Cfa charterholder la gì

Cfa charterholder la gì

CFA là một trong những chứng chỉ được rất nhiều người đam mê lĩnh vực tài chính theo đuổi. Bởi nó mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho người học. Vậy hãy cùng Tài Chính 101 tìm hiểu qua bài viết này để biết CFA là gì, và những giá trị mà nó mang đến nhé!

Mục Lục

  • CFA là gì?
  • Hiệu lực của chứng chỉ CFA
  • Chương trình CFA dành cho ai?
  • Chi phí cho việc học CFA
  • Học CFA ra làm gì?
  • Lợi ích của chứng chỉ CFA
  • Điều kiện để trở thành CFA Charterholders
  • Các kỳ thi CFA
    • Level I
    • Level II
    • Level III
  • Khi nào nên bắt đầu học CFA
  • Tài liệu học CFA và phương thức ôn thi hiệu quả
  • Lời kết

CFA được viết tắt của cụm từ Charter Financial Analyst – là chứng chỉ nghề nghiệp được xem là tiêu chuẩn uy tín và danh giá nhất trong lĩnh vực tài chính, đầu tư. Chứng chỉ này do Hiệp hội CFA Hoa Kỳ – Hiệp hội quốc tế trực tiếp cấp văn bằng.

Chứng chỉ CFA được nhận xét là một trong những bằng chứng bảo đảm nhất cho sự nghiệp thành công của các cá nhân trong lĩnh vực tài chính. Viện CFA sở hữu chương trình đào tạo lâu đời và được xây dựng từ năm 1962 nên đã có nhiều đóng góp quan trọng về chuẩn mực về đạo đức và kiến thức chuyên môn cho những tiêu chuẩn toàn cầu.

Đến hiện tại, chứng chỉ CFA vẫn khẳng định được giá trị của mình với các công ty tài chính, các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới. Con số cụ thể cho thấy, trên thế giới hiện nay ước tính có khoảng 178,000 thành viên thuộc hiệp hội và có mặt ở 162 quốc gia.

Cfa charterholder la gì

Hiệu lực của chứng chỉ CFA

CFA là loại chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, được công nhận trên toàn thế giới và có giá trị sử dụng vô thời hạn. Mạng lưới CFA Charterholder đều thuộc đội ngũ nhân sự cấp cao. Họ là những cố vấn chuyên môn hoặc lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn tài chính trên 162 quốc gia và các vùng lãnh thổ.

Ngoài ra, ứng viên CFA có quyền tự do lựa chọn vị trí làm việc. Đây được xem như một đặc quyền dành cho các CFA Charterholder. Ví dụ như 1  CFA Charterholder người Việt hoàn toàn có thể được luân chuyển công tác tại khắp nơi trên thế giới như châu Âu, Hoa Kỳ hay Singapore,…

CFA được xem như tấm vé thông hành cho suốt quá trình hành nghề của những người “say mê” tài chính. Bới nó là sự cam kết trọn đời cho sự xuất sắc trong ngành được công nhận bởi Hiệp Hội Quản lý đầu tư Hoa Kỳ. Bạn có thể sử dụng chứng chỉ CFA vĩnh viễn mà không cần phải quan tâm đến vấn đề thi lại chứng chỉ này sau một khoảng thời gian nhất định.

Cfa charterholder la gì

Chương trình CFA dành cho ai?

  • Người đang làm việc trong lĩnh vực tài chính, môi giới chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư và các cấp quản lý tài chính doanh nghiệp.
  • Người làm kế toán, tài chính, kiểm toán độc lập, ngân hàng, luật, quản trị doanh nghiệp mà muốn tìm hiểu sâu và cạnh tranh mạnh mẽ về việc phân tích đầu tư tài chính.
  • Sinh viên năm 3 hoặc năm cuối đại học có định hướng làm việc trong lĩnh vực tài chính.

