Các bài thơ 5 chữ của nhà văn huy cận năm 2024

Nhà thơ Huy Cận lúc sinh thời kể khi Xuân Diệu học tú tài năm thứ ba thì ông học năm thứ nhất và hai người kết bạn với nhau. Tết Mậu Dần 1938, ông viết thư và gửi bài thơ Chiều xưa ra Hà Nội cho Xuân Diệu.

Xuân Diệu chép bài thơ rồi gửi theo đường bưu điện cho Thế Lữ. Đọc xong thấy hay Thế Lữ khen và hỏi Xuân Diệu:

- Huy Cận là tay nào mà làm thơ hay quá!

Xuân Diệu bảo Huy Cận là bạn. Thế Lữ liền hỏi là bạn sao không gửi thẳng cho ông mà lại phải viết thư. Xuân Diệu đáp ông muốn gửi thế để kiểm tra xem thử thơ có hay thật không. Và rồi trên Báo Ngày nay số Tết, bài thơ của Huy Cận được Thế Lữ xếp đăng cùng khung với bài "Cảm xúc" của Xuân Diệu.

Trong hồi ký của mình nhà thơ Huy Cận viết: "Tết năm ấy, Xuân Diệu điện cho tôi ra chơi. Tôi ra Hà Nội, Xuân Diệu đưa tôi đến Báo Ngày nay giới thiệu. Lần đầu tiên tôi gặp Khái Hưng, Nhất Linh. Nhất Linh bắt tay tôi và liền đọc bài thơ "Chiều xưa": "Buồn gieo theo gió veo hồ…" rồi anh khen và dặn tôi: "Thơ của anh hay lắm, rất là nền xưa mà lại rất hiện đại, câu thơ lục bát của anh rất hay. Về Huế, anh gửi thơ cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đăng". Còn Khái Hưng thì cười niềm nở. Nhất Linh kể cho tôi nghe về Thăng Long xưa, ngàn năm văn vật, về những vết tích của thời xưa còn lại ở Thăng Long. Đó là lần tiếp xúc đầu tiên của tôi với văn chương thời ấy - với Tự lực văn đoàn. Từ đó, họ rất quý tôi, đăng thơ tôi đều đặn trên báo Ngày nay và không ít người "ghen" với tôi".

Mùa thu 1940, trước khi in tập Lửa thiêng, cứ chiều thứ sáu hằng tuần, ngày báo ra, Huy Cận lại đến toà soạn Báo Ngày nay gặp mọi người và lấy báo biếu. Tuần ấy, báo đăng bài Tràng giang của ông. Đến chiều, khi đi học về, ông gặp nhà thơ Lưu Trọng Lư. Lưu Trọng Lư bảo: "Hôm nay cậu phải đi với mình. Thơ Tràng giang hay lắm! Cụ Ngô Tất Tố hỏi mình: "Huy Cận là thằng cha nào mà làm bài thơ hay thế! Bài thơ này hồn thơ Đường mà hay hơn thơ Đường". Hôm nay, Huy Cận phải đi với tôi, tôi chiêu đãi cậu, chiêu đãi bài thơ".

"Thế là chúng tôi đến hiệu phở Nghi Xuân nổi tiếng ở phố Hàng Quạt. Lưu Trọng Lư chiêu đãi tôi nhưng lại quên mang tiền (ông nổi tiếng là người lơ đãng), may mà tôi vừa được lĩnh học bổng… Và thế là, tôi lại được chiêu đãi Lưu Trọng Lư. Rất vui" - nhà thơ Huy Cận kể trong hồi ký của mình.

“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm...” thi sĩ Xuân Diệu đã viết như vậy về người bạn thơ của mình. Nhưng, cái sầu của Huy Cận là cái sầu “Thiên cổ”:

Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu

Hoài Thanh đã trích hai câu thơ này của Huy Cận trong tập “Lửa thiêng” và ông đã bình về Huy Cận: “ ...Cái buồn "Lửa thiêng" là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh. Có người muốn làm thơ phải tìm cảnh nên thơ. Huy Cận không thế. Nguồn thơ đã có sẵn trong lòng...”.

