Bi sưng mặt liên quan đến thận như thế nào

VOV.VN - Mệt mỏi, da khô và ngứa, sưng mặt hoặc tay chân… là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận ở giai đoạn đầu.

Quan sát sự thay đổi của cơ thể và kiểm soát các yếu tố nguy cơ để phát hiện bệnh thận ở giai đoạn sớm, có thể nâng cao hiệu quả điều trị.

Thay đổi khi đi tiểu

Thận khỏe mạnh giúp lọc máu để tạo ra nước tiểu. Khi thận không hoạt động tốt, các vấn để có thể xảy ra như đi tiểu thường xuyên, vào ban đêm, tiểu ít hoặc có máu. Trường hợp nước tiểu có bọt, màu nâu sẫm hoặc hồng nhạt, đây là dấu hiệu sớm cho thấy hồng cầu và protein xuất hiện trong nước tiểu do thận bị tổn thương.

Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt

Thận khỏe mạnh sản xuất một loại hormone là erythropoietin (EPO) giúp cơ thể sinh ra các tế bào hồng cầu. Khi thận bị hỏng, chúng sẽ tạo ra ít EPO hơn và cơ thể tạo ra ít tế bào hồng cầu. Không đủ tế bào hồng cầu gây thiếu máu, dẫn đến não thiếu oxy. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, xuất hiện cảm giác hoa mắt, chóng mặt, cảm giác hụt hơi, làm việc kém hiệu quả. Người mắc bệnh thận có thể bị thiếu máu, là nguyên nhân gây suy nhược do có quá ít tế bào hồng cầu.

Da khô và ngứa

Thận chịu trách nhiệm giữ cho xương chắc khỏe và duy trì lượng khoáng chất phù hợp trong cơ thể. Khi thận không thể duy trì sự cân bằng lành mạnh của khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu, da khô và các mảng ngứa có thể xảy ra. Ngứa thường do nồng độ phốt-pho trong máu cao.

Sưng mặt hoặc tay chân

Khi bị bệnh thận, dù có uống ít nước vẫn không tránh khỏi hiện tượng phù mặt do thận không thể loại bỏ các độc tố dư thừa, sự tích tụ sẽ xảy ra dẫn đến nặng mí mắt hoặc sưng mặt. Khi thận không loại bỏ được chất lỏng và natri dư thừa khỏi cơ thể gây sưng (phù nề) ở bàn tay, cẳng chân hoặc bàn chân.

Khó thở

Chất lỏng dư thừa tích tụ trong phổi khi thận không loại bỏ đủ chất lỏng gây ra tình trạng khó thở. Thiếu máu do bệnh thận, là tình trạng thiếu tế bào hồng cầu vận chuyển oxy, cũng là nguyên nhân phổ biến gây khó thở ở người mắc bệnh thận.

Đau lưng

Thận nằm ở hố thắt lưng, ở hai bên cột sống, phía dưới của xương sườn. Nếu xuất hiện tình trạng đau ở một bên hoặc hai bên hố thắt lưng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy thận gặp vấn đề. Đau lưng có thể là do nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn thận, hoặc các các quá trình viêm miễn dịch khác trong thận, dẫn đến tổn thương thận.

Ngoài đau lưng hoặc đau bên hông, một triệu chứng khó phát hiện là chuột rút cơ bắp. Bệnh thận gây mất cân bằng điện giải, chẳng hạn như nồng độ canxi thấp hoặc phốt-pho cao. Do đó, bạn có thể bị đau cơ hoặc cảm giác như kim châm ở tay và chân.

Giảm cảm giác thèm ăn

Sự tích tụ chất độc do chức năng thận suy giảm có thể gây ra cảm giác chán ăn, buồn nôn. Chất thải tích tụ trong máu khiến thức ăn có vị như kim loại và để lại vị đắng trong miệng. Chất thải tích tụ cũng có thể gây hơi thở hôi.

Nặng mi mắt

Protein rò rỉ vào nước tiểu do thận bị tổn thương có thể gây nặng mi mắt vào buổi sớm khi ngủ dậy và hết trong ngày, có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh thận.

Xét nghiệm nước tiểu bất thường

Lượng protein cao trong nước tiểu, được gọi là protein niệu, có thể là dấu hiệu của bệnh thận ở giai đoạn sớm. Thận khỏe mạnh lọc chất thải và chất lỏng nhưng không lọc protein. Khi thận bị tổn thương, protein sẽ rò rỉ vào nước tiểu. Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh./.

Hằng trăm triệu người trưởng thành trên thế giới đang sống chung với bệnh thận mà hầu hết đều không biết gì nhiều về căn bệnh này. “Tuy bệnh nhân đã có một số dấu hiệu cảnh báo bệnh thận, nhưng đôi khi họ lại quy các dấu hiệu này cho những bệnh lý khác. Ngoài ra, nhiều người bị bệnh thận lại không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào cho đến bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất muộn, khi đó thận đã bị suy yếu nghiêm trọng. Đây là những lý do giải thích vì sao chỉ có khoảng 10% những người bị bệnh thận mạn tính biết mình đang mắc bệnh và tìm kiếm phương pháp chữa trị kịp thời.” – Tổ chức thận học của Hoa Kỳ cho biết.

Số lượng bệnh nhân mắc bệnh thận tại Việt Nam trong những năm gần đây đang có chiều hướng gia tăng nhanh đáng kể. Triệu chứng bệnh thận của mỗi bệnh nhân thường khác nhau, vì phụ thuộc vào đặc điểm của bệnh lý đang mắc phải (suy thận, thận hư, hay nhiễm trùng…), mức độ nặng của bệnh, và các bệnh lý nền đi kèm. Những triệu chứng của bệnh thận thường không rõ ràng và không đặc hiệu, rất khó chẩn đoán được bệnh ở những giai đoạn sớm. Điều này đòi hỏi mọi người có nhận thức và hiểu biết tốt hơn về các dấu hiệu của bệnh thận và tầm quan trọng của việc tầm soát chức năng thận thường xuyên.

10 dấu hiệu cảnh báo Bệnh thận

  1. Mệt mỏi, khó thở, khó tập trung

Sự suy giảm nghiêm trọng của chức năng thận dẫn đến sự tích tụ độc tố trong máu, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, và khó tập trung. Một biến chứng khác của bệnh suy thận là thiếu máu do thận không sản xuất đủ hormone Erythropoietin (EPO), một hormone có vai trò trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu. Yếu toàn thân, nhanh bị mệt, thiếu tập trung và nhợt nhạt là những phàn nàn thường nghe thấy ở bệnh nhân thiếu máu vì không có đủ tế bào hồng cầu để mang oxy đến cơ bắp và não.

  1. Khó ngủ

Khi thận không hoạt động tốt, độc tố tích tụ trong máu thay vì được thải lọc ra ngoài qua nước tiểu. Lượng độc tố càng nhiều khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, người bệnh suy thận nếu bị béo phì còn có nguy cơ cao mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ.

  1. Da khô và cảm thấy ngứa

Thận giúp loại bỏ độc tố và lượng dịch dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp sản sinh tế bào hồng cầu, giúp xương chắc khoẻ, và duy trì lượng chất khoáng phù hợp trong cơ thể. Da khô kèm ngứa ngáy là dấu hiệu cho thấy thận không còn giữ được cân bằng lượng khoáng chất và dinh dưỡng trong cơ thể.

  1. Mắc tiểu nhiều hơn

Thói quen đi tiểu ở người bệnh thận thường bị thay đổi, họ có thể đi tiểu nhiều hoặc ít hơn. Nếu cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn nhất là vào ban đêm, thì đây có thể là dấu hiệu của suy thận. Khi tế bào lọc của thận bị tổn thương, nó gây ra kích ứng khiến người bệnh mắc tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể do nhiễm trùng tiết niệu hoặc bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.

  1. Có máu trong nước tiểu

Thận khoẻ mạnh giữ các tế bào máu ở lại trong cơ thể khi thực hiện chức năng lọc chất thải từ máu, tạo thành nước tiểu, và thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, khi các tế bào lọc của thận bị tổn thương, tế bào máu có thể đi ra nước tiểu. Ngoài việc cảnh báo chức năng thận suy yếu, máu trong nước tiểu còn có thể là dấu hiệu của khối u, sỏi thận, hoặc nhiễm trùng.

