Cách đăng ký kinh doanh nhà hàng

  • Để hiểu hơn về thủ tục, điều kiện liên quan đến giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, bạn nên tham khảo một số văn bản pháp lý sau:

    – Theo luật thương mại.

    – Theo quy định của luật tổ chức của Chính phủ.

    – Luật đầu tư.

    – Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

    II/ Hình thức đăng ký kinh doanh khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống

    Việc đăng ký kinh doanh ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần đảm bảo đúng quy định chung mà pháp luật đề ra. Với việc xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống hay quán ăn cũng không phải ngoại lệ. Sau đây là quy định chung về đăng ký kinh doanh mà bạn nhất định phải nắm chắc:

    Hoạt động kinh doanh chỉ được tiến hành khi đã đăng ký và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Giấy phép kinh doanh chia làm 02 nhóm:

    * Đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm:

    – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    – Dự bảo điều lệ công ty.

    – Danh sách các cổ đông/ thành viên công ty

    – Bản sao công chứng những giấy tờ bao gồm: Bản sao chứng thực một trong các loại giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp; Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay những giấy tờ khác có giá trị tương đương khác. 

    >>> Nộp bộ hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ nhận được giấy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 3 ngày làm việc.

    * Đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm những giấy tờ sau:

    – Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hình thức hộ kinh doanh, bao gồm những nội dung: Tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh; số điện thoại, thư điện tử, số fax (nếu có); các ngành nghề kinh doanh; Số lao động; Số vốn kinh doanh; Họ và tên; chữ ký; địa chỉ cư trú; số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân, hoặc thẻ căn cước công dân hay hộ chiếu còn hạn của cá nhân thành lập hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống.

    – Bản sao công chứng CMTND, Hộ chiếu còn hạn hoặc Thẻ căn cước công dân của các cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ ăn uống hộ kinh doanh.

    – Bản sao công chứng biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh của nhóm cá nhân.

    >>> Khi tiếp nhận hồ sơ , cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ kiểm tra hồ sơ và trao Giấy biên nhận và sau 03 ngày làm việc sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu như đạt đủ các điều kiện quy định.

    >>> Sau khi đăng ký kinh doanh là bạn đã có thể đi vào kinh doanh, tuy nhiên, trước khi chính thức hoạt động, bạn cần tiến hành xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng, nhà hàng của mình.

    Cách đăng ký kinh doanh nhà hàng

    Có thể xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống bằng 2 cách.

    III/ Hướng dẫn làm thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm khi kinh doanh dịch vụ ăn uống

    Sau khi đăng ký, xin giấy phép phép mở cửa hàng thì bạn cần tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới có thể đi vào kinh doanh. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

    – Đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm (theo mẫu);

    – Bản sao công chứng Giấy CN đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

    – Thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

    – Giấy xác nhận tập huấn kiến thức của chủ cửa hàng và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm về an toàn thực phẩm.

    – Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cửa hàng và người kinh doanh thực phẩm.

    – Thời gian sử dụng Giấy phép an toàn thực phẩm:

    >>>Giấy phép an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp. Khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm trước 6 tháng tính đến ngày giấy phép an toàn thực phẩm hết hạn để có thể tiếp tục thực hiện việc kinh doanh thực phẩm của mình.

    >>> Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:

    – Cục An toàn thực phẩm có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho những cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (trừ những cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ); những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có yêu cầu nhập khẩu sản phẩm.

    – Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh/thành phố có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có hoặc không có yêu cầu bảo quản đặc biệt; các cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên hay dụng cụ, bao bì trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế tỉnh/thành phố.

    IV/ Điều kiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn

    1. Đối với nhà đầu tư trong nước

    Đối với đối tượng đầu tư trong nước, có quốc tịch Việt Nam thì điều kiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn đó là phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định

     – Trường hợp này, việc đầu tiên cần làm là thực hiện việc đăng ký kinh doanh tại cơ quan quản lý kinh doanh:

    + Chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong 3 mô hình kinh doanh sau: Mô hình công ty; Doanh nghiệp tư nhân hoặc Hộ kinh doanh cá thể.

    + Ngành nghề kinh doanh đăng ký: phải ghi nhận ngành nghề đó là kinh doanh quán ăn vào giấy chứng nhận hoạt động của cơ sở mình để đủ điều kiện triển khai hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.

    + Xin các giấy tờ để đủ điều kiện kinh doanh

    – Ngoài ra, sau khi mở cửa hàng, công ty, địa điểm ăn uống, tổ chức kinh doanh cần chuẩn bị:

    + Thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

    + Nếu kinh doanh rượu thì phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ rượu.

