Chỉ số giảm phát là gì

Lạm phát và giảm phát là hai hiện tượng đối lập nhau trong một nền kinh tế. Lạm phát là sự giá của hàng hoá. Giảm phát là tình trạng mức giá chung giảm xuống.

1. Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Đồng nghĩa với sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi đó với cùng một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với lúc trước.

Do đó lạm phát thể hiện sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.

2. Giảm phát là gì?

Giảm phát là một hiện tượng ngược lại với lạm phát. Đây là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm phát, người ta vẫn đặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát. Tình trạng giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.

Nói chung giảm phát là một vấn đề lớn trong nền kinh tế hiện đại do nó làm tăng giá trị thật của nợ, có thể làm trầm trọng thêm suy thoái.

3. Ảnh hưởng của lạm phát và giảm phát

Nguồn: Internet

Lạm phát và giảm phát đều có những ảnh hưởng riêng của nó đối với nền kinh tế.

a. Lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập thực tế của người lao động. Thu nhập danh nghĩa tuy không thay đổi nhưng thu nhập thực tế lại giảm. Bởi lẽ, giá trị hàng hoá dịch vụ tăng cao, có nghĩa là với cùng một thu nhập, thì người lao động sẽ mua được ít hàng hoá hơn. Giá trị đồng tiền bị giảm dần. Do đó, thu nhập thực tế của người lao động bị giảm.

Giá trị đồng tiền giảm khi lạm phát tăng khiến lãi suất tăng lên. Vì thế người lao động sẽ có lợi trong việc vay trả vốn góp. Những việc này lại khiến tình trạng vơ vét hàng hóa và chờ đầu cơ làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Tình trạng những người dân nghèo không có đủ hàng hóa để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày càng phổ biến. Người giàu lại càng giàu có hơn làm rối loạn nền kinh tế, tạo ra thu nhập không bình đẳng.

Nguồn: Internet

Ở mức độ quốc gia, khi lạm phát tăng cao dẫn đến tỷ giá giá tăng. Cho nên đồng tiền trong nước mất giá hơn so với nước ngoài. Chính phủ được lợi từ nguồn tiền trong nước nhưng lại thiệt so với ngoại tệ làm tình trạng nợ quốc gia ngày một trầm trọng hơn.

b. Giảm phát

Đối nghịch với lạm phát giảm phát. Hiện tượng này làm giá trị hàng hoá giảm hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo. Hộ gia đình hoãn chi tiêu chờ giảm giá sâu hơn, doanh nghiệp ngừng đầu tư và tuyển dụng nhằm tiết kiệm chi phí.

Giảm phát kéo dài cùng với lãi suất thấp kéo theo những hệ lụy như sản lượng đình đốn và suy thoái. Kỳ vọng giảm phát tạo ra lãi suất thực tăng gây ra suy thoái mở rộng. Suy thoái kéo dài và giảm phát liên tục làm cho chính sách tiền tệ mất tác dụng.

Với nền kinh tế vĩ mô, nếu giảm phát không được can thiệp kịp thời, nó sẽ trở nên ngày càng dai dẳng. Khi mà giá cả giảm, tình trạng thiếu việc làm và người tiêu dùng tích trữ tiền với dự đoán là giá cả còn giảm nữa thì điều này sẽ làm hại nền kinh tế, như kiểu truyền lực cho thói quen tiết kiệm và cứ thế xoáy xuống.

Nguồn: Internet

Việc giảm giá, nếu tồn tại, sẽ tạo ra một vòng xoáy xấu dẫn đến giảm lợi nhuận. Đóng cửa các nhà máy hàng loạt, thất nghiệp gia tăng. Giảm thu nhập và làm tăng việc vỡ nợ từ các khoản vay của công ty và cá nhân cũng là những hậu quả nặng nề từ giảm phát.

4. Lạm phát và giảm phát là tốt hay xấu?

Giảm phát và lạm phát là hai hiện tượng khá thường gặp trong trong một nền kinh tế. Ở một mức độ vừa phải nó có tác động tích cực đến thị trường. Tuy nhiên ở một mức độ cao thì cả lạm phát và giảm phát đều gây ra những hậu quả nặng nề như suy thoái, khủng hoảng kinh tế.

>> Xem thêm: Phân Tích PEST Là Gì? Lợi Ích Và Hạn Chế Của Phân Tích PEST

Giảm phát là một nhân tố tiêu cực cho hoạt động tài chính mà chúng ta không nên lơ là. Vậy giảm phát là gì?

Giảm phát là gì?

