Bị đau nhói ở vùng kín khi mang thai

sudo , 08/01/2019 (59857 lượt xem)

Để được gặp con yêu, mẹ phải trải qua 9 tháng 10 ngày mang thai, đó là một hành trình kỳ diệu. Tuy nhiên không phải bất kì ai cũng có một thai kỳ khỏe mạnh. Có những mẹ 3 tháng đầu nghén do thay đổi hooc môn không ăn uống được gì, suốt ngày nôn khan.

Rồi có những mẹ bị chuột rút, tê tay chân do thiếu máu, thiếu canxi... và đau cửa mình khi mang thai tháng cuối cũng là một hiện tượng nhiều mẹ gặp phải.

Đau cửa mình khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không

Chắc các mẹ cũng chả lạ lùng gì khi vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kì thường xuyên đau nhức cửa mình khi mang thai, đây là một hiện tượng bình thường do tử cung lớn dần lên. Đồng thời với việc bào thai phát triển nhanh dần lên vào tháng cuối thai kì. Hiện tượng này có thể kéo dài trong một khoảng thời gian, mức độ đau cũng không ổn định, mẹ có thể đau âm ỉ hoặc đau nhói hoặc đau dữ dội.

Nguyên nhân đau cửa mình khi mang thai tháng cuối

Triệu chứng đau tức cửa mình thường xuất hiện xảy ra ở giai đoạn thứ 3 của thai kỳ mà thường dễ thấy ở tháng cuối bởi các nguyên nhân sau đây

Thứ nhất bé yêu đã có cân nặng tăng vọt và đang trong quá trình hoàn thiện, chuẩn bị chào đời gặp bố mẹ. Khi bào thai càng lớn, kích thước của tử cung của mẹ co dãn nhiều để mở rộng ra, chèn ép lên vùng xương chậu khiến cho mẹ bầu có cảm giác đau cửa mình khi mang thai tháng cuối.

Thứ hai khi mang thai các mẹ bầu dễ bị giãn tĩnh mạch nên sẽ có cảm thấy buốt cửa mình. Lúc này trên da sẽ có những vết tím giãn tĩnh mạch xuất hiện ở âm đạo, âm hộ, trực tràng hoặc quanh buồng trứng và tử cung.

Mẹ bầu bị buốt cửa mình có phải dấu hiệu sắp sinh

Trong những tháng cuối của thai kì, bé yêu sẽ có trọng lượng dao động từ 2.5 – 3.5kg, bên cạnh đó mẹ còn mang cả túi nhau thai, nước ối. Điều đó sẽ tạo nên một áp lực lên vùng khung chậu khiến mẹ bầu sinh hoạt khó khăn hơn nhiều và cảm thấy đau cửa mình khi mang thai tháng cuối.

Và bên cạnh đó việc giãn tĩnh mạch sẽ khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề ở vùng khung chậu và đau tức âm đạo trong những tháng cuối.

Thứ ba để thích nghi với sự phát triển của bé, cơ thể mẹ bầu phải sản xuất ra lượng lớn hormone relaxin nhằm giúp các cơ ở vùng chậu giãn nở. Lúc này, đau cửa mình khi mang thai tháng cuối là do áp lực dồn lên vùng chậu quá tải sẽ dẫn tới tình trạng bị đau lưng, chuột rút, đau nhức mình mẩy, gồm cả đau vùng kín.

Qua 3 nguyên nhân mẹ bầu bị đau cửa mình khi mang thai tháng cuối trên mình nhận xét rằng dấu hiệu đau cửa mình không chắc chắn là dấu hiệu sắp sinh, mà đó chính là quá trình thay đổi thích nghi của các bộ phận cơ thể mẹ để phù hợp với sự phát triển của con trong những tháng cuối của thai kì

Các mẹ bầu lưu ý, hiện tượng đau cửa mình khi mang thai tháng cuối còn là dấu hiệu bất thường khi mẹ bẫu bỗng nhiễm bệnh lý nào đó như: viêm nhiễm phụ khoa, bệnh xã hội, sùi mào gà, bệnh lậu, mụn rộp sinh học… ngay khi có biểu hiện trên các mẹ nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị, tránh những biến chứng xấu đến thai nhi.

