Bị quai bị khám ở đâu Singapore

Bệnh lây theo đường hô hấp, virus có trong nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói..., người lành khi hít phải trực tiếp hoặc qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh. 

Khả năng lây bệnh qua phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác định dù virus có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Thời gian lây là từ 3-5 ngày trước khi sưng tuyến mang tai đến 2 tuần sau khi có triệu chứng.

Làm thế nào để nhận biết bệnh quai bị ?

Thời gian ủ bệnh trung bình là 18 ngày. Bệnh quai bị thường dễ nhận biết với triệu chứng sưng đau vùng mang tai do viêm sưng tuyến nước bọt. Trước khi sưng tuyến mang tai 1-2 ngày, người bệnh có cảm giác đau, khó nhai, chảy nước bọt. Vùng mang tai sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc. Một số trường hợp các tuyến nước bọt vùng dưới hàm bị viêm làm sưng hai mang tai và vùng dưới hàm. Vùng bị sưng nhưng không có hiện tượng tấy đỏ, đau nhưng không tạo mủ, gây đau khi nuốt nước bọt, bị khô miệng vì các tuyến nước bọt đã ngừng hoạt động.

Thông thường trẻ lớn hay người lớn triệu chứng thường nặng hơn trẻ nhỏ. Bên cạnh triệu chứng sưng vùng mang tai, trẻ có thể  kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói. Bệnh sẽ tự khỏi dần sau 1 tuần đến 10 ngày nếu không có biến chứng. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.

Những biến chứng có thể gặp ?

-    Tổn thương thần kinh là biến chứng thường gặp nhất, viêm não hoặc viêm màng não thường xuất hiện 3-10 ngày sau viêm tuyến mang tai với triệu chứng sốt cao, thay đổi tính tình, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, cổ cứng. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực,…

-    Sưng tinh hoàn và buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh (rất hiếm), dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau; nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn.

-    Phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng; trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

-    Một số biến chứng khác: viêm tụy, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm phổi, tổn thương gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu,...

Bệnh quai bị chủ yếu được điều trị tại nhà

-    Khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh quai bị như đã nêu ở trên, người bệnh nên đi khám bệnh tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

-    Đối với những trường hợp quai bị không biến chứng bệnh nhân có thể được chăm sóc tại nhà như sau:

+ Giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol.

+ Uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt.

+ Nghỉ ngơi, có thể chườm lạnh trên vùng má bị sưng đau.

-    Đưa đến bệnh viện khi thấy bệnh nhân có những biểu hiện nặng, bất thường.

Phòng bệnh quai bị

-    Hạn chế tiếp xúc, không sử dụng chung đồ dùng với người bị quai bị.

-    Tiêm chủng vắc xin cho trẻ từ 12 tháng tuổi và tiêm nhắc theo chỉ định của bác sĩ.

-    Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ tư vấn về thời gian được phép mang thai sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị.

Nguồn: Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM

Nguyên nhân khiến trẻ thường dễ mắc bệnh mùa tựu trường là do trẻ đi học sẽ giao lưu, tiếp xúc nhiều với các bạn nên dễ tiếp xúc với mầm bệnh hơn. Ngoài ra, mùa này thời tiết thay đổi mưa nắng thất thường cũng tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển. 

Hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nên nguy cơ mắc bệnh cao. Đặc biệt, với môi trường đông đúc, có máy lạnh sẽ khiến mầm bệnh lây lan nhanh. Nếu trẻ có một số thói quen như mút tay, cắn móng tay, bốc thức ăn, ngoáy mũi…thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh càng nhiều hơn nữa. 

Các bệnh lý thường gặp:

Cảm Cúm 

Trẻ sẽ có các triệu chứng giống bệnh cảm như sốt cao, ho, đau họng, nhức đầu, đau cơ và đau cơ. Bệnh dễ bị nặng ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi. Tiêm ngừa cúm mỗi năm cách hiệu quả để phòng ngừa các biến chứng nặng của cúm.

Bệnh đường tiêu hóa

Nếu bé thường chơi dơ mà không có thói quen rửa tay thì sẽ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, thói quen ăn quà vặt ngoài cổng trường cũng dễ làm trẻ bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa.

Viêm mũi họng
Thời tiết thay đổi là yếu tố làm các siêu vi, vi khuẩn đường hô hấp tăng cao nên trẻ dễ bị các bệnh lý hô hấp như viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…Ngoài ra Covid cũng dễ tăng trở lại khi trẻ quay lại trường.

Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 -11 hằng năm. Một số ít trẻ có thể bị biến chứng nặng nếu không được phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển nặng và điều trị kịp thời. 

Sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt, ói nhiều, đau bụng, chảy máu mũi, chảy máu răng, ói có máu, chấm xuất huyết ở da, tay chân lạnh ẩm…cần đưa trẻ đi khám để được phát hiện và theo dõi các diễn tiến nặng của sốt xuất huyết

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH MÙA TỰU TRƯỜNG: 

  • Nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi chơi, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. 
  • Chuẩn bị đầy đủ vật dụng phòng dịch cho bé: gel rửa tay khô, khăn giấy che miệng khi ho, bình nước riêng, khẩu trang. 
  • Mùa hè trẻ thường thức khuya, giờ giấc ăn ngủ thất thường. 
  • Cần rèn lại giờ giấc sinh hoạt ổn định, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya dậy sớm để đảm bảo sức khỏe cho năm học mới.
  • Duy trì chế độ vận động, thể dục thể thao. Các vận động thể chất sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
  • Phòng ngừa muỗi đốt ở lớp và tại nhà bằng cách mặc quần áo dài tay, sử dụng xịt đuổi muỗi xuất xứ tự nhiên, an toàn cho trẻ, dọn dẹp các vật chứa nước không dùng tới, diệt lăng quăng, bọ gậy...
  • Tiêm phòng vaccine đầy đủ: chích ngừa là cách hỗ trợ hệ miễn dịch hiệu quả, giúp trẻ tránh được các bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Vì vây, phụ huynh hãy kiểm tra sổ chích ngừa để không bỏ quên các mũi chích nhắc như cúm, bạch hầu, ho gà, sởi, thủy đậu, viêm phổi, sởi -quai bị- rubella (MMR)...

Tham khảo các Gói Tiêm Ngừa cho Trẻ 0-6 tháng của CarePlus TẠI ĐÂY

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Đối với sức khỏe mẹ bầu

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi về thể chất, hệ thống miễn dịch suy giảm nên mẹ bầu rất dễ bị tấn công bởi các bệnh lý nguy hiểm như sởi, quai bị, thủy đậu… 

Nếu mẹ mắc phải một số bệnh truyền nhiễm, khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi rất cao. Thậm chí, thai nhi có thể ngừng phát triển, chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh... Đó chính là lý do tại sao chị em cần phải tiêm phòng trước mang thai.

Tiêm chủng trước khi mang thai giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé

Đối với thai nhi

Mẹ được chủng ngừa đầy đủ sẽ giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi chào đời. Đặc biệt, một số loại vắc xin có khả năng tạo sức đề kháng cho bé từ khi còn trong bụng mẹ, nhờ đó giúp phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Lưu ý, chị em cần phải tiêm phòng trước khi mang thai theo đúng các quy định về an toàn tiêm chủng bởi một số vắc xin virus sống có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Ngoài ra, mẹ bầu cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

2. Những vắc xin cần tiêm ngừa trước khi mang thai

Dưới đây là danh sách các mũi tiêm trước khi mang thai cần thiết để giúp bảo vệ mẹ và bé tránh khỏi những bệnh lý nguy hiểm:

Loại vắc xin

Thời điểm tiêm

Số mũi

Sởi-quai bị-rubella

Tiêm phòng trước mang thai 3 tháng hoặc tối thiểu 1 tháng

1

Thủy đậu

Tiêm chủng trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng

0, 1 tháng

Viêm gan siêu vi B

Trước khi mang thai, một số trường hợp nguy cơ cao có thể tiếp tục tiêm trong khi mang thai khi chưa hoàn thành liệu trình

0, 1, 6 tháng

Cúm

Tiêm vào đầu mùa cúm, trước hoặc trong quá trình mang thai đều tiêm được

1

Bạch hầu- ho gà- uốn ván

(Adacel)

Có thể tiêm ngừa trước khi mang thai hoặc tốt nhất trong thời gian mang thai từ 27 đến 36 tuần

1

HPV

Dưới 26 tuổi

3

2.1. Vắc xin sởi, quai bị và Rubella (MMR)

Sởi, quai bị và Rubella (bệnh sởi Đức) là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Nếu người mẹ mắc các bệnh này khi mang thai thì nguy cơ thai nhi bị dị tật, chết lưu, sinh non... rất cao. Hiện nay, phụ nữ có thể tiêm phòng trước khi mang thai bằng mũi MMR – vắc xin phối hợp sởi, quai bị và Rubella để phòng bệnh.

