Cách nhận biết cu gáy già

Nuôi chim cu gáy là thú chơi tao nhã và phong lưu. Những cái hay của cu gáy chỉ có những người nuôi, chăm sóc nó mới cảm nhận hết được và khó có thể diễn tả ra bằng lời. Và những người nuôi chim cu gáy cần nhận biết 5 chất giọng để phân biệt giá trị của chim cu như sau:

Thành thật mà nói có nhiều người không thích tiếng gáy của chim Cu, trong số đó cũng có giới nghệ nhân nuôi chim, lý do là họ cho giọng chim quá bình dị và đơn điệu, lúc nào nghe củng chỉ Cúc…Cu…Cu… một giọng đều đều và buồn buồn, chứ không được nhiều giọng như chim Khướu, réo rắt như Họa Mi, luyến láy như Chích Chòe …

>>> Cách nuôi chim cu gáy bổi hay nhất

>>> 1001 câu hỏi - kinh nghiệm nuôi chim cu gáy

 

Cách nhận biết cu gáy già

Thật ra những ai chê chim Cu có giọng gáy dở là vì chính họ chưa thực sự hiểu đến nơi đến chốn chất giọng đặc trưng quí hóa của giống chim này. Vì không thích nên họ chê không nuôi, nhưng vẫn thắc mắc tại sao lại có nhiều người cả đời lại mê nuôi giống chim này đến thế! Vì thực tế, có nhiều nghệ nhân cả đời chỉ thích nuôi mỗi một giống chim này, và trong nhà lúc nào cũng có hàng chục lồng, thậm chí năm ba chục lồng chứ đâu phải ít ? Nhưng nếu ai đó chịu khó tìm hiểu thì chắc chắn phải vỡ lẽ ra là chất giọng của Cu Gáy đâu phải là tầm thường, đâu kém cạnh hơn những giống chim hót rừng khác !

Chim Cu Gáy có cả thảy năm giọng như sau:

– Giọng trơn: khi gáy chỉ có ba tiếng Cúc Cu Cu, Chim gáy giọng này ít ai chịu nuôi, vì được đánh giá là giọng tầm thường, vì đa số Cu gáy thường có giọng trơn này.

– Giọng chiếc: còn gọi là giọng một. Khi gáy ngoài ba tiếng Cúc Cu Cu ra, còn thêm một tiếng Cu sau cùng nữa. Thí dụ : Cúc Cu Cu…cu ! Cúc Cu Cu… cu !

– Giọng đôi: còn gọi là giọng hai. Khi gáy, ngoài ba tiếng Cúc Cu Cu ra, còn thêm hai tiếng Cu Cu sau cùng nữa. Thí dụ : Cúc Cu Cu… cu cu ! Cúc Cu Cu …cu cu !

– Giọng ba: Khi gáy, ngoài ba tiếng Cúc Cu Cu ra, còn thêm ba tiêng Cu Cu Cu sau cùng nửa. Thí dụ : Cúc Cu Cu…cu cu cu ! Cúc Cu Cu…cu cu cu !

– Giọng bốn: nhiều người còn goị là giọng cà lăm. Khi gáy, ngoài ba tiếng Cúc Cu Cu bình thường ra, còn nói thêm bốn tiếng cu cu cu cu liền theo sau nữa. Thí dụ, chim gáy giọng bốn như sau : Cúc Cu Cu… cu cu cu cu ! Có lẽ do giọng gáy này khá dài nên nhiều người mới gọi đó là giọng…cà lăm chăng? Thế nhưng tìm cho được con chim có giọng cà lăm tức giọng bốn này không phải dễ, vì nó rất hiếm, ngàn con chưa chắc dã chọn ra được một. Ngày chím biết gáy giọng ba cũng được coi là hiếm rồi. Chim gáy giọng đôi cũng quí hơn chim gáy giọng chiếc.

Có một số địa phương, nhất là tại Trung và Bắc, gọi giọng là “lèo” như lèo một, lèo hai, lèo ba, lèo bốn. Từ xa xưa, những chim gáy được giọng lèo ba, lèo bốn đã được các cụ đánh giá là chim có giọng quí hiếm rồi, dù sao nghe cùng vui tai và khác lạ hơn những chim khác cùng giống.

