Bộ trưởng xin lỗi bình luận sự dũng cảm năm 2024

Lời xin lỗi không đơn giản là biết lỗi và nhận lỗi mà nó còn thể hiện ý thức trách nhiệm của con người với cuộc sống, biết nhận trách nhiệm của mình đối với hậu quả do mình gây ra.

Người Việt Nam từ xưa đến nay đều răn dạy con trẻ phải biết “cảm ơn” khi được ai đó quan tâm, giúp đỡ và phải biết “xin lỗi” khi mắc phải những lỗi lầm, khuyết điểm. Đây là nét văn hóa trong phong cách ứng xử của con người. Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình trước những sai phạm, đồng thời hứa với người khác hành động này không còn tái diễn nữa.

Tuy nhiên, trong đời sống hiện nay, không phải ai cũng biết nói lời "xin lỗi" và nhận lỗi. Một nghệ sĩ có tiếng đăng tải những lời lẽ phản cảm, công kích người khác trên mạng xã hội. Nghệ sĩ khác đi làm từ thiện, nhưng chậm chuyển tiền đến người dân gặp khó khăn. Thay vì đưa ra lời xin lỗi để lấy lại niềm tin của dư luận, những nghệ sĩ này lại giải thích quanh co, đổ lỗi, gây bức xúc trong xã hội.

Rồi một số cán bộ thực hiện sai các quy định của Nhà nước, vi phạm pháp luật, làm những việc có hại cho dân, khi bị phát hiện thì bao biện, lấp liếm khuyết điểm, hay tìm mọi cách chạy chọt để được giảm tội. Trong cuộc sống đời thường, nhiều người mắc lỗi lại không chịu nói lời "xin lỗi", mà còn gây sự, thách thức, làm mất đoàn kết nội bộ, bất ổn trong khu dân cư.

Còn nhớ, tại Hội nghị lần thứ X, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (tháng 11-1956), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng, Chính phủ thẳng thắn nhận khuyết điểm trước Quốc hội về những sai sót trong cải cách ruộng đất. Các kỳ đại hội sau này, Đảng ta cũng dũng cảm nhận một số khuyết điểm trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Thời gian qua, nhiều tổ chức đảng, chính quyền đã có phong trào xây dựng nếp sống văn hóa công sở, sẵn sàng xin lỗi dân khi giải quyết các thủ tục hành chính chậm trễ, thái độ ứng xử chưa đúng mực hoặc có những sai lầm, khuyết điểm. Những việc làm này đã củng cố niềm tin trong nhân dân, góp phần xây dựng lề lối làm việc văn hóa, văn minh nơi công sở.

Trên thực tế, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một nét văn hóa ứng xử, là hành động cần thiết trong cuộc sống. Những người biết nói lời "xin lỗi" và biết nhận lỗi chân thành là những người có hiểu biết, có nhân cách và có trách nhiệm đối với xã hội.

Còn người không biết xin lỗi, không dám nhận lỗi thường là những người kiêu ngạo, nhận thức kém, bảo thủ, ích kỷ, cố chấp và ý thức cộng đồng thấp. Những người này rất dễ dẫn đến suy thoái về đạo đức lối sống, phai nhạt lý tưởng, tham ô tham nhũng, tiêu cực...

Chúng ta đều hiểu, một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn im lặng. Nhận ra lỗi lầm để sửa chữa, mong được tha thứ sẽ làm dịu cơn giận dữ hoặc nỗi đau của người khác. Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra, nó giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn.

Vừa qua, Hội nghị Văn hóa toàn quốc đã thành công tốt đẹp, là điều kiện rất tốt nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Vì thế, xây dựng văn hóa xin lỗi, nhận lỗi chính là góp phần xây dựng con người mới-con người có tri thức, đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao với xã hội, phục vụ tốt cho công cuộc phát triển và hội nhập của đất nước.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội luôn thu hút được sự quan tâm của đông đảo đồng bào, cử tri cả nước. Có thể thấy, qua các kỳ họp, chất lượng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng được nâng cao; bám sát các các vấn đề thực tiễn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…; phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cử tri; cung cấp nhiều thông tin bổ ích, giải trình và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, đồng thời đưa ra các biện pháp, giải pháp giải quyết, khắc phục…, từ đó góp phần tích cực trong phát triển đất nước, được cử tri và dư luận đồng tình, tin tưởng.

Bộ trưởng xin lỗi bình luận sự dũng cảm năm 2024
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

Tuy vậy, bên cạnh đại đa số các đại biểu tâm huyết, trách nhiệm và đưa ra nội dung chất vấn mang tính thuyết phục với tinh thần, thái độ xây dựng thì vẫn có những đại biểu đưa ra những nội dung không đúng sự thật, đôi khi mang tính kích động.

Điển hình là đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre. Trong nhiều phát biểu, đại biểu này thường đi “quá đà”, gây “sốc” không chỉ ở nội dung chất vấn mà cả thái độ chất vấn, thậm chí nhiều phát ngôn mang tính chỉ trích thiếu căn cứ.

Tại kỳ họp Quốc hội trước, khi đề cập đến việc giải quyết vấn đề phức tạp ở Đồng Tâm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã phát biểu: “Một đại đội Công an tấn công vào dân Đồng Tâm”, làm nhiều đại biểu và cử tri ngỡ ngàng, không hiểu đại biểu này nhận thức và đứng trên quan điểm nào mà tuyên bố như vậy!?.

Ngay sau đó, một đại biểu Quốc hội đã yêu cầu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phải rút lại câu nói đó, vì phát biểu của đại biểu Nhưỡng là không chính xác, phản ánh sai lệch bản chất sự việc; ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của lực lượng CAND và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Khi nói về xử lý đối với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đề xuất hình thức xử lý loại tội phạm này bằng hình thức “thiến”. Một tiến sĩ luật, một đại biểu đang hoạt động ở cơ quan lập pháp lại phát biểu trái với qui định của Hiến pháp.

Quyền con người là thiêng liêng, đã được qui định trong Hiến pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tội phạm phải được xử lý theo các qui định của pháp luật hiện hành, không ai có quyền đứng trên Hiến pháp và pháp luật để xử lý tội phạm theo kiểu mọi rợ.

Dù là “thiến hóa học”- theo cách nói của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng không thể chấp nhận được vì bản chất của nó là vi phạm quyền con người, đi ngược lại với các giá trị văn minh pháp lý mà nhà nước ta đang xây dựng… Điều này cho phép người ta nghi ngờ về trình độ khoa học pháp lý của đại biểu này.

Trong một diễn đàn của Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã cho rằng tội phạm tham nhũng “đang nhảy múa trên lưỡi gươm pháp luật”. Chúng ta đều biết, tham nhũng là căn bệnh của quyền lực; là loại tội phạm nguy hiểm, làm mọt ruỗng bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; làm giảm sút lòng tin của nhân dân với chế độ. Đây là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị lớn, kiên quyết, kiên trì, đồng bộ và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Những kết quả đấu tranh với loại tội phạm này trong thời gian qua là không thể phủ nhận, bước đầu đã lấy lại niềm tin của nhân dân. Hệ thống tư pháp nước ta mỗi năm phát hiện, xử lý hàng chục ngàn vụ án, trong đó có nhiều án kinh tế, tham nhũng. Điều này cho thấy các cơ quan bảo vệ pháp luật không phải bất lực, vô tác dụng để cho tội phạm “nhảy múa”.…

Ngôn ngữ, văn phong của đại biểu trình bày trên diễn đàn Quốc hội – cơ quan lập pháp, cần phải có sự chuẩn mực và nghiêm cẩn, không phải chỗ để “chơi chữ”. Sự qui chụp này, e rằng đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đi quá đà.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn mới đây, dư luận “dậy sóng” về chất vấn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng khi nói các cơ quan điều tra của lực lượng Công an đã sai phạm “khủng khiếp”. Chúng tôi không bàn về những con số đó đúng hay sai, tiếp cận theo cách thức nào, bởi sự thật đã quá rõ ràng – nhất là ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội – cơ quan có thẩm quyền cao nhất thẩm định các báo cáo của Chính phủ và các cơ quan tư pháp, đã gián tiếp bác bỏ những thông tin và nội dung của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

