Bị giữ bằng lái xe máy có được lái xe không

Trong một số trường hợp cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện vi phạm. Vậy khi bị cảnh sát giao thông tạm giữ giấy phép lái xe có được lái xe không là câu hỏi mà nhiều bạn đọc quan tâm tới. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Khi nào bị tạm giữ Giấy phép lái xe?

Việc tạm giữ Giấy phép lái xe chỉ được áp dụng trong các trường hợp thật cần thiết theo khoản 2 Điều 82 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

– Để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính còn đề cập đến việc tạm giữ giấy phép để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ sau cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thứ tự:

– Giấy phép lái xe;

– Giấy phép lưu hành phương tiện;

– Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.

Theo đó, CSGT có quyền tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

Bị giữ bằng lái xe máy có được lái xe không

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”

Như vậy, trong thời gian bị tạm giữ các bằng lái xe, vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Chỉ khi quá thời hạn ghi trong biên bản mà người bị tạm giữ bằng lái chưa đến để nộp phạt và vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện thì mới bị phạt về lỗi không có giấy tờ xe.

Theo đó, mức phạt đối với lỗi không có giấy tờ xe được quy định như sau:

– Đối với xe mô tô

+ Trường hợp không có Giấy phép lái xe:

++ Bị phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3 (Điểm a Khoản 5 Điều 21).

++ Bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên (Điểm b Khoản 7 Điều 21).

– Đối với xe ô tô

 (Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia).

+ Trường hợp không có Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng (Điểm b Khoản 8 Điều 21).

Hai bên có quyền tự hòa giải khi bị tai nạn giao thông ?

Khoản 1 điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, có thể thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại.

Điều 4 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ

1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.”

Như vậy, về nguyên tắc, bất cứ người nào tham gia giao thông và vi phạm các quy định về giao thông đường bộ đều bị xử lý.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung vấn đề ”Bị cảnh sát giao thông tạm giữ bằng lái xe thì có được lái xe không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe là một loại bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan nhà nước; hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể. Giấy phép lái xe cho phép người đó vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi.

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:Cảnh cáo;

Phạt tiền;

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

Trục xuất.

Nếu tôi tới một tỉnh khác và tiếp tục bị phạt do vi giao thông, tôi không có giấy tờ thì phải làm sao, có bị phạt tiếp không?

Luật sư trả lời

Việc cảnh sát giao thông thu bằng lái của bạn được chia thành hai trường hợp.

Trường hợp thứ nhất: Tước bằng lái

Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Giấy phép lái xe ghi nhận quyền, khả năng, điều kiện điều khiển phương tiện của người được cấp.Do đó nếu bị thu bằng dưới hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, trong thời gian bị tước giấy phép đó bạn vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện thì sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe.

Trường hợp thứ hai: Tạm giữ bằng lái để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt

Theo điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính: "Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ một số trường hợp.

Khi cảnh sát giao thông tạm giữ bằng lái, bạn sẽ được giao một Biên bản, Quyết định xử phạt ghi nhận bằng lái của bạn bị tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Bạn vẫn được điều khiển phương tiện bình thường và có thể xuất trình tài liệu về việc tạm giữ bằng để tránh bị xử phạt với lý do không có bằng lái.

Luật sư Quách Thành Lực
Công ty Luật TNHH LSX

Tôi tham gia giao thông bị thu giữ giấy phép lái xe máy. Vậy trong khoảng thời gian đang bị thu giữ giấy phép lái xe này, tôi có thể dùng biên bản xử phạt thay thế cho giấy phép lái xe để tham gia giao thông được hay không? Tôi mà điều khiển xe thì bị phạt thế nào. Tôi xin cảm ơn.

Bị giữ bằng lái xe máy có được lái xe không
Về vấn đề bị thu giữ giấy phép lái xe, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, trường hợp bạn bị tước giấy phép lái xe

Căn cứ theo Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

“Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Như vậy, nếu bạn vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ có hình thức xử phạt là tước giấy phép lái xe có thời hạn thì trong khoảng thời hạn này, bạn sẽ không được điều khiển xe ghi trong giấy phép lái xe. Nếu bạn vẫn tiếp tục lái xe trong thời gian đang bị tước bằng này, bạn sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe.

-->Giấy tờ thay thế giấy phép lái xe khi tham gia giao thông

Thứ hai, quy định về xử phạt lỗi điều khiển xe máy khi không có giấy phép lái xe

Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”

Ngoài ra, căn cứ điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;“

Như vậy, với hành vi điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe, bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

Thứ ba, trường hợp bạn bị thu giữ giấy phép lái xe

Căn cứ tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định trường hợp bị thu giữ giấy phép lái xe:

“Điều 125: Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”

Như vậy, khi bạn vi phạm luật giao thông bị xử phạt với hình thức phạt tiền, không bị tước giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông có quyền thu giữ giấy phép lái xe của bạn để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt. Sau khi bạn đã nộp tiền phạt, bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe.

-->Giấy tờ thay thế giấy phép lái xe khi tham gia giao thông

Bị giữ bằng lái xe máy có được lái xe không

Tổng đài tư vấn trực về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ tư, tham gia giao thông khi đang bị thu giữ giấy phép lái xe

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Như vậy, trong thời gian bị thu giữ giấy phép lái xe, bạn vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi bị cảnh sát kiểm tra, bạn có thể xuất trình biên bản xử phạt giao thông. Biên bản này có giá trị thay thế cho giấy tờ xe bị thu giữ. Chỉ khi quá thời hạn hẹn đến giải quyết trong biên bản xử phạt mà bạn vẫn chưa đến cơ quan công an để tiến hành xử phạt mà vẫn tiếp tục lái xe máy sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy phép lái xe.

Kết luận

+) Nếu bạn bị tước giấy phép lái xe thì bạn không được điều khiển xe.

+) Nếu bạn bị thu giữ giấy phép lái xe thì bạn vẫn có thể lái xe trong thời hạn hẹn ghi trong biên bản xử phạt.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc  về Bị thu giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông hay không? bạn vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.

-->CSGT được kiểm tra giấy tờ gì của người tham gia giao thông?