Cách làm sạch mâm nhiệt nồi cơm điện

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

Đây là bộ phận vô cùng quan trọng, có vai trò tạo nhiệt chính cho nồi để nấu chín cơm với cấu tạo tương tự bếp điện.
Bạn có để ý rằng nồi cơm điện của gia đình bạn gần đây có dấu hiệu nấu cơm lâu hơn, tốn điện hơn, nấu không ngon, có cháy,... hoặc xuất hiện mùi khét lạ hay không? Chẳng phải vì bạn đã mua phải nồi cơm đểu mà đơn giản là chiếc nồi nhà bạn lâu không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là không vệ sinh đúng cách! Đừng nghĩ rằng cứ lau sạch phần bên ngoài, nắp nồi và ruột nồi là xong, ngoài ra bạn còn cần phải làm sạch phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi - hay còn gọi là "mâm nhiệt" nữa.

Đây là bộ phận vô cùng quan trọng, có vai trò tạo nhiệt chính cho nồi để nấu chín cơm với cấu tạo tương tự bếp điện. Bộ phận này quyết định tuổi thọ của nồi, chất lượng cơm và lượng điện tiêu thụ... Tuy nhiên, nó lại rất dễ bẩn bởi hay bị dính cơm, bụi bẩn,... và ít được chú ý. Để đảm bảo độ bền và tiêu tốn ít điện năng của nồi, bạn có thể vệ sinh mâm nhiệt theo những bước sau đây: Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chút giấm trắng, miếng xốp rửa bát và khăn ướt. Sau đó hãy tiến hành pha loãng giấm với nước. Bước 2:

Lấy mặt cứng của miếng xốp rửa bát lau chùi cho sạch vết bẩn và bụi bặm bám ở mâm nhiệt, sau khi lau xong bạn có thể thấm giấm lên mâm nhiệt một lần nữa, giữ nguyên trong 10-15 phút.

Bước 3: Tiếp đó, hãy dùng khăn ướt để lau sạch bẩn trên mâm nhiệt. Nếu vẫn còn bụi bẩn, bạn có thể lặp lại các bước trên thêm vài lần nữa. Bước 4: Cuối cùng, bạn hãy khăn khô lau thêm một lần nữa cho nước giấm hết hẳn. Vậy là mâm nhiệt nhà bạn sẽ sáng bóng, sạch sẽ, đảm bảo hoạt động vừa bền vừa tiết kiệm điện. Ngoài việc vệ sinh mâm nhiệt, các bạn cũng nên ghi nhớ 1 số vấn đề sau khi dùng nồi cơm điện: 1. Phần nồi con của nồi cơm điện theo thời gian sẽ tích tụ một lớp bẩn xung quanh. Để vệ sinh, bạn hãy cho vào nồi 5,6 miếng chanh, thêm 8 phần nước rồi đậy nắp lại, bật chế độ nấu, chờ 30 phút rồi chuyển thành chế độ giữ ấm trong 2,3 giờ. Cuối cùng đổ nước bẩn đi, vậy là giờ bạn có thể dễ dàng chà lớp ố bẩn còn sót lại rồi đó.

2. Trong quá trình vệ sinh nồi cơm điện nhất định phải sử dụng một bàn chải mềm! Không được dùng bàn chải thép kẻo làm hư nồi, khiến khả năng chịu nhiệt không đồng đều, thức ăn nếu bám dính sẽ khó làm sạch!

3. Nếu dùng giấm để khử mùi thì nhớ kỹ là phải pha loãng giấm với nước mới dùng được. 4. Khi sử dụng nồi cơm điện xong hãy đảm bảo đã đổ hết nước trong nồi, lau sạch và giữ cho nồi cơm điện khô ráo, nếu không lâu dài sẽ bị nấm mốc! 5. Theo thời gian, không chỉ nồi mà nắm cũng bị nhuộm dầu mỡ và vết bẩn. Lúc này bạn chỉ cần bôi một ít kem đánh răng lên trên và sau đó lau bằng khăn giấy là có thể giữ được độ bóng loáng như mới.

6. Bạn không nên vo gạo trực tiếp trong nồi con vì dễ làm bong tróc lớp chống dính, thay vào đó bạn hãy vo gạo bên ngoài rồi đổ vào nồi.

7. Nếu lỡ dùng nồi con của nồi cơm điện để vo gạo thì phải nhớ lau khô mặt ngoài và đáy của lòng nồi cơm trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện. Việc này sẽ giúp bạn bảo vệ mâm nhiệt và rơ le không bị bụi bẩn, tránh dị vật rơi vào gây mùi khét.

8. Ngoài dùng để nấu cơm, nhiều người tận dụng nồi cơm điện để hấp bánh, nấu xôi, nấu cháo, nấu canh... Thực ra, bạn không nên sử dụng nồi cơm điện để nấu ăn quá nhiều, nhất là những món xào vì sẽ làm nồi dễ bị bong lớp chống dính, dễ bị hỏng.