  1. Nước tiểu có nhiều bọt

Có quá nhiều bọt trong nước tiểu là dấu hiệu của tình trạng protein trong nước tiểu. Bọt này có thể trông giống như bọt mà bạn nhìn thấy khi đánh trứng bởi vì albumin, một loại protein thường được tìm thấy trong nước tiểu của bệnh nhân suy thận, là cùng loại protein có trong trứng.

  1. Bọng mắt kéo dài

Đặc điểm của dấu hiệu phù do thận thường nhận thấy đầu tiên ở mí mắt, thường thấy rõ nhất vào buổi sáng. Protein được tìm thấy trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy các tế bào lọc của thận đang bị tổn thương, làm rò rỉ protein vào nước tiểu. Bọng mắt xuất hiện ở quanh mắt là do đang có một lượng lớn protein chảy ra ngoài qua nước tiểu thay vì được giữ lại khi thận hoạt động tốt.

  1. Mắt cá chân và bàn chân bị sưng

Chức năng thận suy giảm có thể dẫn đến sự tích trữ natri trong cơ thể, làm sưng chân và mắt cá chân của người bệnh. Sưng phồng ở chi dưới cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan, và bệnh tĩnh mạch chân.

  1. Chán Ăn, hơi thở có mùi hôi

Mất cảm giác ngon miệng, cảm thấy vị bất thường trong miệng là những dấu hiệu mà bệnh nhân mắc bệnh thận thường gặp. Sự tích tụ của độc tố trong cơ thể tăng lên (do thận không thể loại bỏ ra ngoài) dẫn đến cảm giác buồn nôn, nôn và chán ăn.

Bệnh thận mạn có thể khiến hơi thở có mùi hôi và có vị amoniac trong miệng, được gọi là “hơi thở amoniac”. Nguyên nhân là do cơ thể của người bệnh thận bị tích tụ một chất thải gọi là urê. Một số người mô tả hơi thở amoniac như mùi kim loại, trong khi nhiều người khác cho rằng nó có mùi tương tự như nước tiểu.

  1. Chuột rút

Thận không hoạt động tốt gây ra sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Ví dụ, lượng canxi thấp và rối loạn phospho góp phần dẫn đến tình trạng chuột rút.

Xét nghiệm là cách duy nhất để biết chắc chắn liệu người bệnh có thật sự đang bị bệnh thận hay không. Đối với người đang khỏe mạnh, hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của thận và mỗi năm thực hiện xét nghiệm tầm soát chức năng thận để kiểm tra. Nếu có nguy cơ mắc bệnh thận do huyết áp cao, tiểu đường, tiền sử gia đình bị suy thận hoặc nếu đã trên 60 tuổi, thì điều quan trọng là phải đi kiểm tra chức năng thận hàng năm. Hãy nhớ đề cập đến bất kỳ triệu chứng nào mình đang gặp phải với bác sĩ trong buổi thăm khám sức khỏe.

Bị suy thận giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Người bị suy thận độ 3 có thể sống kéo dài vài chục năm nếu được chữa trị kịp thời và thái độ sống tích cực.

Làm sao để biết mình bị suy thận?

Dấu hiệu bệnh thận dễ nhận biết.

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể Khi chức năng thận suy giảm có thể dẫn đến sự tích tụ độc tố và tạp chất trong máu. ... .

Khó ngủ ... .

Da khô và ngứa. ... .

Thường xuyên có nhu cầu đi tiểu. ... .

Tiểu máu. ... .

Nước tiểu có nhiều bọt. ... .

Sưng mắt cá chân, bàn chân. ... .

Gây mất khẩu vị, chán ăn..

Tại sao bệnh nhân suy thận bị phù?

Cơ chế phù trong suy thận mạn Khi bị suy thận mạn, mức độ lọc cầu thận sẽ giảm dần theo từng giai đoạn. Lúc này, chất độc và nước dư thừa không thể đào thải ra ngoài cơ thể. Bởi vậy, nước sẽ ứ đọng và tích tụ lại trong các khoang bào, gây ra hiện tượng phù nề.

Suy thận bị phù chân phải làm sao?

Người bệnh nên sớm đi khám thận ngay khi có dấu hiệu tiểu ít, sưn phù tay chân, khó thở… Người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, bệnh tim mạch, tăng phốt phát máu, tăng kali máu, tích tụ nước trong cơ thể.

Chủ đề