Trong không gian thực sự yên tĩnh, dù ngoài rừng cùng vậy, chim có thể đậu yên một chỗ và gáy liên tục vài mươi phút hoặc cả giờ liền. Có thể nó gáy một lúc độ mười lăm phút rồi tạm nghỉ năm ba phút rồi lại gáy tiếp…

Nhiều người phát hiện có giọng gáy của con bổi lạ quí hóa, như gáy giọng đôi, giọng ba ở lùm bụi cách nhà một vài cây số, thế mà vẫn đủ thời gian đế mừng rỡ chạy về xách lồng cu mồi đến nhử, trong khi con Cu bổi vẫn đậu yên vị tại chỗ cũ mà gay say sưa…

Với người nuôi Cu gáy lâu năm thì những con bổi có giọng quí hiếm này không bao giờ họ chịu buông tha, dù cực khổ đến đâu, tốn hao thời giờ đến đâu họ cũng cố bẫy cho bằng được mới khoái chí mãn lòng, Tất nhiên, những Cu bổi chỉ biết gáy giọng trơn không ai ham, nếu chúng sa vào lụp, vào lưới thì chỉ nhổ lông ướp sả ớt đem nướng cay đưa cay mà thôi.

Ngoài giọng gáy bình thường ra, Cu Gáy còn có nhiều cách gáy khác nhau như gáy bo, gáy thúc, gáy kèm…Có khi còn gù tiền, gù hậu, phóng, rước… nghe rất vui tai. Tất nhiên, không phải con Cu Gáy nào cũng có đủ bài bản như vậy, chỉ những chim khôn mới gáy được đủ giọng, còn chim bình thường thì biết ít giọng hơn.

Giá trị của chim khôn dại, tốt xấu là căn cứ vào cách phô diễn giọng gáy này của chúng có sắc sảo đến mức nào, nôm na là gáy có được nhiều bài bản hay không…

– Giọng ho: còn gọi là gù, có vùng gọi là cốt, có hai tiếng gần nhau, tiếng trước âm cao liền với tiếng sau âm thấp : Cù cụ… Cù cụ… Cù cụ… hoặc Crù… cụ…Crù cụ… Cu cụ… Chim trống gù chim mái cùng bo theo cách này.

– Giọng thúc: cũng diễn tả có hai tiếng, tiếng trước gọn hơi cao tiếng sau : Cúc cu…Cúc cu… Cúc cu…

– Giọng kèm: Giọng kèm thường có ba cách sau đây : Kèm mắt me : là gáy thúc một tiếng thì gù một tiếng tiếp theo sau đó. Thí dụ : Cúc cu…Cù cụ… Cúc cu,.. Cù cụ… Kèm đôi, kèm ba : Nếu là kèm đôi thì hễ thúc một tiếng thì gù tiếp theo hai tiếng. Còn nếu là kèm ba thì thúc một tiếng thì kèm tiếp theo ba tiếng. Và cứ thế gáy măi. Thí dụ kèm đôi : Cúc cu… Cù cụ…Cù cụ…/ Cúc cu… Cù cụ…Cù cụ.”. Thí dụ kèm ba : Cúc cu… Cù cụ…Cù cụ.…Cù cụ… / Cúc cu…Cù cụ…Cù cụ.. Cù cụ.

- Kèm giây: là giọng thúc và gù liên túc, cứ một tiếng thúc một tiếng gù như kèm mắt me, nhưng giọng cứ dinh nhau liên tục thành từng chuỗi dài không có khoảng cách ngơi nghỉ.

Tất cả chim mồi đều phải biết cách kèm này, thế nhưng chỉ những chim vào hàng sát thư mới biết gáy giọng kèm giây. Gáy theo cách này chỉ làm cho bổi đứng bên ngoài điên tiết lên mà sa chân vào hẫy lụp! Gáy theo cách kèm giây nhiều nghệ nhân gọi là “dòn” tức là gáy dồn dập không ngơi nghỉ.

Còn gù tiền và gù hậu cùng là cách bo trước hay sau khi con bổi xuất hiện. Khi phát giác được chim bổi từ xa, chim mồi thường gáy hay gù phóng một vài hơi (nhiều nơi ở miền Nam gọi là dát) sau đó là gáy bo, tức là cách chọc giận cho con bổi bay lại gần. Cách này là gù tiền, khi con bổi đậu gần kèo thì biết cách gù hậu, phối hợp với kèm, để thúc giục con bổi vào bẫy.

Với những Cu mồi chưa kinh nghiệm “chiến trường” thường nhát, nhiều con thấy chim bổi từ xa thì con can đảm “gù tiền”, nhưng khi bổi thủ đến gần thì cuống quít lên, không dám gù hậu!