Biện pháp khắc phục chứng đau cửa mình khi mang thai tháng cuối

Dấu hiệu đau cửa mình hầu hết mẹ nào cũng gặp phải tùy mức độ nặng hay nhẹ, các bác sĩ chuyên gia trong khoa sản cũng đã tìm hiểu nhiều cách để giúp các mẹ bầu có thể vượt qua giai đoạn khó khắn này. Mẹ áp dụng một số cách sau để giảm cảm giác đau buốt và mệt mỏi nhé.

Yoga là biện pháp giúp mẹ hiện tượng đau tức cửa mình

Thứ nhất: Nếu mẹ đảm bảo được sức khỏe, mẹ bầu nên thường xuyên đi lại và vận động nhẹ tránh nằm một chỗ làm cho các cơ không hoạt động được sẽ khiến cho cơ thể bị ì và những cơn đau cửa mình vào tháng cuối thai kỳ ngày một nhiều lên.

Ngoài ra mẹ cũng có thể đi dạo, tập yoga và vận động nhẹ nhàng để gân cốt thư giãn và áp dụng vùng chậu sẽ được phân tán giúp mẹ giảm đau cửa mình khi mang thai tháng cuối.

Thứ hai: Khi đi ngủ hay nghỉ ngơi, các mẹ nên nằm nghiêng về phía bên trái để giảm áp lực lên vùng chậu, lấy gối cho bà bầu kê chân cao hơn hoặc gác chân ngang gối để tăng cường lưu thông máu giảm đau cửa mình hiệu quả hơn.

Nằm ngủ đúng tư thế giúp mẹ giảm các cơn đau cửa mình khi mang thai tháng cuối

Thứ ba: Vệ sinh cá nhân mẹ bầu phải thường xuyên và nên dùng nước ấm để tắm gội và kết hợp những động tác massage vùng xương chậu để tạo cảm giác dễ chịu và giảm đau cửa mình khi mang thai tháng cuối tốt nhất.

Các mẹ đặc biệt chú ý, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường mà mẹ không yên tâm nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để kịp thời điều trị tránh ảnh hưởng đến bé yêu nhé

Dấu hiệu đau cửa mình khi mang thai tháng cuối là một dấu hiệu bình thường mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua, trên đây là những cách làm giảm những cơn đau. Mẹ bầu có thể áp dụng thường xuyên để tránh những cơn đau nhé.

Chúc mẹ bầu có thai kì khỏe mạnh và vượt cạn thành công.

Đau vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu là một triệu chứng khiến cơ thể lẫn tâm lý mẹ bầu nặng nề, khó chịu. Làm sao để vượt qua giai đoạn khó khăn này? MarryBaby cung cấp ngay cho bạn câu trả lời đây! Khi mang thai, cơ thể phụ nữ bắt đầu có […]

Đau vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu là một triệu chứng khiến cơ thể lẫn tâm lý mẹ bầu nặng nề, khó chịu. Làm sao để vượt qua giai đoạn khó khăn này? MarryBaby cung cấp ngay cho bạn câu trả lời đây!

Ảnh minh họa

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ bắt đầu có nhiều thay đổi. Các cơ quan nội tạng di chuyển để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Điều này đi kèm với những thay đổi về nội tiết tố, gây ra khó chịu và thay đổi nhịp sinh học.

Phụ nữ mang thai thường bị đau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả lưng dưới, bụng, ngực và dạ dày. Một số phụ nữ bị đau vùng kín (âm đạo) khi mang thai 3 tháng đầu hoặc đôi khi kéo dài trong suốt thai kỳ. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa đau vùng kín khi mang thai.

Các loại đau vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu

Đau âm đạo (đau cửa mình, đau vùng kín) khi mang thai chia thành ba loại.

1. Đau như kim châm

Đây là một hiện tượng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Kiểu đau này thường xảy ra từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 của thai kỳ, do sự kéo căng của các cơ tử cung. Một lý do khác cho cơn đau này là do mẹ bầu bị đầy hơi. Nếu cơn đau bắt đầu vào khoảng tuần thứ 37, thường là do sắp sinh.

