Bi report là gì

Facebook đang là trang mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất trên khắp mọi nơi, thế nhưng các bạn đã biết report facebook là gì chưa? Thế thì sau đây Adsplus.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu thắc mắc này nhé.

Report facebook là gì?

Report là thuật ngữ trong Tiếng Anh được dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là “báo cáo” được sử dụng khá là nhiều trên mạng Internet nhằm ám chỉ một hành động mang tính chất thông báo nhanh nhất tới người quản trị về một hành vi xấu trên mạng xã hội. Report là một nút chức năng có công dụng thông báo và gửi những phản hồi của bạn tới những nhà quản trị website chuyên nghiệp về một nội dung xấu và các hình ảnh vi phạm chính sách nội dung của nhà quản trị.

Trên Facebook ngoài những nút like và share ra thì các bạn chắc hẳn cũng biết tới một tính năng khác đó là report mà biểu tượng ấy thường thấy là một lá cờ thế thì biểu tượng này có tác dụng như thế nào? Đôi khi bạn lướt facebook hẳn rằng bạn sẽ gặp phải những hình ảnh và nội dung xấu trên mạng xã hội này và để báo cáo những thông tin này lên một đội ngũ hỗ trợ khách hàng thì cách duy nhất là sử dụng nhấn phím report.

Tác dụng của report facebook là gì?

Thông báo và báo cáo những nội dung xấu và không lành mạnh tới đội ngũ quản trị của facebook khi gặp phải nội dung xấu và không lành mạnh ấy và chờ đợi cách giải quyết từ những nhà quản trị.

Ngăn chặn những thông tin xấu và ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân và doanh nghiệp.

Giúp cho cộng đồng mạng xã hội trở nên lành mạnh và tốt hơn

Nút Report không những dùng để thông báo nội dung xấu. Nếu như bạn rơi vào tình huống bị người khác xâm nhập và kiểm soát tài khoản, hãy truy cập ngay vào địa chỉ facebook.com/hacked để thông báo tình trạng của mình và làm theo hướng dẫn để lấy lại quyền kiểm soát và tự cài đặt bảo mật mới cho tài khoản của mình mà không cần phải liên hệ trực tiếp đến đội ngũ tương tác người dùng của Facebook.

Ý nghĩa của report facebook là gì?

Sau khi cập nhật các thuật toán mới thì nút report đã không còn nằm cạnh các nút like, share nữa .Trong khi đó bạn chọn nút report thì facebook sẽ bắt bạn phải đưa ra những nguyên nhân mà bạn muốn báo cáo về trang này .Các báo cáo này sẽ được đưa đến các nhóm nội dung,nhóm phiền nhiễu ,hoặc chống giả mạo, ngăn chặn trái phép. Nhiệm vụ của nhóm này là ngăn chặn và xử lí những trang có các thông tin không lành mạnh đến với người dùng này.

Trước đây, nút báo cáo thường xuất hiện ở bên cạnh like và comment nhưng sau đó có những đổi mới cập nhật của facebook thì nút report đã dịch chuyển sang vị trí mới, khi nhấp chọn chế độ report thì facebook sẽ yêu cầu bạn phải cung cấp những nguyên nhân, lý do báo cáo về nội dung đó và thông tin này sẽ được chuyển trực tiếp đến 4 nhóm đội ngũ giải quyết những vấn đề thường trực 24/24 của facebook là nhóm nội dung, nhóm phiền nhiễu, chống giả mạo và ngăn chặn các truy cập trái phép. Nhiệm vụ của họ đó chính là thanh lọc và đánh giá phê duyệt của bạn một cách nhanh chóng để đưa ra các cách thức giải quyết hợp lý cho những báo cáo được gửi tới.

Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay

Tư vấn ngay

Tùy thuộc vào mức độ vi phạm của tài khoản mà facebook sẽ xóa nội dung vi phạm và gửi báo cáo tới người vi phạm nguyên nhân bị xóa nội dung nếu trầm trọng có thể facebook sẽ ngăn chặn một số các tính năng ở trên tường và hạn chế các chức năng trên facebook của cá nhân vi phạm.

Đôi lúc report cũng là cách thức chơi xấu đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh, đây còn có thể coi là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh, và report sẽ trở thành một công cụ hữu ích để làm những việc đó. Nhưng các bạn cũng nên nhớ rằng đội ngũ kiểm tra của facebook luôn luôn đánh giá đúng chất lượng của các báo cáo gửi về và sẽ trả lại sự minh bạch cho bạn khi bị chơi xấu.

