Chương trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn năm 2024

LSO-Bê tông hóa đường giao thông nông thôn không chỉ góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, mà con làm đẹp cho cảnh quan môi trường tạo nên diện mạo cho nông thôn mới. Bởi vậy, cấp ủy đảng, chính quyền xã Minh Sơn (Hữu Lũng) luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn, theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực từ mỗi người dân. Đường GTNT ở huyện Hữu Lũng được bê tông hóa - Ảnh: Hồ HươngMinh Sơn là xã có kinh tế chủ yếu là dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Những năm trước đây, nhiều tuyến đường trong xã bị xuống cấp, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi hàng hóa cho nhân dân, đồng thời thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua, Đảng ủy xã đã đề...

LSO-Bê tông hóa đường giao thông nông thôn không chỉ góp phần cho sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương, mà con làm đẹp cho cảnh quan môi trường tạo nên diện mạo cho nông thôn mới. Bởi vậy, cấp ủy đảng, chính quyền xã Minh Sơn (Hữu Lũng) luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn, theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực từ mỗi người dân.

Đường GTNT ở huyện Hữu Lũng được bê tông hóa – Ảnh: Hồ Hương

Minh Sơn là xã có kinh tế chủ yếu là dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Những năm trước đây, nhiều tuyến đường trong xã bị xuống cấp, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi hàng hóa cho nhân dân, đồng thời thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua, Đảng ủy xã đã đề ra chủ trương mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông trong xã; đặc biệt là việc huy động sức dân đóng góp. Vì vậy, đến nay trong số 4 tuyến đường giao thông của xã với tổng chiều dài 115,9 km, đã được nhựa hóa, bê tông hóa 13,28 km, còn lại 102,62 km là đường đất. Năm 2011, toàn xã Minh Sơn đã bê tông hóa được 1.954m đường và trong những tháng đầu năm 2012, các thôn Hố Mười, Cã Trong, Cã Ngoài của xã Minh Sơn đã làm được trên 700m đường bê tông và đang tiếp tục đăng ký để được cấp xi măng.

Ông Hoàng Văn Trưởng – Phó chủ tịch UBND xã – Phó trưởng BCĐ xây dựng nông thôn mới xã Minh Sơn cho biết: Để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy và chính quyền xã luôn xác định phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trong đó việc thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn có ý nghĩa to lớn. Bởi vậy, xã luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện xây dựng đường giao thông nông thôn vừa làm đẹp thôn xóm và cũng là phục vụ chính bản thân mình.

Thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền xã Minh Sơn sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo phương châm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, kết hợp sự vận động đóng góp của nhân dân… phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành tiêu chí về xây dựng đường giao thông nông thôn theo mô hình nông thôn mới.

Từ năm 2016 xã bắt đầu tập trung triển khai chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn. Đến nay toàn xã đã làm 21.030 km đường bê tông nông thôn. Tổng số tiền đầu tư cho chương trình khoảng 15.719 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước 14.338 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 1.381 tỷ đồng; ngoài ra còn có những đóng góp của nhân dân như hiến đất, hiến cây mở rộng mặt bằng; đạt những kết quả ngoài mong đợi cho địa phương nói chung và phấn khởi cho nhân dân nói riêng của xã nhà.

Xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, cùng với sự đồng thuận của người dân trên địa bàn xã chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn trở thành một trong những tiêu chí được quan tâm của xã Tiên Lãnh. Qua công tác tuyên truyền của Uỷ ban mặt trận và các ngành đoàn thể, người dân đều hiểu được trách nhiệm bản thân, gia đình trong việc thực hiện bê tông hóa giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Việc huy động đóng góp của nhân dân trong phong trào làm đường bê tông được thôn, xóm, tổ công khai minh bạch.

Trong quá trình thực hiện, xã đã huy động nhân dân hiến đất hiến cây mở rộng mặt bằng để làm đường. Kết quả tổng kinh phí đầu tư cho chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn đến này đã bê tông hoá được 20 tuyến tổng mức đầu tư bê tông hoá trên địa bàn xã là 21.030 km trong đó Nhà nước hỗ trợ 14.338 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 1.381 tỷ đồng, tổng diện tích đất đã hiến để làm đường hơn 3.200 m­2. Trong đó đã có nhiều điển hình trong phong trào hiến đất làm đường như tại xã hộ ông Ông Trần Văn Hoài hiến gần 100m2 đất và nhiều cây có giá trị trên đất như: gió. Bòn bon, cau, mít vú sữa...; đặt biệt, ông Võ Diệu tại thôn 3 hiến hơn 100m2 đất, 50 cây bòn bon, 60 cây cau và nhiều loại cây khác như dó, dừa, Ông Huỳnh Ta thôn 5 hiến gần 100m 2. Và cây có giá trị trên đất có 20 cây dó, 20 cây cau, 10 cây lòn bon, Ông Huỳnh kim Quang 10 cây Gió, 20 cây cau, Ông Trần Văn Sáu Thôn 5 hiến 195m2 ruộng để mở đường giao thông nông thôn.

Một số hình ảnh người dân đã hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng

Người dân hiến đất, cây trên đát và chấp nhận gặt lúa già để mở rộng mặt bằng

Bê tông hoá nông thôn trải dài đã góp phần làm diện mạo xã nhà thay đổi đáng kể. Kết quả to lớn mà Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn mang lại chính là động lực cơ bản để phát triển nông thôn và là tiền đề để xây dựng chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại diện mạo mới cho vùng nông thôn. Giao thông đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp tới các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của xã theo hướng nhanh và bền vững. Thực tế là trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm từ 19,44% năm 2016 xuống còn 4,38% năm 2021. Lĩnh vực kinh tế có sự chuyển dịch mạnh nhờ sản phẩm tiêu thụ thuận lợi, xe cộ hàng hoá lưu thông thuận lợi hơn, nhân dân đầu tư các loại xe, xe vận chuyển hàng hoá, xe dịch vụ tại địa phương ngày càng nhiều trong đó giao thông nông thôn chính là yếu tố quan trọng làm nên những kết quả trên. Từ đó, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích người nông dân tăng gia sản xuất, làm thay đổi bộ mặt địa phương thu nhập của các hộ dân tăng, đời sống được nâng lên, góp phần thắng lợi vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã.

Một số hình ảnh tiến hành thi công làm bê tông

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng đường thì quá trình triển khai giám sát từ Ban giám sát đầu tư cộng đồng tại xã cũng được triển khai chặt chẽ, thành lập Ban giám sát ở từng khu dân cư có công trình. Phân công thành viên và người dân hưởng lợi trực tiếp tham giám sát, quy trình để tiến hành thi công; đơn vị thi công thực hiện nghiêm túc dưới sự giám sát của Ban giám sát và nhân dân.

Bằng sự vào cuộc tích cực của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng những sai sót đã được kịp thời phát hiện, qua đó kịp thời kiến nghị chủ đầu tư, nhà thầu điều chỉnh, đảm bảo chất lượng các công trình trên địa bàn. Thực tế tại địa phương cho thấy, từ việc dựa vào “tai”, “mắt” của nhân dân thông qua các Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã hạn chế được tình trạng thất thoát, lãng phí, đảm bảo chất lượng, hiệu quả đối với những công trình được đầu tư, xây dựng trên địa bàn.

Hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hạn chế những tiêu cực các dự án đầu tư tại cộng đồng, tạo lòng tin trong nhân dân, giảm thiểu đơn thư khiếu nại, tố cáo, giữ vững ổn định tại địa phương.

Chủ đề