Trong “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh đặt Xuân Diệu trước Huy Cận, nhưng tôi vẫn thích thơ Huy Cận hơn.

Tôi nhớ tại Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 5, mấy anh em nhà văn, nhà thơ cùng quê Hà Tĩnh vây quanh ông trò chuyện. Hình như có cả nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát thì phải. Hồng Ngát đọc “Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây” và nói: “Anh Huy Cận lãng mạn quá, yêu quá đi thôi...”. Mọi người hỏi ông có phải một dạo người ta phê bình ông làm thơ buồn không hợp với cuộc sống mới...! Ông cười không nói gì! Tôi bảo: “Người có tài thơ như anh Huy Cận không những làm thơ buồn quá hay mà khi anh làm thơ vui cũng rất hay!”. Rồi tôi đọc câu thơ của ông trong bài thơ đã đưa vào sách giáo khoa dạo đó: “Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm ...”. Ông cầm tay tôi và nói: Cảm ơn Dương Kỳ Anh nhé, cảm ơn!

Các bài thơ 5 chữ của nhà văn huy cận năm 2024
Nhà thơ Huy Cận tại đại hội VI Hội nhà văn Việt Nam.

Mấy hôm nay trời trở lạnh, mưa, ở một mình tại nhà vườn Sóc Sơn, tự nhiên trong tôi ngân lên những câu thơ của nhà thơ Huy Cận trong bài thơ “Buồn đêm mưa”:

Đêm mưa làm nhớ không gian Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la Tai nương nước giọt mái nhà Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn

Nghe đi rời rạc trông hồn Những chân xa vắng, dặm mòn lẻ loi Mưa rơi... dìu dịu rơi rơi Trăm muôn giọt nhẹ, nối lời vu vơ...

Tôi lại nhớ những kỷ niệm về ông. Sinh thời, có khá nhiều giai thoại về ông, tôi cũng nghe nói nhưng không tiện hỏi. Có lần con trai ông Cù Huy Hà Vũ đến gặp tôi ở tòa soạn Báo Tiền Phong đưa tận tay cho tôi một bài viết. Chả là dạo ấy Cù Huy Hà Vũ thường qua phòng biên tập tờ Tiền phong Chủ nhật chơi và có viết một số bài cho báo. Tôi đọc bài Cù Huy Hà Vũ gửi và sững sốt... Giờ đã khá lâu, tôi không nhớ cụ thể lắm, đại khái là bài báo nói căn nhà của Xuân Diệu sau khi nhà thơ qua đời và Cù Huy Hà Vũ là con nuôi của Xuân Diệu muốn dùng căn phòng đó làm nơi lưu giữ các hiện vật của Xuân Diêu, nhưng...

Nếu đăng bài báo đó hóa ra là con trai “kiện” bố mình, mà người bố đó chính là Huy Cận không những là nhà thơ nổi tiếng mà còn là một nhận vật lịch sử, ông đã thay mặt Chính phủ Cụ Hồ vào Huế tước ấn kiếm của vua Bảo Đại... Năm 26 tuổi, nhà thơ Cù Huy Cận đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ Cụ Hồ; Rồi ông làm Bộ trưởng đặc trách công tác Văn hóa Thông tin của Chính phủ, Sau đó ông là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Năm 2001, ông được phong là viện sĩ viên Hàn lâm thơ thế giới.

Nếu không đăng bài báo kiểu “kiện cha” này thì sẽ xử lý thế nào đây? Cù Huy Hà Vũ có thể kiện chúng tôi... Nên tôi bàn với Trưởng ban biên tập đến gặp đại diện quản lý nhà đất của thành phố Hà Nội để họ trả lời và đăng lên báo!

