặt tại KTX phòng máy với 25 máy vi tính phục vụ SV miễn phí. Nhưng phòng máy này chỉ hoạt động được vài tháng rồi cửa cũng khóa trái vì số máy này quá cũ kỹ, hư hỏng liên tục. Hiện máy đã chuyển đi nơi khác từ lâu, để lại căn phòng trống không.

Hậu quả của lệnh cấm chắc ai cũng rõ khi khá nhiều môn học của SV cần đến máy vi tính. Với các SV sư phạm năm 3, năm 4 khi thực tập tại các trường THPT trong thành phố đã sử dụng phương pháp dạy học bằng giáo án điện tử... Khổ nhất là những SV ngành toán tin, có người đành phải chia tay với KTX ra ngoài ở để được sử dụng phương tiện học cần thiết này.

Trả lời về việc này, giám đốc KTX cho rằng: “Mang máy vi tính vào phòng ở KTX sẽ làm hỏng SV, phim sex sẽ tràn lan... nên phải cấm” (?)”. Suy nghĩ này khiến nhiều SV lắc đầu. Một SV khoa văn bất bình: “Không lẽ những giáo viên tương lai như chúng tôi sa đọa với phim đen đến mức phải phòng ngừa?”.

Thật ra nếu sợ xảy ra hiện tượng này, cách giải quyết khá đơn giản: máy tính khi đưa vào KTX chỉ cần kiểm tra không cho cài đặt phần mềm xem phim và tăng cường quản lý. Nhiều KTX đã quản lý được việc này sao KTX ĐH Sư phạm TP.HCM không làm được? “Chúng tôi sẽ đi học hỏi các trường sau, nhưng trước mắt là phải cấm” - ông Cửu nói.

T.H.

Đại học Sư phạm TP. HCM (HCMUE) là một trong những trường hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo sư phạm với hơn 40 năm lịch sử. Trường Đại học Sư Phạm TP HCM luôn là điểm hẹn hấp dẫn cho các nhà giáo tương lai mỗi năm. Với phương châm đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cho đất nước, trường luôn không ngừng hoàn thiện và phát triển hệ thống giảng dạy. Trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để các bạn sinh viên phát triển và trao dồi kỹ năng. Để hiểu rõ hơn về ngôi trường này, các bạn hãy cùng Hocmai.vn khám phá nhé.

Bí ẩn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Sư phạm TP. HCM- Lựa chọn hàng đầu của các bạn teen muốn theo nghiệp “cầm phấn”

1. Giới thiệu chung

Tên trường: Đại học Sư phạm TP. HCM

Bí ẩn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City University of Education (HCMUE)

Mã trường: SPS

Loại trường: Công lập

Hệ đào tạo: Đại học – Sau Đại học – Liên thông – Văn bằng 2 – Liên kết nước ngoài

Địa chỉ:

  • – Trụ sở chính: 280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP Hồ Chí Minh
  • – Cơ sở đào tạo: Số 222 Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3, P Hồ Chí Minh

Email:

Website: http://hcmue.edu.vn/

Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là Phân khoa Sư phạm (Faculté de Pédagogie) thuộc Viện Đại học Sài Gòn (còn gọi là trường Đại học Sư phạm Sài Gòn), được thành lập vào năm 1957 dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa. Ngày 8 tháng 11 năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập Viện Đại học Sài Gòn gồm 11 trường đại học trên địa bàn, trong đó có cả Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Sau khi Việt Nam thống nhất, ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 426/TTg thành lập Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở của Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn.

Bí ẩn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Giới thiệu chung về Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh

Năm 1995, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã được nhập vào làm một thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vào năm 1999, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức lại trên cơ sở chia tách và thành lập mới. Theo đó, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh lại được Thủ tướng Chính phủ tách ra thành một trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là hiện là một trong 15 trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam và cũng là một trong hai trường đại học sư phạm lớn của Việt Nam (cùng với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).

Mục tiêu phát triển

Phấn đấu xây dựng trường Đại học Sư phạm TPHCM trở thành trường đại học có uy tín trong toàn quốc, sánh tầm với các cơ sở đào tạo trong khu vực Đông Nam Á và là nơi đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao trên cả nước.

2. Cơ sở vật chất

Với phương châm đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao cho các nước, trường không ngừng đầu tư cải tiến cơ sở vật chất để phục vụ nhu cầu dạy học và nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên.

Lần đầu đến trường Đại học Sư phạm TP. HCM, bạn sẽ “choáng” với tòa nhà được thiết kế theo kiến trúc phương tây.

Bí ẩn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Giảng đường ở Đại học Sư Phạm TP.HCM

Trường có các cơ sở sau:

  • – Cơ sở 1: 280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP HCM.
  • – Cơ sở 2: 222 Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3, TP HCM.
  • – Viện Nghiên cứu Giáo dục: 115 Hai Bà Trưng, quận 1, TP HCM.
  • – Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An: Bình Đức, thị trấn Lái Thiêu, Thuận An, tỉnh Bình Dương.
  • – Ký túc xá: Địa chỉ: 351 Lạc Long Quân, quận 11, TP. HCM.

Bên cạnh cơ sở vật chất hiện đại phục vụ nhu cầu dạy và học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trang bị nơi ăn chốn ở đầy đủ và tiện nghi cho những giáo viên tương lai của đất nước. KTX của trường được sinh viên đánh giá khá sạch sẽ, gọn gàng, khuôn viên rộng rãi và an ninh.

Các sinh viên nội trú thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí trong khuôn viên KTX để gia tăng tình đoàn kết và xây dựng mối quan hệ thân thiết của các sinh viên. Đây là cơ hội để các bạn gặp gỡ, chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những đồng môn, những đồng nghiệp tương lai và cùng nhau thư giãn sau những giờ học căng thẳng.

Bí ẩn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Ký túc xá Đại học Sư phạm TPHCM

3. Trường Đại học Sư phạm TPHCM đào tạo những ngành học nào?

Các ngành đào tạo, mã ngành, tổ hợp xét tuyển trường Đại học Sư phạm TPHCM như sau:

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại Học Sư Phạm TPHCM năm 2021

4. Đội ngũ nhân sự

Bí ẩn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Đội ngũ nhân sự trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Sư phạm TP. HCM là một trong những trường dẫn dầu về chất lượng đội ngũ giảng viên. Với những thầy cô giáo tâm huyết, tận tụy có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao. Nhiều nhà giáo được Nhà nước ban tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú , Nhà giáo Nhân dân. Trường hiện có tổng số 874 cán bộ, viên chức, trong đó có 591 giảng viên (gồm 26 giáo sư và phó giáo sư, 120 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 310 thạc sĩ).

Ban Giám hiệu gồm:

– Hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng

– Các Phó Hiệu trưởng:

+ TS. Nguyễn Thị Minh Hồng

+ ThS. Đặng Chính Nghĩa

5. Hợp tác quốc tế

Nhiều chương trình hợp tác về đào tạo có hiệu quả đã được thực hiện từ nhiều năm nay giữa Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với các trường đại học và các tổ chức quốc tế: hợp tác với Đại học Grenoble I đào tạo Tiến sĩ Didactique Toán, Thạc sĩ Didactique Toán, Vật lý, với Đại học Caen (Cộng hòa Pháp) Thạc sĩ Công nghệ đào tạo; mở rộng liên kết đào tạo trình độ Cử nhân, Thạc sĩ với các trường Đại học Canberra (Úc), Đại học Ostrava, Đại học Tomas Bata (Cộng hòa Séc), Đại học Bình Đông (Đài Loan) và 14 trường đại học ở Trung Quốc,…

Bí ẩn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Hợp tác quốc tế

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã cử nhiều giảng viên đến các trường đại học nước ngoài dạy tiếng Việt, Văn hóa Việt Nam, Toán, Vật lý. Có thời điểm, Trường mở được 18 lớp Tiếng Việt ở nước ngoài… Đồng thời, Trường cũng tiếp nhận nhiều giảng viên và sinh viên nước ngoài đến giảng dạy và học tập. Từ năm 2001 đến nay, Trường đã tiếp nhận 56 lượt giảng viên nước ngoài đến giảng dạy tại các khoa, viện, trung tâm của Trường và nhiều sinh viên nước ngoài đến học tập. Hiện đang có 100 sinh viên nước ngoài theo học tiếng Việt tại Trường. Cũng trong thời gian trên, đã có 463 lượt cán bộ của Trường được cử đi công tác và học tập ở 40 nước.

6. Đời sống sinh viên

Đại học Sư phạm TP HCM không chỉ đào tạo kiến thức và kĩ năng chuyên môn mà còn tổ chức rất nhiều các hoạt động, phong trào giúp nâng cao kĩ năng sống và tạo môi trường vui chơi, giải trí cho sinh viên.

