Cách băng bó vết thương ở mu bàn chân

Bàn chân của chó đóng vai trò như miếng đệm bảo vệ các xương và khớp, đồng thời còn có chức năng cách nhiệt.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Chó liên tục phải đứng trên bàn chân và thường không mấy khi được bảo vệ, do đó đệm bàn chân của chúng dễ bị rách hoặc tổn thương. Tuy nhiên, những con chó bị rách đệm bàn chân lại không biết nghỉ ngơi và để cho vết thương lành mà vẫn tiếp tục hành động theo bản năng của loài chó – chạy nhảy, chơi đùa và khiến vết thương tái đi tái lại. Ngay cả áp lực đặt lên bàn chân khi đi lại cũng khiến cho vết thương ở đệm bàn chân chó rách trở lại.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Bộ phận này ở chó dễ bị nhiễm trùng, do đó việc chăm sóc kịp thời cho chú chó của bạn là điều quan trọng.

  1. 1

    Để ý các dấu hiệu đi khập khiễng, liến láp hoặc chảy máu. Nếu chú chó của bạn bỗng dưng tránh đi trên một chân nào đó hoặc cứ liên tục liếm chân thì rất có thể là đệm bàn chân của nó đã bị thương.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Kiểm tra bàn chân chó ngay khi bạn nhận ra dấu hiệu khó chịu của nó. Quan sát toàn bộ bàn chân: các kẽ ngón chân, trên mu bàn chân và các khe giữa các đệm thịt bàn chân.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Kiểm tra các dấu hiệu chảy máu, các vết cắt hoặc trầy xước, các mảnh vụn kẹt trong kẽ bàn chân hoặc móng đeo. Chó của bạn cũng có thể bị toạc móng và chảy nhiều máu.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Cẩn thận khi tiếp cận chó, vì nó có thể đớp bạn khi bị đau.
    • Hãy dịu dàng và nói chuyện với nó bằng giọng dỗ dành.

  3. 3

    Xác định xem có cần phải đem chó đến bác sĩ thú y không. Bạn có thể chăm sóc vết cắt hoặc rách ở chân chó tại nhà nếu vết thương có đường kính nhỏ hơn 1,3 cm.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Tuy nhiên, nếu vết cắt quá sâu, bạn sẽ phải hỏi bác sĩ. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu chó bị chảy nhiều máu hoặc rỉ mủ.

    • Nhiều bác sĩ thú y không khâu các vết cắt nhỏ, nhưng họ có thể cho chó uống kháng sinh để chống nhiễm trùng.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Hành động nhanh khi bạn nhận thấy có vấn đề tiềm tàng. Các vết thương ở bàn chân chó dễ bị nhiễm khuẩn, do đó chúng cần được điều trị ngay lập tức.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Rửa vết thương. Nhẹ nhàng rửa bàn chân chó dưới vòi nước ấm hoặc đổ nước âm ấm vào xô sạch cho chó ngâm chân vào. Ngâm như vậy là để loại bỏ sạn đất có thể kẹt trong bàn chân chó. Nếu cần, bạn có thể dùng nhíp để gắp các mẩu vụn ra.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Cầm máu. Nếu bàn chân chó tiếp tục chảy máu sau khi đã lấy hết các mảnh vụn và rửa vết thương, bạn hãy dùng gạc hoặc mảnh vải sạch ép nhẹ lên vết thương để cầm máu.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nếu bạn không cầm được máu sau 5 phút ép liên tục, hãy đem chó đế bác sĩ thú y.

    • Cho chó nằm xuống và nâng bàn chân bị thương lên cao để giúp máu chảy chậm lại.