Report là một nút chức năng có tác dụng thông báo và gửi những phản hồi của bạn tới những nhà quản trị website chuyên nghiệp về một nội dung xấu và những hình ảnh vi phạm chính sách nội dung của nhà quản trị. .Giúp cộng đồng mạng xã hội trở nên lành mạnh hơn. Nút Report không chỉ dùng để thông báo nội dung xấu. Nếu như bạn rơi vào tình trạng bị người khác kiểm soát tài khoản, hãy truy cập ngay vào địa chỉ facebook.com/hacked để thông báo tình trạng của mình và làm theo hướng dẫn để lấy lại quyền kiểm soát mà không cần liên hệ trực tiếp đội ngũ tương tác người dùng facebook.

Với những lời giải đáp trên, chắc hẳn rằng bạn đã hiểu report facebook là gì rồi chứ. Adsplus.vn mong rằng bài viết sẽ giúp đỡ cho những ai vẫn còn bỡ ngỡ với nội dung này và mang lại lợi ích cho đông đảo người xem ở mọi nơi nhé!

 Adsplus.vn xin giới thiệu đến bạn đọc nền tảng thiết kế website miễn phí phù hợp cho các bạn đang kinh doanh, hoặc đang có dự định kinh doanh mà chưa có website cho mình. Chỉ trong 1 giờ, với giao diện thân thiện như powerpoint, thao tác kéo thả chuột thì bạn đã thiết kế cho mình 1 website không cần biết mã code phức tạp. Đến với 1web.vn bạn sẽ được trải nghiệm nhiều tính năng như tích hợp Facebook Shop, tối ưu hóa quảng cáo với Google Shopping Ads,…

Cùng đối tác Cao Cấp Google Ngay Hôm Nay. Tư vấn miễn phí

Đăng ký Ngay

Tags

BI là một qui trình có tích hợp công nghệ mà các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau và khai thác nguồn dữ liệu đó giúp cho họ có thể đưa các các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. BI có mặt ở khắp các doanh nghiệp như hệ thống siêu thị, ngân hàng, viễn thông,… đó đều là những nơi cần thu thập, xử lý khối lượng dữ liệu cực lớn. Do đó BI có tính ứng dụng rất cao khi nguồn dữ liệu của doanh nghiệp sẽ lớn dần theo thời gian hoạt động. Hiện nay BI vẫn còn là một thuật ngữ khá mới ở Việt Nam, nhưng trên thế giới BI đã được ứng dụng rất nhiều vào doanh nghiệp.Vậy mình sẽ cùng tìm hiểu 1 giải pháp BI cho doanh nghiệp gồm những gì và cách hoạt động như thế nào nhé.

BI chủ yếu gồm các thành phần chính như sau :

Data Sources:

  • Là cơ sở dữ liệu thô (thường là cơ sở dữ liệu quan hệ) đến từ nhiều nguồn khác nhau như các ứng dụng business như Human Resource Management (HRM), Customer relationship management (CRM), phần mềm bán hàng, website thương mại điện tử…
  • Có thể là bất cứ hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào như MySQL, Oracle, MSSQL, DB2, …
  • Thường được thiết kế theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ ( vì dạng mô hình này đang rất phổ biến trong thực tế )

Data Warehouse:

  • Là cơ sở dữ liệu được thiết kế theo mô hình khác với CSDL quan hệ và là nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài của tổ chức
  • Dữ liệu của DW chỉ có thể đọc, ko ghi hay update được và chỉ được update bởi gói ETL chuyển đổi dữ liệu từ Data Sources vào Data Warehouse. Mình sẽ bàn kỹ hơn về Data Warehouse ở phần tiếp theo.

Integrating Server:

  • Chịu trách nhiệm trung gian vận hành gói ETL để chuyển đổi dữ liệu từ Data Sources vào Data Warehouse.

Analysis Server:

  • Chịu trách nhiệm thực thi các Cube được thiết kế dựa trên các Dimension dữ liệu và tri thức nghiệp vụ
  • Cube chịu trách nhiệm nhận input data từ DW và thực thi theo nghiệp vụ định nghĩa sẵn để trả về output.

