Chuỗi giá trị trong doanh nghiệp là gì năm 2024

Chuỗi giá trị trong doanh nghiệp là gì năm 2024

Mô hình chuỗi giá trị giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh khốc liệt về giá cả, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành của khách hàng và chiến lược Marketing thì đây là mô hình được áp dụng rộng rãi.

Vậy mô hình chuỗi giá trị có tầm ảnh hưởng và mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp như thế nào? Tìm hiểu bài viết của Bizfly sẽ giúp bạn có được lời giải đáp chính xác nhất.

Mô hình chuỗi giá trị là gì?

Mô hình chuỗi giá trị (Value Chain) là mô hình kinh doanh mô tả một quy trình cụ thể với các hoạt động chức năng giúp tạo ra giá trị nhất định cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Các hoạt động trong quy trình bao gồm thiết kế, sản xuất, tiếp thị và phân phối. Mục tiêu chính của chuỗi giá trị là mang đến giá trị tối đa cho sản phẩm nhưng với một mức giá thấp nhất để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chuỗi giá trị trong doanh nghiệp là gì năm 2024

Mô hình chuỗi giá trị là gì?

Ý nghĩa của mô hình chuỗi giá trị

Mô hình chuỗi giá trị có thể:

  • Giúp doanh nghiệp cắt giảm tối đa các hao phí, tối ưu hoá chi phí và gia tăng lợi nhuận.
  • Giúp doanh nghiệp xác định được điều gì là có giá trị với khách hàng một cách dễ dàng để từ đó có thể tiết kiệm chi phí, mở rộng giá trị và nâng cao sản xuất hiệu quả.
  • Giúp khách hàng nhận được một sản phẩm có chất lượng tốt với một mức chi phí hợp lý.

Quy trình 5 bước phân tích mô hình chuỗi giá trị

Để phân tích mô hình chuỗi giá trị, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định các hoạt động trong chuỗi giá trị

Đây là bước quan trọng giúp doanh nghiệp hình thành được sản phẩm cuối cùng. Bạn cần xác định được cái nhìn cụ thể nhất về các hoạt động chính và làm điều tương tự với các hoạt động bổ trợ.

Bước 2: Lên kế hoạch tính toán chi phí

Bằng cách lên kế hoạch tính toán chi tiết về chi phí như phí thuê, tiện ích hay các chi phí cho nhân viên, bạn sẽ có được bức tranh cụ thể nhất về từng loại chi phí riêng lẻ và sự tăng, giảm của các loại chi phí này. Điều này cũng giúp bạn tính ra lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra một cách chính xác và dễ dàng.

Bước 3: Lợi ích có giá trị cho khách hàng

Nhận thức chính xác những lợi ích có giá trị cho khách hàng sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực tới tỷ suất lợi nhuận và giá bán của sản phẩm. Hiểu rõ lý do và cách thức khách hàng đưa ra quyết định chi tiêu sẽ giúp bạn xác định được giá trị sản phẩm mà họ nhận thức được.

Chuỗi giá trị trong doanh nghiệp là gì năm 2024

Quy trình 5 bước phân tích mô hình chuỗi giá trị

Bước 4: Phân tích mô hình chuỗi giá trị của đối thủ

Bạn có thể phân tích chuỗi giá trị của đối thủ cạnh tranh bằng các cách như:

  • Chuẩn đối sánh quy trình: So sánh cơ sở quy trình vận hành của doanh nghiệp và cách thực hiện nhiệm vụ của đối thủ.
  • Chuẩn đối sánh chiến lược: So sánh chiến lược kinh doanh cấp cao để xác định điểm giúp doanh nghiệp chiến thắng trước đối thủ.
  • Chuẩn đối sánh hiệu suất: So sánh các đầu ra như doanh thu, hiệu quả social media, rating khách hàng,...

Bước 5: Tìm ra lợi thế cạnh tranh

Khi nắm rõ chi phí và giá trị của từng hoạt động trong chuỗi giá trị, bạn có thể phân tích và tìm ra lợi thế cạnh tranh của mình:

Doanh nghiệp càng tạo ra nhiều giá trị thì kinh doanh càng phát triển, tăng lợi thế cạnh tranh. Khách hàng không mua sản phẩm mà mua chuỗi giá trị (value chain) của doanh nghiệp mang lại bao gồm: lợi ích sản phẩm, sự hài lòng, đúng thời điểm, tiện lợi, hiệu quả.