  3. 3

    Pha loãng dung dịch sát trùng. Bạn sẽ cần dùng thuốc sát trùng như povidone-iodine (ví dụ như Betadine, Pyodine và Wokadine) để tiêu diệt vi trùng xung quanh vết thương. Tuy nhiên, dung dịch sát trùng đậm đặc có thể làm bỏng bàn chân chó. Bạn cần pha loãng 1 phần dung dịch povidone-iodine với 10 phần nước ấm. Dung dịch sẽ có màu như nước trà loãng sau khi pha với nước.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Bôi dung dịch sát trùng. Sau khi rửa sạch máu và các mảnh vụn và vết thương đã sạch, bạn sẽ dốc một ít dung dịch povidone-iodine pha loãng vào viên bông gòn và bôi lên bàn chân bị thương của chó. Chờ một lúc cho khô.

  5. 5

    Thoa thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương. Bạn có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh dành cho người như bacitracin (Neosporin) hoặc thuốc bào chế cho chó (Vetericyn). Thuốc mỡ kháng sinh sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và vẫn an toàn nếu chó liếm vết thương.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  6. 6

    Che vết thương bằng miếng gạc thấm hút. Lớp dưới cùng tiếp xúc với vết thương cần phải vô trùng và không dính. Miếng gạc cũng phải đủ rộng để phủ kín vết thương. Một số nhãn hiệu tốt là Telfa và Medtronic. Bạn có thể mua sản phẩm này ở hầu hết các hiệu thuốc và các cửa hàng vật tư y tế.

  7. 7

    Quấn bàn chân bị thương của chó và bảo vệ cho nó không tổn thương thêm. Nhẹ nhàng quấn bàn chân chó và gạc bằng băng y tế tự dính có thiết kế cho động vật (chẳng hạn như Vertrap, Pet-Flex, hoặc Pet Wrap). Để phần ngón chân của chó bên ngoài và quấn bàn chân chó lên đến khớp cổ chân. Các móng chân sẽ gần như chạm vào nhau. Nếu các móng chân toẽ ra hoặc nếu bàn chân chó có vẻ lạnh thì có lẽ bạn đã băng quá chặt và sẽ phải tháo ra băng lại.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bước này không chỉ ngăn ngừa vết thương nhiễm trùng mà còn tạo lớp đệm êm cho bàn chân chó.
    • Nhớ đừng ép chặt đến mức cản trở máu lưu thông. Băng phải đủ chặt để không bị tuột nhưng phải đủ lỏng sao cho bạn có thể luồn 2 ngón tay vào dưới băng. Băng quá chặt sẽ cắt đứt dòng máu lưu thông đến bàn chân chó, thậm chí có thể gây hoại tử chi. Hãy gọi cho bác sĩ thú y nếu bạn lo ngại là băng quá chặt.

  1. 1

    Thay băng cho chó hàng ngày. Trong thời gian chờ vết thương lành, bạn sẽ cần thay băng cho chó hàng ngày hoặc thường xuyên hơn nếu vết thương chảy máu hoặc rỉ dịch. Loài chó đổ mồ hôi qua bàn chân, do đó bạn cần phải chú ý để đảm bảo băng luôn được sạch sẽ và khô ráo.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Không để cho chó liếm hoặc nhay cắn băng. Chú chó của bạn có thể liếm hoặc dứt băng gạc ra, khiến cho vết thương lâu lành, hơn nữa còn có nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể dùng sản phẩm chống chó nhai đồ như bình xịt có vị táo đắng xịt bên ngoài băng để ngăn chó liếm hoặc nhai.

    • Nếu cách này không ăn thua, bạn có thể dùng vòng cổ chống liếm, một loại vòng cố có dạng chao đèn để hạn chế cử động, đeo vào cổ chó trong vài ngày.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Cho chó đi giày khi ra ngoài. Dù có bị thương, chú chó của bạn vẫn cần được ra ngoài đi dạo hoặc thỉnh thoảng phải đi vệ sinh. Để bàn chân chó được bảo vệ kỹ hơn và phục hồi tốt, bạn nên sắm giày dành cho chó để bọc bàn chân bị thương mỗi khi cho chó ra ngoài chơi.