Nghệ nhân nuôi chim Cu Gáy xưa nay thích nuôi con chim gáy được nhiều giọng, gáy đủ bài bản, nhưng lại ghiền những chim có âm tiết hợp với ý thích của mình.

T.h

Về vấn đề này mình thấy có 1 bài viết trên mạng đã chia sẻ khá đầy đủ, mình chỉ bổ xung thêm theo ý kiến và kinh nghiệm riêng của mình thôi, nếu có chỗ nào sai xót mong các cao nhân chỉ dẫn thêm, đừng ném đá tội nghiệp nhé.

Bạn đang xem: Cách phân biệt chim cu gáy trống, chim gáy mái

Việc phân biệt chim trống, mái rất quan trọng, nếu như nuôi chim mồi mà chọn con mái huấn luyện đã đời, sau đó nó đẻ cho 1 quả trứng thì tụt cả hứng. Ác cái là nhiều người nuôi rồi cho đi bẫy, đấu…nên chậm quá trình sinh sản, càng chậm bao nhiêu thì càng mất thời gian và càng thất vọng bấy nhiên nếu một ngày đẹp trời bạn thấy 2 quả trứng nằm dưới đáy lồng bẫy.

Còn nếu ghép đẻ mà không phân biệt được thì cũng coi như xong, 2 con trống mà bỏ vào chung lồng đến khi nó sung nó choảng nhau bể đầu…nói chung là mất thời gian.

Như hình dưới đây còn dê phân biệt, nhìn là bạn cũng đã biết con bên phải phía trước là con mái.

Cách nhận biết cu gáy già

Nếu không quen bạn có biết con chim gáy dưới đây là con trống không?

Cách nhận biết cu gáy già

Con trống ở trên.

Con mái bên phải hình ở dưới

Dưới đây là bài viết mình cho là khá đầy đủ mà mình vừa copy trên mạng. Chỗ nào mình để nguyên có nghĩa là mình đồng tình, còn chỗ nào mình sửa thì anh em tham khảo thêm.

1. Tròng đen: Con cu trống tròng đen nhỏ và nhạt hơn cu mái. Cu mái có mắt lồi hơn cu trống. Rất khó nhận biết đặc điểm này.

2. Bộ lông: ở trán cu trống có lông nhạt hơn cu mái. Cái này hơi khó phân biệt. ok đồng ý.

3. Kích thước: Chim cu trống to hơn chim mái. Người thì ngược lại chim mái to hơn chim trống . ok đồng ý 1 phần, có nhiều con mái to hơn con trống là chuyện bình thường nên cũng hơi khó nhận biết khi dựa vào đặc điểm này.

4. Giọng gáy: Chim cu trống có âm giọng lớn hơn chim mái, cũng đồng ý 1 phần. Nhiều người nghĩ là con mái ít gù, hoặc không gù, kho làm mồi được. Thực tế thì không phải vậy, có nhiều con mái hay vẫn làm mồi như thường, khi chưa căng trứng nó cũng gù rất rát. Thậm chí làm mồi cây cũng được luôn. Có điều khi nó gù bạn để ý kỹ cái cổ nó gục lên gục xuống hơi bị “đơ đơ” chứ không nhịp nhàng như con trống. Hơn nữa chim mái phong độ không ổn định, đặc biệt là sau khi nó sinh sản xong thì phải mất thời gian lâu nó mới lấy lại được phong độ. Nhưng nghiêm trọng nhất là người nuôi, các cu thủ khi nhìn thấy con chim mồi của mình nó đẻ thì “ Quê độ” chán không muốn nuôi nữa. kaka

5. Gù: Chim cu mái rất ít khi gù trừ khi nuôi 2 con mái với nhau 1 thời gian dài thì một trong 2 con sẽ gù, giống pê đê...Cái này mình đã nói ở ý trên, thỉnh thoảng gặp con mái hay nó vẫn chơi như thường, vẫn làm mồi ok. Đương nhiên là ko nhiều nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn gặp và các cu thủ chơi chim lâu năm nếu không để ý thì vẫn hì hục nuôi con chim mồi mái như thường.

6. Chân: Chim cu trống chân to và dài hơn chim mái, cái này chắc phải lấy thước dây mà đo. Đồng ý, để ý kỹ thì vẫn dễ nhận biết đặc điểm này chứ không quá khó.

