Cách hạch toán nguồn cải cách tiền lương năm 2024

(Chinhphu.vn) – Việc trích lập nguồn cải cách tiền lương được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn qua các năm (Thông tư số 67/2017/TT-BTC; Thông tư số 68/2018/TT-BTC; Thông tư số

Đơn vị bà Nguyễn Thùy Lâm (Hải Dương) là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong năm 2018, đơn vị bà Lâm thu hoạt động sản xuất kinh doanh là 100 triệu đồng. Chi hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả số chi thực hiện cải cách tiền lương 1 triệu đồng) là 80 triệu đồng. Như vậy, số thu được để lại trong năm là 20 triệu đồng (cuối năm tạm thời dư có TK 421: 20 triệu đồng).

Đồng thời, năm 2017, đơn vị bà có nguồn cải cách tiền lương còn dư chuyển sang năm 2018 là 4 triệu đồng, do đó đơn vị dùng nguồn này để chi cải cách tiền lương 1 triệu đồng trong năm (hạch toán kế toán cuối năm: Nợ TK 468: 1 triệu đồng, Có TK 421: 1 triệu đồng). Do đó, thặng dư hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm là: 20 triệu đồng 1 triệu đồng = 21 triệu đồng (vì vậy sau đó TK 421 dư có: 21 triệu đồng).

Bà Lâm hỏi, nguồn cải cách tiền lương năm 2018 đơn vị bà phải trích theo phương án nào?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Việc trích lập nguồn cải cách tiền lương được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn qua các năm (Thông tư số 67/2017/TT-BTC; Thông tư số 68/2018/TT-BTC; Thông tư số 46/2019/TT-BTC).

Việc hạch toán trích lập nguồn cải cách tiền lương thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Hiện nay, đơn vị bà Lâm đang hạch toán thiếu nghiệp vụ kết chuyển số đã chi cải cách tiền lương trong năm (nợ 611/Có 334) sang TK 911 (Nợ TK 911/Có TK 611) để xác định kết quả.

Bộ Tài chính vừa ban hành Văn bản số 1058/BTC-KBNN ngày 25/01/2024 về việc phân bổ kinh phí được sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương.

Cách hạch toán nguồn cải cách tiền lương năm 2024

Ảnh minh họa.

Văn bản số 1058/BTC-KBNN nêu rõ, triển khai Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, theo đó thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 và tiếp tục triển khai Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân bổ kinh phí từ nguồn cải cách tiền lương để thực hiện mức lương tăng thêm (từ mức lương cơ sở hiện hành lên mức lương mới) và tiếp tục thực hiện tích lũy nguồn cải cách tiền lương theo quy định, như sau:

Theo phân loại dự toán tại Công văn số 15601/BTC-KBNN ngày 17/11/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền ngân sách trung ương, mã tính chất nguồn 14 - Kinh phí thực hiện chính sách tiền lương, bao gồm các nguồn kinh phí để thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương cơ sơ, bảo trợ xã hội (sau đây gọi là nguồn cải cách tiền lương).

Đối với nguồn cải cách tiền lương được theo dõi, quản lý tại các đơn vị sử dụng ngân sách:

- Các đơn vị Kho bạc Nhà nước (KBNN) có trách nhiệm hạch toán, theo dõi riêng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương (mã tính chất nguồn 14, theo dõi việc tạo nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương), không được phép chi ra khi chưa có quyết định của cấp thẩm quyền và được chuyển sang năm sau theo quy định tại Khoản 3, Điều 64, Luật Ngân sách nhà nước.

- Cơ quan tài chính, đơn vị dự toán các cấp có trách nhiệm xác định số sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương để xử lý tăng lương từ mức lương cơ sở hiện hành lên mức lương mới ngoài quỹ tiền lương tại quyết định giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

- Trên cơ sở quyết định của cấp có thẩm quyền về giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách (sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương để chi phần chênh lệch tăng thêm từ mức lương cơ sở hiện hành lên mức lương cơ sở mới), KBNN nơi giao dịch thực hiện hạch toán chuyển từ nguồn để cải cách tiền lương (mã tính chất nguồn 14) sang Quỹ lương cơ bản để thực hiện chi cải cách tiền lương.

Đối với nguồn cải cách tiền lương tích lũy đang được theo dõi, quản lý tại cấp ngân sách: Khi sử dụng nguồn cải cách tiền lương đang được theo dõi, quản lý tại cấp ngân sách bổ sung dự toán để thực hiện chi cải cách tiền lương, cơ quan tài chính thực hiện phân bổ và giao dự toán vào Quỹ lương cơ bản của đơn vị (không thực hiện phân bổ và giao dự toán chi lương phần tăng thêm vào nguồn cải cách tiền lương - mã tính chất nguồn chi 14). KBNN kiểm soát chi trên cơ sơ quyết định giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền.

Đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện./.