Các mã chứng khoán tốt 2023

Những biến động mạnh của thị trường chứng khoán thời gian gần đây khiến việc lựa chọn cổ phiếu trở nên khó khăn hơn với nhà đầu tư. Tại Talkshow Phố Tài chính (The Finance Street) trên VTV8, bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, CTCP Chứng khoán VNDIRECT đã có những chia sẻ quan điểm về lựa chọn danh mục đầu tư trong bối cảnh thị trường biến động.

Mua được doanh nghiệp tốt với định giá thấp là chiến lược phòng thủ

Theo bà Trần Khánh Hiền, mặc dù thị trường biến động không mấy tích cực nhưng từ đầu năm tới nay, các nhóm cổ phiếu có mức giảm thấp hơn hoặc đi ngang so với VN-Index bao gồm nhóm bảo hiểm, nhóm vận tải hay nhóm điện nước, phân phối khí gas, nhóm bán lẻ và nhóm nhóm công nghệ… Việc các nhóm cổ phiếu này tăng mạnh đến từ 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, đó là nhóm cổ phiếu có tính chất phòng thủ, chúng ta có điện nước, phân phối khí gas, bảo hiểm. Nhóm thứ hai là nhóm được hưởng lợi từ việc nền kinh tế bình thường trở lại sau đại dịch, đó là nhóm bán lẻ hoặc là nhóm vận tải. Thứ ba là nhóm cổ phiếu dầu khí cũng có đà tăng ấn tượng trong nửa đầu năm, khác với hai nhóm kia, nhóm dầu khí lại phụ thuộc vào diễn biến giá dầu đang có sự tăng trưởng khá tích cực trong 5 tháng vừa qua.

Để tìm ra các cổ phiếu "phòng ngự" trong thị trường biến động, bà Hiền chia làm 2 nhóm. Thứ nhất là cổ phiếu phòng thủ và thứ hai là chiến lược đầu tư phòng thủ. Cổ phiếu phòng thủ là những cổ phiếu hoạt động trong những lĩnh vực mà trong bất cứ chu kỳ kinh tế lên hay xuống, họ sẽ ít chịu biến động nhất. Có một số ngành như điện nước, hàng tiêu dùng thiết yếu, dịch vụ sức khỏe và bảo hiểm. Tuy nhiên những doanh nghiệp trong các lĩnh vực đó đòi hỏi phải có một mô hình kinh doanh ổn định, có nghĩa họ đã đi qua giai đoạn mở rộng và tạo ra được dòng tiền, lợi nhuận cũng như cổ tức đều đặn hàng năm ổn định.

Một số đặc điểm nhận diện của các nhóm cổ phiếu này trên thị trường là sử dụng tỷ lệ đòn bẩy thấp, bởi có dòng tiền dồi dào, ổn định, có lịch sử chi trả cổ tức đều đặn và Beta (hệ số rủi ro) của các nhóm cổ phiếu này thấp hơn so với lại Beta trung bình của toàn thị trường.

Về chiến lược đầu tư phòng thủ, nhà đầu tư có thể chọn những doanh nghiệp trong nhóm ngành phòng thủ nhưng cũng có thể chọn những doanh nghiệp trong các nhóm ngành khác mà họ đang ở mức định giá thấp. Việc chúng ta mua được doanh nghiệp tốt và có định giá thấp cũng là phòng thủ hiệu quả.

Lựa chọn nhóm ngành nào cho nửa cuối năm?

Theo chuyên gia VNDIRECT, bối cảnh vĩ mô Việt Nam khá tích cực. Nền kinh tế vẫn có tốc độ tăng trưởng cũng như có sự phục hồi ấn tượng nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Các doanh nghiệp niêm yết duy trì mức tăng trưởng trên hai con số. VNDIRECT ước tính lợi nhuận của toàn thị trường tăng trưởng khoảng 20% năm nay. Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn câu chuyện nâng hạng, gần đây dòng vốn nước ngoài đã bắt đầu quay trở lại thị trường Việt Nam mạnh mẽ, cho thấy thị trường của chúng ta đã hấp dẫn hơn.

Động thái của cơ quan quản lý trong thời gian vừa qua đã làm tăng cường niềm tin của nhà đầu tư và cũng làm tăng cường sự minh bạch của thị trường. Bà Trần Khánh Hiền dự báo đến đầu năm 2023, chứng khoán Việt Nam có khả năng quay lại mức đỉnh cũ của của năm 2022 vừa qua.

Cũng theo bà Hiền, mặc dù rủi ro lạm phát đang gia tăng nhưng một số nhóm ngành dịch vụ như bán lẻ hay vận tải, vận tải hàng không, du lịch vẫn có sự tăng trưởng rất mạnh và có thể duy trì trong 6 tháng cuối năm. Điều này diễn ra bởi lạm phát chưa ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu mua sắm của nhóm tầng lớp trung lưu trở lên. Ngoài ra, trong môi trường lãi suất đang có xu hướng nhích lên, ngành ngân hàng cũng được kỳ vọng hưởng lợi.

Bên cạnh đó, chuyên gia VNDIRECT cũng đánh giá trong 6 tháng cuối năm sẽ có sự phân hóa. Những nhóm ngành như dầu khí có thể vẫn neo ở mức cao, nhưng những nhóm ngành như phân bón, thép, hay các loại nguyên vật liệu như ngô, gạo hoặc dầu ăn… sẽ có xu hướng chững lại trong 6 tháng cuối năm. Những nhóm được hưởng lợi rất nhiều giai đoạn trước, như phân bón hay thép cũng khó duy trì một mức tăng trưởng ấn tượng như trước.

Một nhóm khác cũng được chuyên gia VNDIRECT kỳ vọng là cổ phiếu liên quan đến đầu tư công, có thể trong quý 3 và quý 4 đầu tư công sẽ được đẩy mạnh hơn.

TCDN - REE, KBC, VPB, MWG, BCG là 5 cổ phiếu tiềm năng mà Chứng khoán VNDirect đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng trong tháng 6.

Báo cáo chiến lược tháng 6 của CTCP Chứng khoán VNDirect (VND), nhận định thị trường đã tạo đáy thành công trong tháng 5. Lực bán giải chấp đã giảm sau khi chỉ số chính hồi phục và giữ vững mốc 1.200 điểm.

Mức kháng cự gần nhất của VN-Index là vùng 1.280 - 1.300 điểm. Mức kháng cự tiếp theo của VN-Index 1.320 - 1.330. Ngưỡng hỗ trợ mạnh của VN-Index là 1.200 - 1.220 điểm.

Do đó, VNDirect kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục hồi phục trong tháng 6. Tuy nhiên, thị trường chưa hình thành xu hướng tăng rõ nét và thanh khoản vẫn đang ở mức thấp. Vì thế nhà đầu tư nên tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu hợp lý và hạn chế sử dung đòn bẩy tài chính (margin) để hạn chế rủi ro.

Về ý tưởng đầu tư cho tháng 6, VNDirect gọi tên 5 cổ phiếu tiềm năng, bao gồm:

Cổ phiếu BCG

BCG hưởng lợi trong cả ngắn hạn và dài hạn với tăng trưởng kép lợi nhuận ròng là 45,7% trong 2022 - 2024, liên quan đến đóng góp lớn từ các dự án đang bàn giao. VNDirect kỳ vọng BCG sẽ bàn giao một phần của dự án Hội An D'Or và Malibu Hội An vào năm 2022, mang lại doanh thu 4.897 tỷ đồng (55,4% tổng doanh thu), trong khi việc bàn giao phần còn lại của dự án có thể ghi nhận doanh thu 5.233 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ trong năm 2023.

Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo là động lực cho tăng trưởng dài hạn. Nhóm phân tích dự báo doanh thu mảng năng lượng của BCG sẽ đạt 1.786 tỷ đồng (chiếm 20,2% tổng doanh thu) trong năm 2022 và 3.791 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 32,7%) trong năm 2023.

Cổ phiếu KBC

VNDirect đánh giá KBClà cổ phiếu tiềm năng trong cả ngắn hạn và dài hạn vì KBC giữ vị trí dẫn đầu trong số các nhà khai thác khu công nghiệp phía Bắc về thu hút vốn FDI với quỹ đất lớn. Ngoài ra, hơn 2.000 ha đất công nghiệp có khả năng được bổ sung trong 2022 - 2024 sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho tăng trưởng lợi nhuận dài hạn của KBC.

Công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận ròng tăng trưởng kép 45,9% trong giai đoạn 2022 - 2024 do đóng góp của lợi nhuận bất thường từ việc bán dự án Khu đô thị Tràng Cát và các khu công nghiệp mới.

Cổ phiếu MWG

Các nhà phân tích của VND đánh giá MWG tiếp tục là cổ phiếu tiềm năng vì những luận điểm sau:

(1) Hưởng lợi từ nhu cầu tiêu dùng sau đại dịch nhờ vị thế thống lĩnh thị phần

(2) Tối ưu hóa hiệu quả của BHX (chuỗi cửa hàng tạp hóa) vào năm 2022 để đạt đến điểm hòa vốn trước khi đặt chân ra miền Bắc vào năm 2023

(3) Luôn có các động lực tăng trưởng mới như An Khang hay AVAKids để có thể duy trì tăng trưởng trong dài hạn

(4) Cổ phiếu MWG có thể được hưởng dòng tiền mạnh mẽ từ việc tăng NAV của quỹ ETF VNDiamond

Cổ phiếu REE

Với REE, VNDirect kỳ vọng doanh nghiệp sẽ có triển vọng kinh doanh tốt trong 2022 - 2024, dự báo lợi nhuận ròng năm 2022 tăng 18% so với cùng kỳ nhờ mảng năng lượng và M&E phục hồi. Trong năm 2023, bất động sản sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn nhờ sự đóng góp của E.town 6, giúp lãi ròng của REE có thể tăng lên mức 2.641 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Đà bán tháo gần đây đã khiến giá cổ phiếu REE quay trở lại vùng định giá hấp dẫn. Nhóm phân tích tin rằng với tiềm năng tăng giá trên 15%, tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro là hấp dẫn để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu phòng thủ như REE.

Cổ phiếu VPB

VNDirect chọn VPB là cổ phiếu tiềm năng cho mục tiêu dài hạn, nhờ kỳ vọng VPB được Ngân hàng Nhà nước cấp tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2022 (>23%) nhờ hệ số CAR cao nhất ngành (15,2%) và hệ số LDR thấp (76,3%) trong quý I/2022. Bên cạnh đó, sự phục hồi của FE Credit mang lại khoảng 4.000 - 5.000 tỷ đồng trong năm 2022.