Với 8 CLB trực thuộc trường (Đội Công Tác Xã Hội – Bee Group, CLB SVST – Sinh viên sáng tạo, HCMUE Media group, CLB Gia sư ĐH Sư phạm Tp.HCM, CLB Tâm lý Ngôi nhà trái tim, CLB UP Crew, CLB Guitar, CLB Tiêu sáo), một số CLb khác như EC, Blue Sky, Cheerleading và tổ chức Đoàn – Hội nhiệt tình, năng nổ, các sinh viên luôn có cơ hội tham gia vào những hoạt động thú vị, bổ ích như: Chào đón tân sinh viên, Color me UP, Ngày hội UP,…Bên canh đó, sinh viên sư phạm còn có cơ hội thể hiện tinh thần nhân đạo của mình thông qua các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người nghèo khó như: Giọt hồng Sư Phạm, Hội sách từ thiện, Chương trình gây quỹ “Phát quà Đêm”, tổ chức Tết thiếu nhi, Mùa hè xanh,…

Bí ẩn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Lễ ra quân chiến dịch Mùa hè xanh ở Đại học Sư Phạm TP. HCM (Nguồn: thành đoàn TP.HCM)

7. Mức học phí

Khi theo học trường Đại học Sư phạm TPHCM, bạn sẽ phải đóng mức học phí 0 đồng.

Mới nghe qua chắc các bạn không tin nhưng đây là sự thật. Kể từ 16/5/2016, Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư cho phép sinh viên trường Đại học Sư Phạm TP. HCM không cần phải đóng học phí đến năm 2021.

Có một điều bạn cần lưu ý chỉ những sinh viên thuộc hệ sư phạm mới không phải đóng học phí, nếu bạn theo hệ cử nhân thì vẫn đóng học phí theo quy định chung. Nhưng các bạn đừng lo, học phí của hệ cử nhân khả mềm, vẫn vừa túi tiền sinh viên chúng mình.

Hiện nay, các mức học phí dự kiến năm 2021 – 2022 của HCMUE dự kiến như sau:

  • – Đối với sinh viên theo học ngành Sư phạm sẽ được miễn học phí 100%.
  • – Học phần lý thuyết: 357.000 đồng/tín chỉ.
  • – Học phần thực hành:378.000 đồng/tín chỉ.

Lộ trình học phí sẽ tăng theo từng năm theo quy định của Chính phủ.

8. Cựu sinh viên ưu tú

Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là chiếc nôi sản sinh ra nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Chính phủ như:

  • – Bà Tôn Nữ Thị Ninh (Cựu giảng viên trường ĐHSP TP. HCM) – nguyên Phó trưởng ban Đối ngoại Quốc hội.
  • – Đặng Huỳnh Mai (Cựu sinh viên ĐHSP TP. HCM) – nguyên thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • – TS.Nguyễn Tấn Phát (Nguyên Hiệu trưởng nhà Trường) – nguyên Ủy viên TW đảng khóa IX, X; nguyên Đại biểu quốc hội khóa VIII, IX; nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và nguyên Giám đốc Đại học Quốc Gia TP HCM.
  • – Cố Thứ trưởng Lê Vũ Hùng – Cựu sinh viên khoa Văn và nhiều cựu sinh viên đã giữ các cương vị lãnh đạo ở nhiều Sở
  • – Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường phổ thông trên nhiều vùng miền Tổ quốc.
  • Ngoài thành tựu nổi bật về mặt chính trị, sinh viên của trường còn nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật, sắc đẹp và điện ảnh.
  • – Một trong những ví dụ điển hình là sinh viên khoa văn Hoàng Thị Phương Thảo – Hoa khôi “Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2014” hay “Gương mặt đẹp nhất” tại cuộc thi Ngôi sao thời trang 2011 – Ngô Hồng Ân và “cô giáo kính vạn bông” Trương Quý Nhi – một trong những gương mặt khá nổi tiếng trong giởi trẻ hiện nay.

Hi vọng qua đây các sĩ tử sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích cho việc lựa chọn trường sắp tới. Trường Đại học Sư Phạm TPHCM sẽ là một nơi xuất phát tuyệt vời cho con đường trở thành một thầy/cô giáo tương lai của các bạn. Hocmai.vn chúc các bạn đậu được vào ngôi trường mà mình mong ước!