  4. 4

    Đánh giá lại vết thương sau vài ngày. Nếu sau ba ngày mà vết thương vẫn còn chảy máu và hở miệng, bạn hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để được tiếp tục điều trị.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Nhanh chóng điều trị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng ở chân chó có thể gây ra nhiều vấn đề nếu không được điều trị kịp thời. Trong khi vết thương đang hồi phục, bạn cần để ý tình trạng sưng hoặc đỏ ở bàn chân chó, một dấu hiệu cho thấy chó có thể đã nhiễm trùng. Khi thay băng, bạn cũng có thể nhận biết vết thương bị nhiễm trùng qua mùi hôi hoặc dịch rỉ ra. Một dấu hiệu khác của nhiễm trùng là chó đột ngột đau nhiều hoặc không đi được. Nếu xảy ra một trong các hiện tượng này, bạn cần đem chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Kiểm tra bàn chân chó sau khi ra ngoài. Sau khi cho chó ra ngoài chơi, bạn cần đảm bảo không có mảnh vụn nào kẹt trong bàn chân chó có thể làm tổn thương đệm bàn chân. Loại bỏ sạn sỏi, hạt cây và các mảnh vụn khác giữa các kẽ ngón chân vốn có thể gây kích ứng và cứa vào bàn chân chó. Bạn có thể dùng nhíp gắp những thứ này ra.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Bạn cũng nên đặt một xô nước gần đó để rửa chân chó trước khi vào nhà.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Chủ động chăm sóc bàn chân chó cũng là biện pháp hữu ích. Vấn đề càng được phát hiện sớm thì càng dễ điều trị.

  2. 2

    Giữ sân vườn sạch sẽ. Không phải lúc nào cũng phòng tránh được các vết thương, nhưng bạn có thể thực hiện một số việc đơn giản để giữ an toàn cho thú cưng. Một trong các biện pháp này là kiểm tra sân vườn để đảm bảo không có thuỷ tinh vỡ, sạn sỏi nhỏ hoặc các mảnh kim loại có thể găm vào bàn chân chó. Phòng bệnh bao giờ cũng dễ hơn chữa bệnh.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Chú ý đến thời tiết. Bàn chân chó khá nhạy cảm với thời tiết cực đoan. Cái nóng trên vỉa hè có thể làm bỏng bàn chân chó, còn tuyết, băng và muối cũng dễ gây tổn thương không kém. Khi ngoài trời cực nóng, bạn nên cố gắng cho chó ra ngoài vào sáng sớm trước khi mặt trời lên hoặc chiều muộn khi mặt trời đã lặn để đảm bảo bàn chân chó không bị phồng rộp do nóng.[21] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Giày cho chó hoặc sáp bôi chân chó mèo có thể giúp bảo vệ bàn chân chó trong thời tiết lạnh hoặc trời tuyết.

  4. 4

    Thoa kem dưỡng ẩm bàn chân cho chó. Bạn có thể chăm sóc cho bán chân chó luôn khoẻ mạnh và cứng cáp bằng cách thoa kem dưỡng ẩm và ngăn ngừa tình trạng khô nứt. Nhớ dùng kem dưỡng ẩm dành cho chó, vì các sản phẩm cho người không tốt cho chúng. Bác sĩ thú y có thể giới thiệu cho bạn một sản phẩm phù hợp.[22] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Bạn cũng có thể dùng vitamin E xoa bóp chân cho chó.[23] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Tránh để bàn chân bị thương của chó hoạt động nhiều. Cũng như các vận động viên, chó cũng cần có thời gian để để cơ thể quen dần với thông lệ luyện tập mới. Nếu có đi bộ đường dài hoặc chạy bộ, bạn cần cho chó và bàn chân của nó dần dần thích nghi với hoạt độnng mới để ngăn ngừa trầy xước hoặc nứt nẻ.[24] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Bài viết này có đồng tác giả là Lauren Baker, DVM, PhD, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 2.696 lần.

Chuyên mục: Chó

Trang này đã được đọc 2.696 lần.