Chuỗi giá trị trong doanh nghiệp là gì năm 2024

MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA MICHAEL PORTER

Các hoạt động chính liên quan trực tiếp đến việc tạo ra, bán, bảo trì và hỗ trợ sản phẩm hoặc dịch vụ. Chúng bao gồm những điều sau:

- Vận chuyển đầu vào (Inbound Logistics): là việc tiếp nhận, lưu trữ và phân phối nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất => mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với các nhà cung ứng là yếu tố chính trong việc tạo ra giá trị ở đây.

- Hoạt động (Operations): là giai đoạn mà nguyên liệu thô được chuyển thành sản phẩm cuối cùng => hệ thống hoạt động giúp tạo ra giá trị sản phẩm tốt, chất lượng tốt.

- Vận chuyển đầu ra (Outbound Logistics): là phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng => Hệ thống phân phối tạo ra giá trị giúp sản phẩm được bảo vệ an toàn đến tay người tiêu dùng.

- Tiếp thị và bán hàng (Marketing and Sales): thuyết phục khách hàng mua hàng thông qua cách quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức bán hàng, kênh phân phối, định giá và quản lý sản phẩm, đảm bảo nhắm được mục tiêu đến các nhóm người tiêu dùng thích hợp. => Những lợi ích được cung cấp và cách giao tiếp với khách hàng để có khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

- Dịch vụ (Service): là các hoạt động cần thiết để duy trì hiệu suất của sản phẩm bao gồm những yếu tố như cài đặt, đào tạo, bảo trì, sửa chữa, bảo hành và dịch vụ sau bán hàng => dịch vụ chăm sóc sau khi khách hàng mua hàng là những thứ bạn tạo ra niềm tin với khách hàng và giữ chân khách hàng.

Các hoạt động hỗ trợ giúp các chức năng chính bao gồm:

- Mua hàng (Procurement): là làm thế nào để kiếm được các nguyên liệu thô cho sản phẩm => tìm kiếm nhà cung cấp và thương lượng giá tốt để đảm bảo sản phẩm có giá trị tốt nhất

- Phát triển công nghệ (Technology development): sử dụng công nghệ để nghiên cứu và phát triển, sản xuất sản phẩm => Giảm thiểu chi phí nhân công, cập nhật các tiến bộ công nghệ, kỹ thuật để tạo ra giá trị cho sản phẩm.

- Quản lý nguồn nhân lực (Human resource management): gồm các hoạt động liên quan đến tuyển dụng và giữ chân nhân viên. => Con người là một nguồn giá trị quan trọng để thiết kế, xây dựng và tiếp thị sản phẩm

- Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp (Firm infrastructure): là các hệ thống hỗ trợ của doanh nghiệp, duy trì hoạt động hàng ngày \=> Giá trị được tạo ra nhờ hệ thống hỗ trợ phục vụ cho các khối phòng ban hoạt động tốt để dễ dàng tiếp cận, phân phối sản phẩm đến khách hàng.

Chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động mà một doanh nghiệp thực hiện để tạo ra giá trị cho khách hàng của mình. Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, giảm bớt các loại hao phí và gia tăng lợi nhuận, dễ dàng xác định giá trị tốt nằm ở đâu với khách hàng để mở rộng giá trị, tiết kiệm chi phí và nâng cao sản xuất, Giúp khách hàng nhận được sản phẩm tốt với chi phí hợp lý.

Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là gì?

Chuỗi giá trị là một công cụ cơ bản phổ quát cho phép điều tra một cách có hệ thống tất cả các hoạt động kinh doanh và các mối tương tác của chúng để xác định các điểm mạnh và nguồn lợi thế cạnh tranh. Chuỗi giá trị phân chia một doanh nghiệp thành các hoạt động phù hợp với chiến lược chi phí và phân bổ nguồn lực.

Khái niệm chuỗi giá trị Value chain theo Michael Porter là gì?

Chuỗi giá trị (Value Chain Model – VCM), theo Michael Porter, là tập hợp các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để tạo ra giá trị cho khách hàng. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và sẽ thu được một số giá trị nào đó sau mỗi hoạt động.

Chuỗi giá trị bao gồm những gì?

Chuỗi giá trị (Value chain) là 1 dãy các hoạt động LÀM TĂNG GIÁ TRỊ tại mỗi bước trong quy trình, bao gồm: Khâu thiết kế, sản xuất & giao sản phẩm chất lượng đến tay người sử dụng. Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua cụm từ “Chuỗi giá trị” – Value Chain.

Chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp là gì?

Chuỗi giá trị nông nghiệp, vì thế, là một tập hợp những hoạt động do nhiều người khác nhau tham gia thực hiện để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp, sau đó bán cho người tiêu dùng.