Cách hạch toán tiền thai sản trên misa năm 2024

Giúp cho kế toán tính đúng số tiền cho CBNV nghỉ thai sản tròn tháng mà không cần thiết lập số ngày công chuẩn.

2. Chi tiết thay đổi

– Kể từ phiên bản R41, phần mềm cho phép đơn vị thiết lập có đi làm thứ 7, chủ nhật hay không; nửa ngày hay cả ngày; cho thiếp lập ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của nhà nước. Ngoài ra, phần mềm cho phép thiết lập đơn vị tính lương theo công chuẩn hay công thực tế, mặc định theo công chuẩn là 22 ngày công.

Hướng dẫn cách hạch toán ghi sổ nghiệp vụ nộp tiền bảo hiểm xã hội bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng trên phần mềm Misa

1. Nộp tiền bảo hiểm xã hội bằng tiền gửi ngân hàng

Khi công ty phát sinh các nghiệp vụ nộp bảo hiểm cho nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng, thường phát sinh các hoạt động sau:

  • Căn cứ vào Bảng lương của nhân viên, nhân viên chịu trách nhiệp nộp bảo hiểm sẽ lập yêu cầu chuyển khoản để nộp bảo hiểm.
  • Kế toán thanh toán lập Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
  • Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm, đồng thời lập giấy báo Nợ.
  • Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ ghi sổ tiền gửi ngân hàng.

1.1. Cách định khoản hạch toán nộp tiền bảo hiểm xã hội bằng tiền gửi ngân hàng:

Nợ TK 3383 - Bảo hiểm xã hội

Nợ TK 3384 - Bảo hiểm y tế

Nợ TK 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp (TT200) (Thông tư 133 thì hạch toán vào: Nợ TK 3385 - Bảo hiểm thất nghiệp)

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)

1.2. Các bước hạch toán ghi sổ nghiệp vụ nộp tiền bảo hiểm xã hội bằng tiền gửi ngân hàng trên phần mềm Misa

- Vào phân hệ "Ngân hàng" => chọn tab "Thu, chi tiền" => chọn chức năng "Thêm\Nộp bảo hiểm".

- Nhập Ngày nộp bảo hiểm.

Cách hạch toán tiền thai sản trên misa năm 2024

- Tích chọn các khoản bảo hiểm phải nộp và ấn "Nộp bảo hiểm" => Phần mềm tự động sinh ra chứng từ Ủy nhiệm chi nộp tiền bảo hiểm.

- Kiểm tra chứng từ chi tiền gửi và chọn tài khoản ngân hàng chi tiền.

Cách hạch toán tiền thai sản trên misa năm 2024

- Các bạn ấn "Cất".

- Chọn chức năng "In" trên thanh công cụ, sau đó chọn chứng từ chi tiền gửi cần in.

CHÚ Ý: Sau khi hạch toán xong nghiệp vụ nộp bảo hiểm bằng tiền gửi ngân hàng, phần mềm tự động chuyển thông tin của chứng từ vào Sổ tiền gửi ngân hàng.

2. Nộp tiền bảo hiểm xã hội bằng tiền mặt

Khi công ty phát sinh các nghiệp vụ nộp bảo hiểm cho nhân viên, thường phát sinh các hoạt động sau:

  • Căn cứ vào Bảng lương của nhân viên, nhân viên chịu trách nhiệp nộp bảo hiểm sẽ lập yêu cầu chi tiền mặt để nộp bảo hiểm.
  • Kế toán thanh toán lập Phiếu chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
  • Thủ quỹ căn cứ vào Phiếu chi đã được duyệt thực hiện xuất quỹ tiền mặt và ghi sổ quỹ
  • Kế toán thanh toán căn cứ vào Phiếu chi có chữ ký của thủ quỹ và người nhận tiền để ghi sổ kế toán tiền mặt
  • Sau khi nộp bảo hiểm xong, nhân viên đi nộp thuế sẽ giao lại cho kế toán thanh toán giấy xác nhận nộp bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm.

2.1. Cách định khoản hạch toán nộp tiền bảo hiểm xã hội bằng tiền mặt:

Nợ TK 3383 - Bảo hiểm xã hội

Nợ TK 3384 - Bảo hiểm y tế

Nợ TK 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp (TT200) (Thông tư 133 thì hạch toán vào: Nợ TK 3385 - Bảo hiểm thất nghiệp)

Có TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)

2.2. Các bước hạch toán ghi sổ nghiệp vụ nộp tiền bảo hiểm xã hội bằng tiền mặt trên phần mềm Misa

- Vào phân hệ "Quỹ" => chọn tab "Thu, chi tiền" => chọn chức năng "Thêm\Nộp bảo hiểm".

- Nhập Ngày nộp bảo hiểm.

Cách hạch toán tiền thai sản trên misa năm 2024

- Tích chọn các khoản bảo hiểm phải nộp và ấn "Nộp bảo hiểm" => Phần mềm tự động sinh ra chứng từ Phiếu chi nộp tiền bảo hiểm.

Cách hạch toán tiền thai sản trên misa năm 2024

- Kiểm tra chứng từ, sau đó ấn "Cất".

- Chọn chức năng "In" trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu phiếu chi cần in.

CHÚ Ý: Trường hợp Thủ quỹ có tham gia sử dụng phần mềm, sau khi phiếu chi nộp các khoản bảo hiểm được lập, chương trình sẽ tự động sinh ra phiếu chi trên tab "Đề nghị thu, chi" của Thủ quỹ. Thủ quỹ sẽ thực hiện ghi sổ phiếu chi vào sổ quỹ.