Xem thêm: Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 34 TuầN, Thai 34 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg

7. Xương mu hay xương chậu, hai cái xương gần hậu môn đó: Khe hở giữa hai xương này lớn là chim mái, hẹp là chim trống. Cái này bắt con gà mái và trống sẽ thấy ngay sự khác biệt ở xương này. Chỗ hở to hơn ngón tay út là chim mái, hẹp hơn ngón tay út của Tre làng là chim đực. (Còn ngón tay út mỗi người to nhỏ hơn nhau nhé). Vì chim mái phải làm nhiệm vụ đẻ trứng cho nên khoảng cách 2 xương ghim rông hơn chim trống. Khoảng cách thường gặp ở chim trống khoảng 0,5cm trở lại tùy con. Cũng đồng ý nhưng chỉ 1 phần. Thỉnh thoảng cũng có những con chim có cấu tạo khác, rất khó phân biệt cũng giống như tác giả bài viết này đã nói là tùy vào ngón tay của mỗi người, còn tùy vào cảm nhận nữa. Đặc biệt là những người mới chơi chim gáy thường bị cảm giác làm lu mờ, cứ thấy con chim có vẻ xông sáo, có cảm tình thì cho nó là con chim trống. Nên thường nhầm lẫn nếu chỉ dựa vào đặc điểm này.

8. Ngực hay ức: Chim cu gáy đực có ngực to và khỏe, cái này ngược lại với người. ok đồng ý đến 90%.

9. Đầu: Chim cu gáy trống đầu to, không tròn, chim mái có đầu nhỏ và tròn ok đồng ý đến 80%

10. Hành động: Chim cu gáy trống hiếu động và hay khiêu khích tấn công con trống khác, rất khó nhận biết đặc biệt là khi con chim nó chưa nổi, cho 1 con trống bổi gà mờ vào với 1 con mái đang hăng thì con trống chỉ có nước bể đầu.

11. Lông đuôi : Lông đuôi chim cu gáy trống có màu xám đen ở phần sừng, chim mái thì màu trắng. Hình bên dưới là của tác giả bài viết, nhưng trên thực tế màu lông của 2 con chim ko có khác biệt nhiều như vậy đâu, nếu vậy thì mọi việc đã quá dễ dàng.

Cách nhận biết cu gáy già

Cái này chỉ tương đối thôi nhé, vì trên thực tế không phải con chim trống hoặc chim mái nào cũng có lông đuôi khác biệt như vậy đâu.

Tóm lại sau khi xem xong clip này cũng lan man quá đúng không, không có gì là chắc chắn 100% cả, mà thực tế đúng như vậy đó. Những bài đăng tít là 100% cach phân biệt chính xác chim trống và chim mái mình nghĩ là họ chỉ muốn câu lượt view thôi. Vì không có 1 tiêu chí nào để phân biệt sự khác biệt rõ ràng giữa chim gáy trống và mái.

Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, những người chơi chim gáy lâu, chỉ cần để ý 1 tí là biết chính xác ngay vì cái này trên lý thuyết chỉ đúng 80%, 20 phần trăm còn lại là do cảm nhận của người chơi, nên mình không diễn tả chính xác bằng lời được. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng, mình bổ xung thêm 1 vài chỉ tiêu như để đánh giá như sau:

1. Nếu là chim non mà bạn theo dõi từ nhỏ hoặc cùng một cặp do 1 bố mẹ đẻ ra mà bạn đang nhốt chung thì phân biệt chính xác 100% như sau:

- Con trống nở trước, con mái nở sau ( chính xác 100% )

- Con trống lớn hơn con mái ( chính xác 100% )

Các tiêu chí khác không cần xét tới nữa.

2. Nếu bạn mua một con bổi ở ngoài đương nhiên bạn không thẻ biết được lai lịch của nó thì các tiêu chí để nhận biết chim gáy trống, mái lúc này nó trở nên mù mờ. Những tiêu chí dưới đây đúng 80 -90 %, phần còn lại là do kinh nghiệm cảm nhận của bạn. Nhưng nói chung ai chơi chim gáy lâu ngày, nếu để ý là biết ngay con nào trống, con nào mái thôi, nên bạn cũng đừng quá lo lắng.

- Con trống cổ ngắn, đầu to gồ ghề, không tròn. Phần trên đỉnh đầu trở xuống miệng nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy nó phẳng.

- Chân con trống to, gồ ghề chứ không dài và thanh mảnh như chân chim mái. Cái này bạn còn phải nhìn vào con chim tùy theo nó là chim mã sẻ, mã ngỗng, hay gáy bồ câu mà đánh giá nhé.

- Phần xương hậu môn chỗ gần đít con mái đương nhiên là hơi rộng hơn vì nó đẻ trứng mà.