2.2. Vắc xin thủy đậu

Vắc xin thủy đậu cũng nên được tiêm trước khi mang thai. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây lan cao, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có thể gây dị tật hình thể, liệt tay chân cho bé. Ngoài ra, mẹ mắc bệnh thủy đậu khi gần sinh còn có thể lây truyền virus thủy đậu sang cho trẻ khi sinh nở.

2.3. Vắc xin viêm gan siêu vi B

Viêm gan B là một căn bệnh về gan do virus HBV gây ra. Nếu mẹ bị nhiễm trong 3 tháng giữa thai kỳ, nguy cơ lây truyền cho trẻ là 10-20%, 3 tháng cuối thai kỳ là 90%. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp và phá hủy nặng nề đến gan, về lâu dài gây xơ gan, ung thư gan.

2.4. Vắc xin cúm

Bà bầu khi mắc bệnh cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến thai nhi bị các dị tật như hở hàm ếch và sứt môi. Vì thế, việc tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai rất cần thiết. 

2.5. Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván

Đây đều là những bệnh dễ gặp và vô cùng nguy hiểm với thai nhi. Vì vậy, chủ động tiêm ngừa trước khi mang thai vắc xin uốn ván - bạch hầu và ho gà sẽ giúp phòng tránh các dị tật bẩm sinh ở trẻ do bệnh gây ra.

2.6. Vắc xin ung thư cổ tử cung (HPV)

Vắc xin ung thư cổ tử cung là một trong các mũi tiêm trước khi mang thai. HPV là một loại virus gây u nhú ở người. Mặc dù không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, nhưng thống kê có hơn 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. Vì thế, nếu bạn dưới 26 tuổi, chuẩn bị kết hôn và mang thai thì không nên bỏ qua loại vắc xin này.

Nên tham vấn ý kiến bác sĩ khi tiêm vắc xin trước khi mang thai 

3. Cần làm gì khi quên tiêm chủng trước khi mang thai?

  • Không được tiêm bù vì mỗi loại vắc xin đều có thời điểm và số mũi tiêm riêng.
  • Vì cơ thể yếu hơn so với những phụ nữ đã được tiêm phòng nên bạn cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học nhằm nâng cao đề kháng.
  • Tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để có phương án khắc phục phù hợp nhất.

4. Tiêm phòng trước khi mang thai và những thắc mắc thường gặp

4.1. Tiêm ngừa trước khi mang thai cần lưu ý gì?

  • Xét nghiệm kháng thể trước khi chích ngừa hay không tùy trường hợp. Tiêm chủng đúng theo lịch tiêm phòng của bác sĩ tư vấn đưa ra trong mỗi lần thăm khám.
  • Trong thời gian chủng ngừa các loại vắc xin, nên sử dụng các biện pháp tránh thai ít nhất 1 tháng nếu là vắc xin sống. Nếu không may, mang thai trong thời gian đó, cần báo ngay bác sĩ, tham khảo ý kiến và theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Không nên tiêm phòng khi cơ thể có các triệu chứng như sốt, cảm cúm, đang mắc các bệnh về xương khớp, thận...
  • Sau khi tiêm phòng, cần theo dõi cơ thể từ 24 – 48 giờ để phòng các phản ứng phụ, sốc thuốc có thể xảy ra. Khi có các biểu hiện như co giật, ngất xỉu, choáng váng, chóng mặt bạn nên đưa bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu gần nhất.

4.2. Tiêm phòng trước mang thai lần 2 có giống lần 1 không?

Cũng giống như lần đầu, trước khi mang thai lần 2 chị em cũng nên tiêm ngừa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, các loại vắc xin cần tiêm sẽ phụ thuộc vào số lượng vắc xin đã chủng ngừa trước đây, thời gian tiêm gần nhất cách mấy năm, kháng thể còn cao hay không. 

Vì vậy, bạn cần xét nghiệm kháng thể để xác định có nên tiêm lại hay không (đã từng tiêm vắc xin). Tốt nhất, nên gặp Bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về việc nên tiêm ngừa loại nào.

Có nên tiêm ngừa trước khi mang thai lần 2 không?

4.3.  Tiêm chủng trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?

Mỗi loại vắc xin sẽ có tác dụng phòng bệnh trong một thời gian nhất định. Cụ thể:

  • Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván cần tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm. 
  • Vắc xin cúm cần tiêm ngừa nhắc lại mỗi năm. 
  • Vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung có tác dụng khoảng 30 năm. 
  • Vắc xin viêm gan B, sau khi chủng ngừa đầy đủ 3 mũi và tiêm nhắc lại mũi thứ 4 (sau 1 năm) thì gần như có thể miễn dịch suốt đời với virus HBV.
  • Vắc xin thủy đậu có thời gian phòng bệnh khoảng 15 năm. Phụ nữ nên đi tiêm mũi tăng cường để phòng bệnh hiệu quả.