Chi phí cho việc học CFA

Chi phí cho việc học chứng chỉ CFA trên thực tế sẽ tiết kiệm nhiều hơn so với các lựa chọn thay thế khác như MBA, Master,… Các khoản phí ứng viên CFA sẽ cần phải chi trả bao gồm: 

  • Phí mở tài khoản: là 450$ (theo thông tin mới thì kể từ kỳ tháng 2/2023 là 350$) – mức chi phí này áp dụng cho ứng viên lần đầu tiên tham dự kỳ thi CFA Level 1. Đặc biệt, khoản phí này chỉ cần đóng 1 lần duy nhất. Khi hoàn thành, toàn bộ thông tin và công nhận kết quả của ứng viên đều có thể được tham chiếu trên toàn cầu.
  • Lệ phí thi: 700$ cho từng cấp độ với kỳ hạn đóng sớm (kể từ kỳ tháng 2/2023 sẽ lên 900$) và 1000$ cho mỗi cấp độ nếu là kỳ hạn đóng chuẩn (kể từ kỳ tháng 2/2023 sẽ lên 1200$)
  • Chi phí học tập: Con số này sẽ tùy thuộc vào phương pháp đào tạo và trung tâm mà ứng viên lựa chọn. Hiện nay, tại Việt Nam, chi phí dao động khoảng 30 đến 40 triệu VNĐ cho cả 3 cấp độ.

Như vậy tổng chi phí chưa tới 100 triệu đồng và  bạn cũng vẫn có thể duy trì công việc chính hàng ngày mà vẫn có cơ hội sở hữu văn bằng quốc tế do Viện CFA Hoa Kỳ cấp.

Học CFA ra làm gì?

Chứng chỉ CFA có thể trang bị các kỹ năng phản ứng và vận dụng công cụ phân tích trong các trường hợp cụ thể một cách toàn . Nó không chỉ cung cấp cho bạn những kiến thức về tài chính mà còn cho bạn những góc nhìn, nền tảng suy luận để phục vụ cho tất cả công việc chứ không chỉ riêng trong lĩnh vực tài chính.

Vì vậy, nếu có chứng chỉ CFA thì việc được các công ty ưu ái là điều hết sức hiển nhiên.

Lợi ích của chứng chỉ CFA

Dễ thăng tiến trong công việc

Ai cũng mong muốn được những bước tiến mới trong sự nghiệp. Và CFA sẽ là tấm vé vàng khiến bạn chạm đến mong ước thăng tiến trong lĩnh vực tài chính. Bởi vì  CFA sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sâu về phân tích đầu tư tài chính, quản lý tài sản và đạo đức nghề nghiệp cho mỗi ứng viên khi tham gia học.

Có giá trị toàn cầu

CFA là một trong những chứng chỉ chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi trên khắp thế giới về lĩnh vực tài chính. Bởi nó dễ dàng chuyển đổi thành các bằng cấp khác ở nhiều quốc gia. Ví dụ, nếu bạn định chuyển sang châu Âu làm việc. Các nhà tuyển dụng ở châu Âu cũng sẽ tra cứu được CFA của bạn được cấp tại châu Á và thừa nhận bạn như một thành viên của CFA Institute. 

Cfa charterholder la gì

Tại Việt Nam, nếu sở hữu chứng chỉ CFA sẽ được thi chuyển đổi để lấy Chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán và quản lý quỹ.

Đạt được mức thu nhập đáng mơ ước

Chứng chỉ CFA tạo cơ hội thăng tiến hơn trong sự nghiệp cho những ai đang theo đuổi CFA. Đi cùng với sự thăng tiến đó chính là mức tiền lương cũng tăng theo.  Mức thu nhập trung bình của những người sở hữu chứng chỉ CFA tại Việt Nam đang rơi vào khoảng hơn 440 triệu đồng/năm (Theo thống kê của Salary Expert).

Bên cạnh đó, CFA còn cung cấp đầy đủ kiến thức cũng như công cụ về lĩnh vực tài chính. Do đó, bạn có khả năng tự mình tạo ra cho mình những khoản đầu tư cá nhân để gia tăng thêm nguồn thu nhập thụ động.

Điều kiện để trở thành CFA Charterholders

Cfa charterholder la gì

Điều kiện cần 

Các ứng viên cần phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau để có thể đạt được chứng chỉ CFA:

  • Đối với CFA Level 1: Phải có ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp hoặc có bằng cử nhân, hoặc đang học năm cuối chương trình cử nhân có liên quan đến lĩnh vực tài chính.
  • Đối với CFA Level 2: Bắt buộc phải hoàn thành chương trình Đại học trước khi đăng ký thi. Không chỉ vậy, các ứng viên phải có hộ chiếu quốc tế, hoàn thành bài kiểm tra bằng tiếng Anh. Phải đáp ứng tiêu chí tuyển sinh chuyên nghiệp và sống tại một quốc gia tham gia tổ chức thi. 

Chính vì lẽ đó mà chứng chỉ CFA được xem là một trong những bằng cấp “quyền lực” nhất trong mảng tài chính và được coi là tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực này.

Điều kiện đủ 

Khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đầu vào, ứng viên phải lần lượt vượt qua cả 3 cấp độ của chương trình bao gồm 10 môn học xoay quanh 4 nhóm chủ đề. Tiếp đó, ứng viên sẽ phải trở thành thành viên của Viện CFA và đóng lệ phí đều đặn hằng năm. Họ bắt buộc phải ký vào cam kết mỗi năm rằng mình vẫn tuân theo quy tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Viện CFA. Nếu không tuân thủ theo những quy tắc và tiêu chuẩn đó thì sẽ có nguy cơ bị hủy bỏ chứng chỉ CFA vĩnh viễn.

Các kỳ thi CFA

Level I

Được tổ chức hai lần vào một năm tháng 6 và tháng 12.

Bài thi tập trung kiểm tra khả năng phân tích bằng cách sử dụng các công cụ đánh giá của 10 lĩnh vực.

Định dạng bài test là trong vòng 6 giờ phải hoàn thành 240 câu hỏi trắc nghiệm. 

Level II

Được tổ chức tháng 6 mỗi năm.

Bài thi kiểm tra việc định giá các tài sản cũng như áp dụng các công cụ và khái niệm đầu tư vào các tình huống cụ thể.

Định dạng bài sẽ là 20 bộ câu hỏi sẽ bao gồm case studies nhỏ, với 6 câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi bộ (ước tính khoảng 120 câu hỏi). 

Level III

Được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 6 giống như kỳ thi level II. 

Bài thi tập trung vào đánh giá cách hoạch định phát triển và quản lý danh mục đầu tư bằng phương pháp yêu cầu ứng viên tổng hợp các khái niệm và phương pháp phân tích trong toàn bộ chương trình giảng dạy.

Định dạng bài kiểm tra là trong vòng 6 giờ phải hoàn thành từ 10 -15 câu hỏi tiểu luận với cấu trúc đa dạng. Bài thi ở level III không phải là dạng câu hỏi trắc nghiệm và câu trả lời viết tay của ứng viên cũng được giám khảo chấm điểm bằng tay.

Khi nào nên bắt đầu học CFA

Khóa học CFA cần trung bình 300 giờ học để hoàn thiện 10 môn học trong 3 level của CFA. Trong đó, mỗi người phải phân bổ từ 10 đến 15 giờ học mỗi tuần, trong vòng 6 tháng (ước tính khoảng 2 tháng rưỡi cho một môn học). 

Vì vậy, nếu có ý định theo đuổi chứng chỉ CFA, các ứng viên luôn được khuyến khích bắt đầu càng sớm càng tốt để đảm bảo kết quả tốt nhất và nhanh chóng đạt được lợi thế cạnh tranh và mang lại giá trị trong ngành mình đang phát triển.

Tài liệu học CFA và phương thức ôn thi hiệu quả

  • Bộ tài liệu học chính thức là CFA Curriculum do CFA Institute phát hành.
  • Phương pháp ôn thi hiệu quả:
  • Phương thức ôn CFA hiệu quả nhất là làm nhiều bài tập, đề thi thử và đề thi của các năm trước. Điều sẽ giúp người học hiểu và làm quen được cấu trúc đề thi, các dạng bài và mức độ ra đề thi qua các năm. Đây cũng là một cách phổ biến để hệ thống và kiểm tra lại toàn bộ kiến thức. Qua đó, có thể hiểu được năng lực của mình và cải thiện, bổ sung, sửa đổi kiến thức từ những câu trả lời sai.
  • Không những thế, người học cũng có thể tìm đến những người đã vượt qua kỳ thi CFA để tìm những sự giúp đỡ từ vì họ có những kinh nghiệm thực tế và họ có thể hiểu được vấn đề người học gặp phải vì họ cũng từng trải qua những điều đó.
  • Khi học ở trung tâm bạn sẽ có lộ trình học được kiểm chứng hiệu quả qua các khoá trước nên giúp người học tiết kiệm một khoảng thời gian cũng như có thể hạn  các sai lầm, khó khăn khi tự học CFA.

Lời kết

Thực chất, CFA không phải tấm vé thần kỳ giúp bạn vượt qua mọi cánh cửa sự nghiệp mà nó là thể hiện được sự nghiêm túc, tích luỹ kiến thức một cách lâu dài, có hệ thống, xây dựng tư duy và khẳng định sự đam mê với ngành. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về chứng chỉ CFA.