2. Đau dai dẳng

Đau dai dẳng là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ, không chỉ phụ nữ mang thai. Nguyên nhân thường là do viêm nhiễm xảy ra trong ống dẫn trứng hoặc cổ tử cung. Nếu cơn đau thuyên giảm nhanh chóng sau khi điều trị thì không có lý do gì để lo lắng. Tuy nhiên, nếu nó không ngừng tăng lên, bạn phải đến gặp bác sĩ.

3. Đau như cắt

Đau như bị cắt khi mang thai là hiện tượng phổ biến và có thể là do tử cung phát triển về kích thước để chứa thai nhi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm bàng quang trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Nếu cơn đau xuất hiện trong giai đoạn sau của thai kỳ, bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức vì đó có thể là do nhau thai bị bong ra. Tình trạng này xuất hiện bất cứ lúc nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹĩ, đặc biệt khi cơn đau gia tăng.

Nguyên nhân gây đau cửa mình khi mang thai

Đau vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu do rất nhiều nguyên nhân và chúng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng tùy thuộc vào thời điểm và cường độ. Đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1. Mở rộng tử cung

Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu. Tử cung phát triển về kích thước để có thể chứa thai nhi. Chính điều này tạo ra áp lực lên âm đạo và các cơ xung quanh.

2. Thay đổi nội tiết tố

Mang thai là thời kỳ có nhiều thay đổi về nội tiết tố. Và điều này có thể gây ra tình trạng khô âm đạo, gây đau, đặc biệt là khi quan hệ tình dục.

3. Thai nhi phát triển

Khi kích thước của thai nhi trong tử cung tăng lên, các dây chằng ở vùng xương chậu cũng căng ra để thích ứng với sự phát triển. Điều này gây ra sự căng giãn quá mức của các dây chằng và cơ xung quanh âm đạo, dẫn đến cảm giác đau buốt. Trọng lượng của thai nhi cũng có thể đè xuống sàn chậu, gây đau âm đạo.

4. Nhiễm trùng

Nếu cơn đau ở vùng sinh dục ngoài và âm đạo, nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bạn hãy đến gặp ​​bác sĩ để được khám và điều trị. Loại nhiễm trùng phổ biến nhất là nấm candida, dễ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai vì khả năng miễn dịch của họ thấp hơn nhiều. Hơn nữa quá trình điều trị cũng kéo dài, vì thuốc cortisone hiếm khi được kê đơn trong thai kỳ.

5. Giãn cổ tử cung

Cổ tử cung giãn ra có thể gây đau buốt và rát ở âm đạo. Sự giãn nở diễn ra trong giai đoạn sau của thai kỳ; vài tuần trước khi chuyển dạ. Đây không là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu cơn đau ở vùng bụng dưới hoặc tăng lên, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Sa nội tạng vùng chậu (POP)

POP là tình trạng mà các cơ quan trong hoặc gần khung chậu di chuyển xuống, đôi khi vào âm đạo hoặc trực tràng. Nếu bạn cảm thấy có gì đè nặng lên vùng chậu hoặc cảm thấy có vật gì đó đẩy xuống âm đạo, có thể đó là dấu hiệu của POP. POP điều trị được, nhưng nó có thể gây ra các biến chứng và đau dữ dội nên cần đi khám ngay lập tức.

Điều trị đau vùng kín khi mang thai

Đau vùng kín khi mang thai chắc chắn sẽ xảy ra ở một số giai đoạn trong quá trình này, vì vậy sẽ rất hữu ích nếu bạn biết cách giảm các cơn đau gây mệt mỏi:

  • Nằm nghiêng về bên trái có thể cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực âm đạo.
  • Ngồi và chân nâng cao có thể làm giảm áp lực vùng khi mang thai.
  • Ở một số thai phụ, đau cổ tử cung có thể thuyên giảm bằng cách đơn giản là nằm xuống và nâng hông cao.
  • Tắm nước ấm là một biện pháp tốt để giảm đau âm đạo.
  • Các bài tập đơn giản như bơi lội và yoga có thể cải thiện lưu thông máu trong cơ thể và cũng tăng cường cơ bắp. Chúng sẽ giúp giảm đau âm đạo rất nhiều.
  • Massage vùng chậu theo hướng dẫn của chuyên gia dành cho bà bầu là cách giúp giảm đau vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu. Đây cũng là cách tăng cường sức khỏe cơ mà bạn có thể áp dụng.
  • Thực hiện các bài tập Kegel thường xuyên có thể giúp giảm áp lực và cơn đau cho âm đạo.
  • Nếu bụng to, có thể là do đầu của em bé đang tạo áp lực lên âm đạo. Đeo đai hỗ trợ mang thai sẽ giảm bớt áp lực đó.
  • Đau âm đạo khi mang thai có thể gây khó chịu mặc dù đây là vấn đề phổ biến ở phụ nữ. Một vài thay đổi lối sống có thể giúp giảm đau âm đạo, nhưng nhớ tham vấn ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn cảm thấy cơn đau có dấu hiệu gia tăng bất thường.

Đau vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu là một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Mẹ bầu hãy chịu khó thực hiện các cách trên đề có một hành trình đón bé nhẹ nhàng nhé!

Uyên Hồ

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)

Page 3

Quan hệ 5 ngày thử thai được chưa? Kết quả liệu có chính xác? Ngoài thử que, bạn có thể biết mình mang thai thông qua những dấu hiệu có thai sớm.

Mẹ đang nôn nao không biết quan hệ sau 5 ngày thử thai được chưa. Câu trả lời sẽ được MarryBaby giải đáp trong bài viết này. Ngoài ra, MarryBaby sẽ mách cho mẹ biết cách sử dụng que thử thai cho kết quả chính xác nhất cũng như những dấu hiệu mang thai sớm cho mẹ dễ nhận biết.

Nhiều bạn trẻ thắc mắc “Sau quan hệ 5 ngày thử thai được chưa?”. Câu trả lời là được. Bạn có thể thử thai bất cứ lúc nào sau khi quan hệ nhưng kết quả sẽ không chính xác.

Tính tổng thời gian thụ thai, hình thành phôi thai, phôi thai đến làm tổ ở tử cung mất khoảng 10 đến 15 ngày. Điều đó có nghĩa rằng, sau khi quan hệ tình dục từ 10 đến 15 ngày mới có thể biết chính xác rằng bạn đã mang thai hay chưa. Lúc này, nồng độ β-hCG mới tăng đủ ngưỡng để có thể phát hiện bằng que thử thai.

Sau khi quan hệ 5 ngày thử thai được chưa? Được rồi chứ nhưng kết quả sẽ không chính xác vì những lý do sau đây:

  • Thời gian chưa đủ để trứng đã thụ tinh di chuyển và trong buồng tử cung và làm tổ. Lúc này, trứng có thể đang trên đường đến buồng tử cung, nằm ở vòi tử cung hoặc đã vào buồng tử cung nhưng chưa làm tổ.
  • Chính vì trứng chưa làm tổ nên nồng độ β-hCG (một loại hormone được tiết ra từ tế bào hình thành trong nhau thai) còn quá thấp nên chưa đạt đến ngưỡng để có thể thử bằng que thử thai.

Cho nên, cách giải quyết tốt nhất trong tình huống này là không nên thử thai quá sớm. Hãy đợi thêm 5 đến 7 ngày nữa và thử lại để kết quả được chính xác. Nếu khi thử, que thử lên 2 vạch có nghĩa khả năng cao bạn đã có thai. Mẹ nên đến ngay các cơ sở ý tế và bệnh viện để làm xét nghiệm máu xem có đúng bạn đang mang thai không nhé.

Sau khi quan hệ 5 ngày thử thai được chưa? Được rồi nhưng kết quả sẽ không chính xác

Mách cách thử que cho kết quả chính xác tại nhà

Sau quan hệ tình dục từ 10 – 15 ngày, bạn có thể sử dụng bộ dụng cụ thử thai ngay tại nhà. Có nhiều trường hợp tự thử que tại nhà và cho kết quả sai. Cho nên, MarryBaby sẽ mách bạn cách thử que tại nhà cho kết quả cực kỳ chính xác.

Trước tiên, bạn cần lưu ý thời gian thử que. Thử thai tại nhà cho kết quả đúng 99% khi sử dụng vào ngày trễ kinh đầu tiên. Thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy. Vì đây là lúc nước tiểu đặc nhất, chứa nồng độ β-hCG cao nhất.

Độ chính xác của cách thử thai tại nhà phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Có thực hiện đúng theo hướng dẫn đi kèm bộ dụng cụ thử thai hay không. Thực hiện sai hướng dẫn có thể mang lại kết quả không chính xác.
  • Thời điểm tốt nhất để tiến hành thử thai chính là 10 – 15 ngày sau khi nghi ngờ bản thân mang thai. Vì nếu thử thai quá sớm có thể cho kết quả âm tính giả.
  • Thử thai không bao giờ là muộn! Ngay khi bạn nghi ngờ có thai, hãy thử thai ngay. Vì nồng độ β-hCG sẽ tăng lên gấp đôi sau 48 giờ trong vài tuần đầu của thai kỳ và đạt đỉnh khi thai được 8 đến 10 tuần.
  • Nên đọc kết quả thử thai trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút. Bất kỳ vạch nào xuất hiện sau 10 phút đều có thể sai lệch và trước 5 phút cũng có kết quả không chính xác.

Nếu kết quả thử thai dương tính, que sẽ có thêm một vạch thứ hai xuất hiện dọc theo vạch chứng trên que thử. Vạch thứ hai này sẽ xuất hiện khi mẫu nước tiểu đi qua dải giới hạn của vạch này. Nếu kết quả thử thai là âm tính, que thử chỉ hiển thị 1 vạch chứng. Cho nên, bạn có thể đợi thêm 1 tuần và thử lại.

Quy trình sử dụng que thử thai cho kết quả đúng

Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm chớ bỏ qua

Quan hệ 5 ngày thử thai được chưa? Ngoài sử dụng que thử thai, những dấu hiệu mang thai sớm cũng là cách giúp mẹ bầu phát hiện mình mang thai như:

1. Trễ kinh

Khi quá trình thụ thai hoàn tất, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố hCG. Và đương nhiên, kỳ kinh tiếp theo sẽ không thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu cơ địa của bạn kinh nguyệt không đều thì rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng này.

2. Mệt mỏi

Khi mới mang thai (sớm nhất là sau 1 tuần thụ thai), cơ thể mẹ có những thay đổi rõ rệt. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ nhiều hơn. Nguyên nhân là do nội tiết tố progesterone tăng cao, cơ thể cần nghỉ ngơi nhiều và bổ sung thêm thức ăn giàu protein, sắt.

Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất khi mang thai, tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng bị. Nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến mẹ cảm thấy buồn nôn và nôn. Chúng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày, nhất là buổi sáng.

Hơn nữa, thay đổi nội tiết tố cũng làm khẩu vị mẹ bầu thay đổi, khiến bạn cảm thấy thèm hoặc sợ một số món ăn. Dấu hiệu này có thể giảm hoặc biến mất khi mang thai tuần thứ 13 đến 14.

Những dấu hiệu mang thai sớm mẹ dễ nhận biết là trễ kinh, buồn nôn và mệt mỏi

4. Thay đổi của vú

Bầu ngực thay đổi cũng là một trong những dấu hiệu báo mang thai sớm. Do nội tiết tố thay đổi nhanh khiến vú to lên, mềm, cảm giác tròn trịa, căng đầy hơn, có thể ngứa hoặc đau trong 1 – 2 tuần đầu. Quầng vú cũng trở nên sậm màu hơn bình thường.

5. Cảm xúc thất thường

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng ảnh hưởng tới cảm xúc của mẹ bầu khiến bạn nhạy cảm hơn. Nó có thể gây ra cảm giác lo âu, trầm cảm, hưng cảm, nóng giận thường xuyên,…

Sau những phân tích trên, chắc rằng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi quan hệ 5 ngày thử thai được chưa? Nếu bạn thử thai sau 5 ngày thì khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày sau đấy bạn cũng sẽ thử lại lần nữa. Đó là tâm lý chung của nhiều bạn trẻ khi lần đầu làm mẹ. Tốt nhất, nên thử thai sau 10 – 15 ngày nghi ngờ mang thai nhé.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề