Có mẹ nào cho con uống quả la hán không năm 2024

Trong những ngày oi bức, nhiều gia đình chọn giải pháp uống nước quả la hán thay nước trắng giải nhiệt. Liệu ai cũng có thể dùng được loại nước này?

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội cho biết: Trái la hán có vị ngọt, tính mát có tác dụng nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện. Do đó thích hợp nhất với những người có thể chất nhiệt, có bệnh lý hô hấp và tiêu hóa thuộc thể "nhiệt" theo cách phân loại của Đông y.

Tuy nhiên, BS Siêm cũng nhấn mạnh người thể chất "dương hư" thì không nên lạm dụng. Người có thể chất “dương hư” - hay còn gọi là "hư hàn" (dân gian gọi là "tạng hàn") thường có biểu hiện thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh, thích uống ấm, đại tiện lỏng loãng; rêu lưỡi trắng...

Hiện tại, quả la hán thường sử dụng trong các trường hợp bệnh lý được Tây y chẩn đoán là: Viêm phế quản cấp tính hay mạn tính; viêm đường hô hấp trên thuộc thể "nhiệt đàm úng phế" (theo cách phân loại của Đông y); chữa viêm amiđan cấp, viêm họng cấp; táo bón kinh niên.

Theo đó, nước sắc quả la hán có tác dụng chống ho và trừ đờm rất hiệu quả; ngoài ra loại nước từ quả này còn có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể, cơ thể háo khát, gầy mòn, khí huyết hao tổn, huyết áp thấp. Với những trường hợp này, nên uống mỗi ngày 15-30 g dạng thuốc sắc.

Cụ thể, chữa viêm họng: La hán quả thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày.

Chữa mất tiếng: La hán 1 quả, thái lát, thêm lượng nước thích hợp sắc lên, chờ nguội, chia ra uống nhiều lần, mỗi lần một ít.

Chữa ho gà (bách nhật khái): La hán 1 quả, hồng khô 25 g, sắc nước uống; hoặc dùng trái la hán 1 quả, phổi lợn 40 g (bóp hết bọt), hầm chín, thêm gia vị vào ăn.

Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh: Dùng quả la hán 20 g, phối hợp với tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu tằm) 12 g; sắc nước uống trong ngày.

Bổ phế, hỗ trợ trong điều trị ho lao: La hán 60 g, thịt lợn nạc 100 g; 2 thứ đều thái lát, thêm lượng nước thích hợp, hầm chín, thêm chút muối, ăn trong bữa cơm.

Chữa táo bón: dùng quả la hán sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.

Ngoài ra, BS Siêm cũng cho biết thêm, các nghiên cứu hiện đại gần đây cũng chỉ ra rằng, quả la hán giàu chất dinh dưỡng và có chứa một số hợp chất có độ ngọt lớn gấp hàng trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường, nên là thứ thức ăn và gia vị lý tưởng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, hay bị béo phì.

Theo BS Siêm quả la hán có tác dụng như loại "thực phẩm chức năng", thích hợp nhất với những người có thể chất "nhiệt". Với người bình thường, cũng có thể sử dụng như một loại nước uống giải khát trong những ngày trời nóng. Tuy nhiên, giải thích thắc mắc, người bình thường uống bao nhiêu nước từ quả này là đủ, BS Siêm cho rằng, trung bình mỗi người nên dùng 1-2 quả sắc nước uống là phù hợp.

Bác sĩ cho tôi hỏi trái la hán có công dụng gì, uống nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không và những ai thì không nên uống ạ? Cảm ơn bác sĩ (Thiên Hùng)

Có mẹ nào cho con uống quả la hán không năm 2024

Qủa la hán rất tốt trong điều trị các bệnh đường hô hấp. Ảnh: flickr.com

Trả lời:

Quả la hán là loại quả có hình cầu, đường kính khoảng 5 - 7cm, khi tươi có màu xanh lục, khi khô chuyển sang màu nâu. Thịt quả mọng, chứa nhiều hạt. Thịt quả có chứa các chất đường hữu cơ như fructose, glucose.

Trong thịt quả la hán có chứa một nhóm glycosides loại tecpen, gọi chung là mogrosides, chiếm khoảng 1% phần thịt của quả. Mogrosides là chất tạo ra vị ngọt.

Cả quả khô lẫn quả tươi đều được dùng để chiết, và chế biến thành một chất bột có thể chứa ít nhất 80% mogrosides. Hỗn hợp mogrosides trong quả la hán cho vị ngọt cao hơn khoảng 300 lần so với vị ngọt của đường mía (tính theo trọng lượng). Như thế, bột chiết 80 % sẽ ngọt gấp 250 lần so với đường mía. Mogroside nguyên chất có thể ngọt gấp 400 lần so với đường mía.

Theo Đông y, thịt quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc. Tác dụng nhuận phế (làm mát phổi), hóa đàm (làm tan đàm), chỉ khát (làm hết khát nước), nhuận tràng. Thường được dùng để chữa ho phế nhiệt và ho do đàm hỏa (đàm vàng đặc, khó khạc), viêm hầu họng, viêm phế quản cấp, khản tiếng, cổ họng khô khát, đại tiện táo...

Ngoài ra, nó còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp giảm lipid máu, chống oxy hóa, chống dị ứng, làm chất tạo vị ngọt có ích cho người bị đái tháo đường...Quả la hán dùng thích hợp cho những người bị nóng bứt rứt trong người, hơi thở nóng, ho đàm đặc, đàm vàng, khô vùng hầu họng.

Ngày uống 5 - 15g dạng thuốc sắc, hãm nước sôi hay hấp chín để uống (có trường hợp dùng tới 30g).

Để chữa táo bón, người ta thường phối hợp la hán với mật ong.

Món ăn chế biến với thịt quả la hán (50g) và thịt heo nạc (100g), rất có ích cho người đang điều trị bệnh lao phổi.

Bình thường mỗi ngày nên dùng 1 - 2 trái là được.

Lưu ý, những người có tình trạng tỳ vị hư hàn, lạnh bụng, đi tiêu lỏng, những người ho do bị cảm lạnh thì không nên dùng quả la hán.