Nguồn: eva.vn

Trước hết, việc tiết kiệm điện không chỉ nằm ở việc bạn hạn chế sử dụng thiết bị điện là được, mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, ví dụ như cách bảo quản từng thiết bị chẳng hạn.

Nồi cơm điện là thứ không thể thiếu của mọi gia đình, tuy nhiên để sử dụng sao cho tiết kiệm điện nhất thì không phải ai cũng biết. 

Nồi cơm điện là đồ dùng thiết yếu của mọi gia đình. Ảnh: CNV.

>> Xem thêm: Kiểm tra chỗ này trong tủ lạnh ngay nếu không muốn vừa tốn điện vừa hư hết thức ăn

Mâm nhiệt là bộ phận quyết định lượng tiêu thụ nhiên liệu của nồi cơm điện

Nếu cảm thấy dạo gần đây cơm nấu lâu chín hơn, không ngon, lại còn có cháy và xuất hiện mùi khét lạ, thì chưa chắc do nồi cơm xuống cấp đâu nhé. Nguyên nhân có thể đến từ cách vệ sinh chưa đúng cách, gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của nồi. 

Thường thường các chị em chỉ vệ sinh phần nắp, bên ngoài và nồi nhỏ bên trong, còn phần đĩa đệm cứng (mâm nhiệt) ngay bên dưới đáy nồi lại hay bị bỏ qua. Thực chất đây là bộ phận rất quan trọng, đóng vai trò tạo nhiệt và quyết định chất lượng cơm, tuổi thọ của nồi lẫn lượng tiêu thụ điện.  

Mâm nhiệt rất dễ bị bám bẩn dẫn đến hao tốn điện, thế nhưng không mấy ai để ý. Ảnh: Eva

>> Đừng bỏ lỡ: Cô giáo 9x trữ thực phẩm: Chia từng hộp, cấp đông ngăn đá

Cách vệ sinh mâm nhiệt giúp tiết kiệm điện năng

Trước hết, bạn cần có khăn ướt, miếng xốp rửa bát và một chút giấm trắng được pha loãng với nước. 

Bước 1: Dùng mặt cứng của xốp rửa bát lau chùi sạch vết bẩn và bụi bám trên mâm nhiệt. 

Bước 2: Thấm nước pha giấm lên mâm nhiệt trong 10 - 15 phút, dùng khăn ướt lau sạch lại một lần nữa.

Bước 3: Tiếp tục lau mâm nhiệt bằng khăn khô là có thể sử dụng ngay sau đó như bình thường. 

Chỉ nên dùng khăn mềm hoặc xốp để vệ sinh, tránh dùng miếng rửa bằng thép nhé. Ảnh: Eva.

>> Xem thêm: Những vật dụng "ngốn điện" khiến bạn "hết hồn" với hóa đơn mỗi tháng

Lưu ý trong quá trình vệ sinh nồi cơm điện

- Không nên dùng miếng chùi bằng thép kẻo nồi nhanh hư, nên ưu tiên dùng miếng xốp hoặc bàn chải mềm sẽ tốt hơn. 

- Nếu dùng giấm thì bắt buộc phải pha loãng giấm với nước rồi mới lau chùi nồi nhé. 

- Đảm bảo nồi luôn khô ráo trước và sau khi nấu cơm, tránh tạo môi trường ẩm mốc. 

- Không nên vo gạo ở trong nồi con vì dễ làm bong tróc lớp chống dính.

- Việc sử dụng nồi nấu cơm để nấu cháo, nấu canh, thậm chí chiên xào đều có thể khiến nồi nhanh xuống cấp, gây hao điện.

Hạn chế sử dụng nồi cơm điện cho các mục đích nấu nướng khác. Ảnh: CET

Mẹo sử dụng điều hòa tiết kiệm vào mùa hè

Vẫn biết việc nấu cơm không chiếm quá nhiều điện năng so với các thiết bị như tủ lạnh hoặc đèn điện. Tuy nhiên, thà tiết kiệm được một ít còn hơn không phải không nào. Bạn hãy thường xuyên kiểm tra lại mâm nhiệt trong nồi cơm của nhà mình và vệ sinh đúng cách nhé.

Hãy theo dõi những bài viết trên Bestie nhé

10 sai lầm khi sử dụng máy điều hòa vừa tốn điện vừa gây hại sức khỏe 

Máy điều hòa là thiết bị vô cùng hữu ích, nhất là vào những ngày thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến một vài ảnh hưởng xấu. 

Lắp đặt máy điều hòa ở mặt tường nóng

Việc lắp đặt cục nóng điều hòa tại vị trí đón nắng là một trong những nguyên nhân khiến điều hòa nhanh xuống cấp, đặc biệt là khiến hóa đơn tiền điện tăng chóng mặt. Tốt nhất là nên lắp ở vị trí râm mát, nơi ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để hệ thống làm mát không bị quá tải...

Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!

Video liên quan

Chủ đề