Khi báo chưa lên khuôn, đã thấy thường trực gọi lên bảo nhà thơ Huy Cận đến gặp... Tôi mời ông vào phòng làm việc. Ông nắm lấy tay tôi nói: Dương Kỳ Anh ơi, đừng đăng nhé, thôi nhé, chuyện trong nhà, chuyện buồn lắm, khó nói lắm... Dương Kỳ Anh thông cảm nhé, đừng đăng, đừng đăng...!

Sau đó ít lâu ông đến tận tòa soạn gửi cho tôi một bài thơ ông mới viết. Tôi định đăng trên Báo Tiền phong Chủ nhật. Hôm sau đã thấy ông dừng xe ở ngoài cổng tòa soạn và hỏi tôi lúc nào đăng. Báo đăng, ông lại đến bảo: Dương Kỳ Anh ơi, cho mình xin tờ báo! Tôi gửi ông mấy tờ Báo Tiền Phong Chủ nhật, ông cầm tay tôi lắc lắc nói: Cảm ơn Dương Kỳ Anh, cảm ơn nhé... Tôi thường bảo với mấy nhà thơ trong báo: Các bạn thấy chưa, một nhà thơ nổi tiếng như vậy mà vẫn rất quan tâm dù chỉ là một bài thơ đăng trên báo... Nhà thơ chân chính là phải như vậy, yêu thơ, quý trọng từng câu từng dòng chữ mình viết ra ...

Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh theo tôi là nhà phê bình tinh tế số một Việt Nam đã viết: “Huy Cận đi lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thi nhân lại có thể đúc thành bao nhiêu châu ngọc...”. Đúng vậy, những cảnh vật mà chúng ta thường bỏ qua lại chính là “châu ngọc” trong thơ Huy Cận:

Đường trong làng, hoa dại với mùi rơm Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng Đất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng...

(Đi giữa đường thơm)

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu muôn ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hưu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu...

(Tràng giang)

...Chiều mưa trên bãi nước sông đầy Trông vời bốn phía không nguôi nhớ Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay...

(Vạn lý tình)

Nắng chia nửa bãi, chiều rồi Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu Sợi buồn con nhện giăng mau Em ơi! Hãy ngủ... Anh hầu quạt đây...

(Ngậm ngùi)

Sau cách mạng 1945, nhà thơ Huy Cận làm thơ... vui. Ngay tên các tập thơ đã xuất bản của ông đã nói lên điều đó: “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958); “Đất nở hoa” (1960); “Bài thơ cuộc đời” (1963)... Có hai bài thơ nổi tiếng của ông được ngâm thường xuyên trên Đài Tiếng nói Việt Nam dạo đó là bài ông viết về những pho tượng chùa Tây Phương và bài về Ngã ba Đồng Lộc. Huy Cận làm thơ vui cũng rất hay, nhưng khi ông làm thơ vui, trong cuộc sống hàng ngày của ông lại có những chuyện buồn như chuyện tôi vừa kể!

Nhớ lần Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh tổ chức buổi giao lưu thơ, nhạc với những người Hà Tĩnh đang sinh sống ở Thủ đô Hà Nội. Tôi cũng được mời đến đọc thơ. Khi tôi bước vào hội trường đã thấy mọi người đang vây quanh nhà thơ Huy Cận ngồi ở hàng ghế đầu. Ông rất yếu, không lên đọc thơ mà được một nghệ sĩ lên ngâm thơ của ông. Đến lượt tôi sau khi đọc xong thơ, có mấy người lên tặng hoa, chúc mừng. Tôi ôm bó hoa đẹp nhất xuống hàng ghế đầu chỗ nhà thơ Huy Cận ngồi cúi đầu chào và tặng ông. Ông ngước nhìn tôi, cái nhìn mệt mỏi.Một lúc, ông mới nhận ra tôi, ông ra hiệu cho tôi ngồi xuống cạnh ông và nói: “Kỳ Anh... Dương Kỳ Anh”.