    + Nếu kinh doanh thuốc lá phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận kinh doanh bán lẻ thuốc lá theo quy định

    2. Đối với nhà đầu tư nước ngoài

    Đối với nhà đầu tư nước ngoài, để xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng cần thực hiện những thủ tục sau:

    + Thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp

    + Lựa chọn hình thức đầu tư: công ty 100% vốn nước ngoài hay công ty liên doanh.

    + Ngành nghề đăng ký kinh doanh đăng ký: Đăng ký kinh doanh dịch vụ nhà hàng thì nhà đầu tư nước ngoài cần phải biết đây là lĩnh vực đầu tư mà theo WTO nhà đầu tư phải tiến hành đồng thời với hoạt động xây dựng và cải tạo khách sạn. Theo kinh nghiệm thực tế thì chủ đầu tư có thể đơn giản hóa quy định trên bằng 02 cách: hoặc là khi đăng ký kinh doanh chọn địa điểm kinh doanh, nhà đầu tư chọn địa điểm nằm trong phạm vi của một khách sạn; hoặc là khi đăng ký kinh doanh, chủ đầu tư thực hiện việc lập hồ sơ cải tạo địa điểm thành khách sạn.

    + Xin các giấy tờ để đủ điều kiện kinh doanh

     – Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, để được cấp giấy phép kinh doanh nhà hàng ăn uống thì chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép sau trước khi tiến hành kinh doanh:

    + Thực hiện xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định cho địa điểm kinh doanh nhà hàng.

    + Nếu tổ chức kinh doanh dịch vụ mua bán rượu phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ rượu.

    + Nếu tổ chức kinh doanh dịch vụ kinh doanh mua bán lẻ thuốc lá phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ thuốc lá.

    V/ Những trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống

    Cơ quan quản lý sẽ tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh nếu chủ kinh doanh thuộc một trong những trường hợp sau:

    – Khi giấy phép không đầy đủ hay không thực hiện đúng theo những quy định trong điều kiện.

    – Giấy phép kinh doanh được cấp không đúng theo thẩm quyền.

    – Kết thúc mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất.

    – Giả mạo về bộ hồ sơ xin cấp giấy phép.

    – Trường hợp đã có giấy phép kinh doanh tuy nhiên lại không có hoạt động ở trong thời gian là 12 tháng liên tiếp.

     >>> Thời gian quy định là trong vòng 5 ngày làm việc, từ ngày đã được nhận về quyết định thu hồi đối với giấy phép, thì bạn cần phải tiến hành nộp bản gốc của giấy phép kinh doanh đến cơ quan thẩm quyền của nhà nước đã ra quyết định về việc thu hồi. Đối với cơ quan thu hồi sẽ tiến hành đăng tải nội dung thông tin của việc thu hồi về giấy phép qua cổng thông tin điện tử thuộc cơ quan đó.

    VI/ Dịch vụ xin giấy phép của Nam Việt Luật

    Bạn đang gặp khó khăn trong việc hoàn thành các thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn, nhà hàng? Nam Việt Luật sẽ giúp bạn từ a đến z để có thể sở hữu giấy phép kinh doanh với trình tự sau:

    – Sau khi thỏa thuận với khách hàng, Nam Việt Luật sẽ tiến hành soạn Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cho khách hàng.

    – Nam Việt Luật đại diện cho quý khách dịch thuật, công chứng mọi giấy tờ có liên quan cần thiết

    – Nam Việt Luật đại diện nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà hàng ăn uống với cơ quan chức năng;

    – Nam Việt Luật đại diện cho khách hàng xin các giấy phép con cần thiết khác.

    – Nam Việt Luật theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp từ cơ quan nhà nước;

    – Nam Việt Luật nhận Giấy phép kinh doanh nhà hàng.

    >>>> Đến Nam Việt Luật bạn không chỉ được tư vấn miễn phí mà còn được hướng dẫn tận tình mọi thủ tục, vấn đề liên quan đến xin giấy phép. Việc tư vấn sẽ do những luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, am hiểu pháp lý trực tiếp tiến hành. Nếu quý khách hàng ủy quyền và sử dụng dịch vụ làm giấy phép kinh doanh của Nam Việt Luật thì mọi vấn đề sẽ do Nam Việt Luật thay khách hàng thực hiện. Tức là sẽ thay khách hàng khảo sát cơ sở kinh doanh để đảm bảo địa điểm kinh doanh đủ điều kiện, thay khách hàng chuẩn bị hồ sơ, thủ tục xin giấy phép kinh doanh, nộp hồ sơ và lất kết quả trả tận tay khách hàng trong thời gian nhanh nhất.

    Nếu còn điều gì vướng mắc khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, hãy liên hệ với dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại Nam Việt Luật nhé!