Hiểu một cách đơn giản, giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Thay vì giá hàng hóa bạn thường mua có xu hướng tăng lên thì bây giờ, giá giảm xuống, với cùng một mức tiền bạn có thể mua nhiều hơn lượng hàng hóa mà bạn vẫn thường mua. Giảm phát không phải là giảm lạm phát.

Cùng với tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống, giá trị của đồng tiền cùng với đó cũng tăng lên. Lúc này, một đồng nội tệ của bạn có thể mua nhiều ngoại tệ hơn. Ví dụ với 24.000 VND bạn có thể mua 1 USD thì khi có giảm phát, bạn chỉ cần 20.000 VND là có thể mua 1 USD.

Giảm phát có lợi hay có hại?

Chắc hẳn với nhiều người sẽ nghĩ rằng giá hàng hóa giảm xuống sẽ làm nền kinh tế có lợi, bởi vì chúng ta mua được nhiều hàng hóa hơn? Thực tế không phải như vậy. Có lý do để nhiều nhà kinh tế coi giảm phát là “con quỷ dữ” của nền kinh tế.

Thực tế giảm phát đã xảy ra với một vài nước trên thế giới

Trước khi tìm hiểu vì sao giảm phát lại có hại, cần phải biết nguyên nhân của giảm phát là gì?

Giảm phát do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chính của giảm phát lại chính là sự suy giảm của cầu. Theo mô hình cung cầu cơ bản, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, lượng hàng hóa vẫn như cũ thậm chí còn bị thừa dẫn đến giá hàng hóa giảm. Việc này dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường cho nền kinh tế.

Đối với ngành sản xuất, việc giá hàng hóa sụt giảm làm cho doanh thu của các công ty sẽ ít đi dẫn đến mất động lực sản xuất. Việc trả công cho nhân viên cũng như vậy, với lượng doanh thu giảm mà vẫn phải giữ nguyên chi phí nhân công, dần dần các công ty sẽ không còn đủ kinh phí nữa và điều tất yếu sẽ xảy ra là thất nghiệp.

Với nền tài chính, đồng nội tệ tăng giá trị sẽ làm cho nhiều người muốn giữ tiền mặt hơn là đi tiêu xài. Chính điều này làm cho các dòng chảy tiền tệ bị ứ đọng, cầu đã giảm còn giảm hơn. Cung nội tệ thiếu, các dòng vốn bị tắc nghẽn làm cho các doanh nghiệp trên thị trường thiếu vốn để đầu tư.

Ngay cả khi với một doanh nghiệp tìm đủ nguồn tiền để đi vay, giảm phát cũng kìm kẹp lại quyết định đi vay của doanh nghiệp đó do giá trị khoản vay ngày càng tăng. Điều này cũng được áp dụng đối với các món nợ hiện tại sẽ càng ngày tăng trong tương lai của doanh nghiệp.

Với nền kinh tế vĩ mô, nếu giảm phát không được can thiệp kịp thời, thì giảm phát sẽ trở nên ngày càng dai dẳng. Khi mà giá cả giảm, tình trạng thiếu việc làm và người tiêu dùng tích trữ tiền với dự đoán là giá cả còn giảm nữa thì điều này sẽ làm hại nền kinh tế, như kiểu truyền lực cho thói quen tiết kiệm và cứ thế xoáy xuống.

Việc giảm giá, nếu tồn tại, sẽ tạo ra một vòng xoáy xấu dẫn đến giảm lợi nhuận, đóng cửa các nhà máy, thất nghiệp gia tăng, giảm thu nhập và làm tăng việc vỡ nợ từ các khoản vay của công ty và cá nhân.

Các nhà kinh tế vô cùng lo sợ giảm phát

Các chính sách ngăn chặn giảm phát

  • Tăng cung tiền: Khi Ngân hàng Nhà nước tăng cung tiền, mà thực chất là in thêm nội tệ hoặc thu mua ngoại tệ sẽ làm cho giá trị của đồng tiền giảm xuống, gia tăng dòng chảy vốn và làm giảm xu hướng tích trữ tiền mặt của người dân, từ đó tăng cầu thị trường.
  • Giảm thuế: Thực chất chỉ là giảm áp lực của các công ty trong điều kiện giảm phát.
  • Điều chỉnh lãi suất: Gia tăng dòng chảy nội tệ.

Tỷ lệ lạm phát và lãi suất như thế nào thì tốt nhất cho nền kinh tế.

Nghe thì có vẻ hấp dẫn với mỗi cá nhân chúng ta, nhưng mỗi khi có dấu hiệu giảm phát, các nhà kinh tế lại e sợ. Các lý do trên đây chính là nguyên nhân giải thích cho nỗi sợ đó.

Chủ đề