4.4. Tiêm vắc xin trước khi mang thai có an toàn không?

Nhiều chị em có tâm lý lo sợ việc tiêm vắc xin trước khi mang thai sẽ gây hại. Tuy nhiên, các mũi tiêm trước khi mang thai là các loại vắc xin tái tổ hợp hoặc vắc xin bất hoạt nên rất an toàn. Không chỉ vậy, theo Bộ Y tế, nếu tuân thủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng thì sẽ không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

4.5. Các tác dụng phụ khi tiêm phòng trước mang thai

Sau khi tiêm ngừa, chị em có thể sốt nhẹ, đau tại vị trí tiêm, sổ mũi, mệt mỏi, hắt hơi… Các triệu chứng này sẽ thuyên giảm và hết hẳn sau một vài ngày mà không cần dùng thuốc điều trị.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt cao liên tục, ngủ li bì, co giật… cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và can thiệp kịp thời.

5. Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu tốt tại TP.HCM?

Không chỉ cần nắm rõ các mũi tiêm trước khi mang thai, lựa chọn một địa chỉ tiêm vắc xin uy tín cũng là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hiện nay, tại TP.HCM ngoài các bệnh viện lớn, Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus là nơi tiêm chủng trước khi mang thai được nhiều người lựa chọn.

CarePlus là địa chỉ chủng ngừa uy tín tại TPHCM hiện nay

CarePlus là hệ thống phòng khám đa khoa theo tiêu chuẩn quốc tế chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại trú và là thành viên của Singapore Medical Group (SMG) – nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe hàng đầu tại Singapore với hơn 20 chuyên khoa và 26 phòng khám.

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại CarePlus luôn làm hài lòng khách hàng bởi chất lượng cao, giá cả phải chăng, nhiều trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.  Khi chủng ngừa vaccine tại đây, khách hàng có thể đặt lịch trước, bác sĩ sẽ xét nghiệm kháng thế, tư vấn lịch tiêm ngừa trước khi mang theo phù hợp với sức khỏe của từng người.

Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus:

  • Phòng khám Tân Bình: 107 Tân Hải, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM.
  • Phòng khám Quận 7: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Q.7, TP. HCM.
  • Phòng khám Quận 1: 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, TP.HCM.

Tìm hiểu rõ tiêm phòng trước khi mang thai và tiến hành chủng ngừa đầy đủ theo lịch tiêm ngừa chỉ định là giải pháp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và bé một cách toàn diện. Các loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 – 4 tháng. Vì vậy, bạn nên có kế hoạch tiêm ngừa trước khi mang thai từ sớm, tham vấn ý kiến bác sĩ, tiêm chủng và có biện pháp ngừa thai sau tiêm hợp lý.

Bài viết được sự tư vấn của BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus cung cấp DỊCH VỤ TIÊM NGỪA TRỌN GÓI CHO TRẺ 0-6 THÁNG, bao gồm đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết theo phác đồ tiêm chủng khuyến cáo để bảo vệ con khỏi các bệnh nguy hiểm và nhiều đặc quyền ưu đãi cho bố mẹ.

  • Tặng 1-2 lần khám tư vấn từ xa với bác sĩ (trị giá 300,000đ/lần) và gấu teddy cho bé;
  • An tâm được nhắc hẹn và đặt lịch nhanh chóng;
  • Không chịu ảnh hưởng của việc tăng giá vắc-xin hoặc hết vắc-xin ngay cả khi tình trạng khan hiếm vắc-xin có thể xảy ra;
  • Hỗ trợ thanh toán trả góp linh hoạt lãi suất 0%

CarePlus sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, nhập khẩu trực tiếp từ các hãng sản xuất uy tín trên thế giới đã được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn, và được bảo quản nghiêm ngặt bằng công nghệ hiện đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hotline 18006116 (miễn cước) hoặc inbox Fanpage/Zalo CarePlus Clinic Vietnam hoặc đăng ký trực tuyến tại tại đây. Tải ứng dụng arePlus app để đặt lịch nhanh hơn và theo dõi lịch tiện lợi hơn!

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS - Thành viên của Singapore Medical Group

  • Chi nhánh 1: 66 - 68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Video liên quan

Chủ đề