Vấn đề ở đây là, với những con số và cách lập luận của đại biểu này thì ngành Công an đã vi phạm pháp luật “rất nghiêm trọng” (lời đại biểu Lưu Bình Nhưỡng). Đây là lời chỉ trích nặng nề, trực diện với lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sỹ lực lượng CAND. Hàng chục ngàn vụ án kinh tế, tham nhũng, hình sự, ma túy, môi trường… được điều tra, khám phá, xử lý trong năm qua là kết quả của sự mưu trí, lòng dũng cảm, vượt qua bao gian nan, khó khăn, thử thách, hi sinh công sức và cả máu xương của biết bao cán bộ, chiến sĩ vì sự bình yên của đất nước và hạnh phúc nhân dân không ai có thể phủ nhận. Điều này chẳng lẽ một đại biểu Quốc hội không hiểu?

Với phát biểu công khai của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng trên diễn đàn Quốc hội được phát trực tiếp trên phương tiện truyền thông đại chúng đã làm dư luận có sự hiểu sai lệch; khơi mào cho nhiều người thiếu thông tin đầy đủ, những người bất mãn, cơ hội chính trị, những phần tử thù địch trong và ngoài nước lợi dụng bình luận, xuyên tạc, bóp méo sự việc để đả phá lực lượng Công an, chống phá nhà nước và xã hội.

Và, thật đáng buồn, thay vì bình tĩnh nhìn nhận sự việc để điều chỉnh hành vi, mới đây đại biểu Lưu Bình Nhưỡng lại viết lá thư ngỏ rất dài đăng đàn trên mạng xã hội để tiếp tục tô vẽ bản thân, để bảo vệ cho những phát biểu thiếu thận trọng của mình, dạy dỗ thiên hạ và đem “nhân dân” ra để “mị”.

Tại đây, đại biểu này tiếp tục đưa câu chuyện một số sĩ quan cao cấp trong ngành Công an vi phạm pháp luật, phạm tội bị xử lý ra như một cái cớ lý giải về sự mất lòng tin của nhân dân với lực lượng CAND. Với những ai có tư duy lành mạnh và với cương vị cũng như danh xưng của mình, lẽ ra đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cần hiểu đơn giản rằng: cái xấu, cái ác có thể xuất hiện ở bất cứ ở đâu và bất cứ nơi nào.

Trong bất kỳ một tổ chức, lực lượng nào, trong đó có lực lượng Công an cũng khó tránh khỏi có những người vi phạm pháp luật, hư hỏng, vi phạm kỷ luật cần phải đấu tranh, xử lý nghiêm minh, nhưng không phải vì thế mà phê phán một chiều như một sự chi phối, sự sai khiến của cảm xúc, đố kỵ. Việc có nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp từ Trung ương, đại biểu Quốc hội, trong các cơ quan bảo vệ pháp luật đã bị bắt giữ, truy tố, đưa ra xét xử trước pháp luật đã thể hiện việc đấu tranh chống tham nhũng và tội phạm là nghiêm minh, “không có vùng cấm”.

Đó cũng là thể hiện rõ ràng nhất tinh thần tấn công tội phạm đến cùng; kiên quyết làm trong sạch bộ máy; là sự dũng cảm và trong sáng. Chính điều đó mới càng làm nhân dân tin tưởng, không phải như lời đại biểu Lưu Bình Nhưỡng kích động.

Điều đúng đắn là không nên sử dụng quyền đại biểu và diễn đàn Quốc hội hoặc mạng xã hội để làm “ngôi sao nghị trường”; đại biểu cần nắm chắc các vấn đề dư luận quan tâm để chất vấn, tham mưu, tư vấn những giải pháp mang lại hiệu quả mà không nên “ăn theo dư luận” để nổi tiếng.

Người viết cho rằng, với thái độ cầu thị, khiêm tốn, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nên có lời xin lỗi, hoặc hình thức nhận lỗi với lãnh đạo và cán bộ chiến sĩ lực lượng CAND nói riêng, với đồng bào, cử tri cả nước nói chung; đồng thời mong muốn lãnh đạo Quốc hội và các cơ quan có trách nhiệm của Quốc hội tiếp tục nghiên cứu cải tiến để các phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng đạt hiệu quả cao, hạn chế những ý kiến gây bất ổn xã hội, qua đó đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng của đồng bào, cử tri cả nước.