Reporting Server:

  • Thực thi các report với output nhận được từ Analysis Server.
  • Nơi quản trị tập trung các report trên nền web, các report này có thể được attach vào ứng dụng web, hay application

Data Mining

  • Là quá trình trích xuất thông tin dữ liệu đã qua xử lý (phù hợp với yêu cầu riêng của doanh nghiệp) từ Data Warehouse rồi kết hợp với các thuật toán để đưa ra ( hoặc dự đoán ) các quyết định có lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đây là một quá trình quan trọng trong BI, thông thường một doanh nghiệp muốn sử dụng giái pháp BI thường kèm theo về Data Mining.

Data Presentation

  • Tạo ra các báo cáo, biểu đồ từ quá trình data mining để phục vụ cho nhu cầu của người dùng cuối.

Sau đây mình sẽ nói rõ hơn về Data Warehouse – 1 phần gần như không thể thiếu của 1 giải pháp BI.

Data Warehouse Data warehouse nói nôm na như một nơi lưu trữ dữ liệu khổng lồ của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho yêu cầu về sau này. Một data warehouse thường có các tính chất sau :

Hướng đối tượng Thường dữ liệu trong data warehouse sẽ được phân tích theo từng đối tựơng cụ thể, ví dụ như khách hàng hoặc là sản phẩm,…

Tổng hợp dữ liệu Như chúng ta đã biết, dữ liệu vào data warehouse có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn có cách định nghĩa dữ liệu khác nhau nhưnh khi đưa vào Data Warehouse, chúng sẽ đựơc chuẩn hoá theo thiết kế riêng của từng DW thông qua giai đoạn ETL. Khi đó mọi nguồn dữ liệu sẽ được tổng hợp lại thành một nguồn thống nhất .

Lưu trữ lâu dài Dữ liệu trong data warehouse được lưu trữ trường kỳ theo một thời gian dài cho dù nó đã được thay đổi. Một hệ thống dữ liệu bình thường chỉ lưu trữ dữ liệu gần nhất của một trường nào đó, ví dụ như địa chỉ của 1 khách hàng, khi thay đổi nó, địa chỉ cũ vẫn được giữ lại thông qua các phương pháp Slowly Changing Dimensions ( sẽ được bàn kỹ vào các bài blog tiếp theo )

Bất biến theo thời gian Một khi dữ liệu đựơc đưa vào DW, nó chỉ đựơc thay đổi thông qua gói ETL ( nhưng dữ liệu cũ vẫn được giữ lại).

Kiến trúc của một Data Warehouse thông thường

Data Source Layer (Lớp dữ liệu nguồn) Dữ liệu vào DW có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau và dưới các định dạng khác nhau như đơn thuần một file text, cơ sở dữ liệu quan hệ, file Excel… hoặc dữ liệu từ doanh nghiệp như dữ liệu về sản phẩm, thông tin lưu trữ về việc lướt web của ngừơi dùng lưu trên web server …

Data Extraction Layer Đảm nhận việc trích dữ liệu từ nguồn để đưa vào hệ thống DW.

Staging Area Đây là nơi mà dữ liệu sẽ được loại bỏ các trường dữ liệu thừa theo chuẩn của từng DW và chuỷên vào DW hoặc Data mart.

ETL Layer Lớp này có nhiệm vụ thêm sự logic vào dữ liệu ( thường do yêu cầu riêng của doanh nghiệp ) .

Data Storage Layer Đây là nơi mà dữ liệu sau khi đã được lược bỏ và chuẩn hóa sẽ được lưu trữ.

Data Logic Layer Các quy luật riêng của doanh nghiệp sẽ đươc lưu vào đây. Chúng không ảnh hưởng tới dữ liệu lưu trong DW nhưng sẽ tác động tới các dạng như báo cáo sau này.

Data Presentation Layer Lớp này đảm nhận việc “xuất” các thông tin hữu ích cho người dùng như bảng hoặc báo cáo đồ họa theo yêu cầu của doanh nghiệp trên web, dạng email báo cáo tự dộng tạo và gửi đi định kỳ hoặc …

Metadata Layer Đây sẽ lưu trữ các thông tin về dữ liệu trong DW.

System Operations Layer Lưu lại thông tin về quá trình hoạt động của hệ thống DW như tình trạng của tiến trình ETL, năng suất của hệ thống và lưu lại lịch sử truy xuất của các user.

Video liên quan

Chủ đề