Chủ tịch ngân hàng đông á trần văn đình

Chiều 20-6, sau gần 4 ngày xét xử và nghị án, TAND TP Hà Nội đã đưa ra phán quyết với bị cáo Trần Phương Bình (63 tuổi) - cựu tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) - cùng 9 đồng phạm trong vụ thất thoát hàng trăm tỉ đồng, xảy ra tại Ngân hàng Đông Á.

Theo đó, tòa tuyên phạt ông Trần Phương Bình mức án 10 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Tổng hợp chung với hai án chung thân trong các vụ án trước, mức án mà ông Bình phải thi hành là chung thân.

Cùng tội danh, bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, cựu phó tổng giám đốc DAB, lãnh 11 năm tù. Tổng hợp với hình phạt 30 năm tù trong vụ án đầu tiên, bà Xuyến bị phạt 30 năm tù (mức án tối đa của hình phạt tù có thời hạn).

Tám bị cáo còn lại bị tuyên phạt mức án 24 tháng tù treo đến 5 năm tù cùng tội danh trên.

Hội đồng xét xử đánh giá hành vi phạm tội của các bị cáo đặc biệt nghiêm trọng. Các bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội đều có đủ năng lực, nhận thức, biết rõ quy định về quy trình thủ tục đảm bảo điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng nhưng vẫn bỏ qua các quy trình thẩm định, không thực hiện đúng các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, để Công ty An Phát được giải ngân các khoản tín dụng rất lớn.

Bản án xác định, Công ty An Phát làm chủ đầu tư dự án bất động sản Đồi 79 mùa xuân tại huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc (nay thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội). Bị cáo Phan Thúy Mai - cựu giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và du lịch An Phát - có quan hệ thân thiết với ban giám đốc DAB nên đề xuất vay tiền tại đây.

Từ năm 2007 đến 2014, Phan Thúy Mai đã lợi dụng quan hệ để vận động lãnh đạo DAB chỉ đạo chi nhánh Hà Nội giải ngân nhanh các khoản vay, bỏ qua quy trình thẩm định tài sản. Bà Mai còn làm giả tài liệu để giao dịch và dùng tài sản không đủ điều kiện mang đi thế chấp vay vốn. Đến nay, bị cáo Mai và Công ty An Phát không thể trả nợ.

Viện kiểm sát xác định, hành vi của ông Bình cùng đồng phạm đã khiến DAB bị thiệt hại 184 tỉ đồng.

Cáo trạng cũng xác định Trần Phương Bình đã giúp bà Mai nhiều lần vay tiền tại DAB và trực tiếp phê duyệt gói tín dụng 500 tỉ đồng cho Công ty An Phát.

Ngoài ra, năm 2008 bà Mai còn ký khống hợp đồng thể hiện Công ty An Phát vay 185.000 chỉ vàng của DAB. Thực tế không có khoản vay này, vàng cũng chưa được giải ngân. Việc ký hợp đồng khống để giúp Bình che giấu số vàng làm thất thoát của DAB.

Vì thế, ông Bình đã "nể nang" và giúp bà Mai vay tiền của DAB. Hợp đồng vay vàng khống đã được cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố để xử lý trong một vụ án khác...

Đây là vụ án thứ ba ông Bình bị xử lý về sai phạm dẫn tới thất thoát tiền của DAB. Trước vụ án này, Trần Phương Bình đã nhận 2 bản án tù chung thân đều liên quan đến sai phạm dẫn tới thất thoát tiền của DAB.

Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) đã tổ chức lễ công bố Quyết định số 1289/QĐ-NHNN ngày 27/7/2022 về việc chỉ định ông Nguyễn Thanh Tùng - thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc giữ chức vụ Chủ tịch ngân hàng này.

Chỉ định chức danh Chủ tịch Ngân hàng Đông Á

Theo giới thiệu từ Ngân hàng Nhà nước, tân Chủ tịch Ngân hàng Đông Á Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1966, quê quán tỉnh Cà Mau. Ông Nguyễn Thanh Tùng là cử nhân Đại học Ngân hàng, thạc sĩ kinh tế và có trình độ cao cấp chính trị.

Trước khi làm Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NH TMCP Đông Á, ông Tùng làm Phó Tổng Giám đốc NH TMCP Đông Á, Giám đốc NH TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh TP.Hồ Chí Minh. Đến nay, tân Chủ tịch Ngân hàng Đông Á đã có kinh nghiệm 33 năm làm việc trong ngành ngân hàng.

Chủ tịch ngân hàng đông á trần văn đình

Tân Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) Nguyễn Thanh Tùng. (Ảnh: DAB)

Được biết, ông Nguyễn Thanh Tùng được chỉ định vào vị trí Chủ tịch Ngân hàng Đông Á thay ông Võ Minh Tuấn, người vừa được Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM.

Sau biến động nhân sự tại thượng tầng, đến nay Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đông Á gồm tân Chủ tịch Nguyễn Thanh Tùng và 3 thành viên khác là các ông Trần Văn Đình (tham gia tháng 6/2010), ông Nguyễn Đình Trường (tháng 6/2010) và ông Huỳnh Phương (tháng 4/2019).

Ngoài ra, thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Đông Á còn có ông Cao Sĩ Kiêm, đã có đơn xin từ nhiệm.

Chủ tịch ngân hàng đông á trần văn đình

Ngân hàng TPCP Đông Á. (Ảnh: DongABank)

Ngân hàng Đông Á đang đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt

Về Ngân hàng Đông Á, tháng 8/2015 Ngân hàng Nhà nước quyết định đưa nhà băng này vào diện kiểm soát đặc biệt, sau khi có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của Ngân hàng Đông Á.

Tại thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ lựa chọn những cán bộ có năng lực quản trị, trình độ chuyên môn đảm nhiệm một số vị trí lãnh đạo chủ chốt để thực hiện quản trị, điều hành, kiểm soát đối với nhà băng này. Đồng thời, thực hiện các biện pháp cần thiết sẽ được thực hiện đồng bộ nhằm đảm bảo hoạt động của Ngân hàng Đông Á được an toàn, trong đó có việc tái cơ cấu lại nhà băng này toàn diện.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ bảo vệ đầy đủ quyền lợi của người gửi tiền, các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

Đến nay, Ngân hàng Đông Á vẫn đang đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt bởi Ngân hàng Nhà nước.

Từ cuối 2019 đến nay, tình hình hoạt động của Ngân hàng Đông Á không được ngân hàng tiết lộ. Thời điểm tháng 10/2019, lãnh đạo ngân hàng cho biết đã thu hồi 17.036 tỷ đồng nợ xấu tính từ khi bị kiểm soát đặc biệt đến ngày 31/8/2019, số còn lại khoảng 24.000 tỷ đồng. Hiện nhà băng này có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng.