Công nghệ 10 Bài 7 trả lời câu hỏi

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn Công nghệ 10 Bài 7: Một số tính chất của đất trồng được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 7 Công Nghệ 10 trang 23, 24

(Trang 23 SGK Công nghệ 10): 

Em hãy nêu một số ví dụ có ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất.

Trả lời:

Phản ứng dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm, trung tính của đất. Dựa vào tính chất này ta có những biện pháp cải tạo đất, chọn cây trồng cho phù hợp nhất với đất như bón vôi, phân hữu cơ, phân hoá học hợp lý làm giảm độ chua. Bón phân chua sinh lý (NH4)2SO4, K2SO4, thạch cao làm giảm kiềm

(Trang 24 SGK Công nghệ 10): 

Từ khái niệm độ phì nhiêu của đất em hãy cho biết những yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất? Muốn làm tăng độ phì nhiêu của đất phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật nào?

Trả lời:

- Những yếu tố ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất là:

Nước.

    + Chất dinh dưỡng.

    + Không chứa những chất độc hại cho cây.

- Để tăng độ phì nhiêu cho đất ta thường áp dụng những biện pháp kĩ thuật sau:

    + Bón phân (Phân xanh hoặc phân chuồng).

    + Giữ nước trong đất bằng cách trồng cây che.

(Trang 24 SGK Công nghệ 10): 

Em hãy nêu một số ví dụ về ảnh hưởng tích cực của hoạt động sản xuất đến sự hình thành độ phì nhiêu của đất.

Trả lời:

Ví dụ trước khi vào vụ mùa ta sẽ cày, làm đất cho đất tơi, tưới nước để đảm bảo độ ẩm, sau đó bừa lại 1 lần nữa, hoặc có thể bón lót bằng phân lân cũng làm tăng độ phì nhiêu của đất.

Giải bài tập SGK Bài 7 Công Nghệ lớp 10

Câu 1 trang 24 Công nghệ 10

Thế nào là keo đất? Nêu cấu tạo của keo đất.

Lời giải:

- Những phần tử có kích thước dưới 1 micro met, ở trạng thái lơ lửng trong nước, không hòa tan trong nước gọi là keo đất.

- Cấu tạo của keo đất:

    + Keo đất có một nhân.

    + Lớp ion quyết định điện nằm ngay phía ngoài nhân.

    + 2 lớp ở ngoài cùng là lớp ion bất động và ion khuếch tán mang điện trái dấu với ion quyết định điện.

Câu 2 trang 24 Công nghệ 10

Thế nào là khả năng hấp phụ của đất?

Lời giải:

Khả năng hấp phụ của đất là khả năng giữ các chất dinh dưỡng, các hạt limon, hạt sét ít bị rửa trôi xói mòn dưới tác động của ngoại cảnh như là nước mưa, nước tưới.

Câu 3 trang 24 Công nghệ 10

Thế nào là phản ứng dung dịch đất? Nêu một số ví dụ có ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất.

Lời giải:

- Tính chua, tính kiềm, tính trung tính của đất (đo bằng độ pH) được gọi là phản ứng dung dịch đất.

- Ví dụ về ý nghĩa có thực tế của phản ứng dung dịch đất: Dựa vào tính chất của đất ta có những biện pháp cải tạo đất, chọn cây trồng cho phù hợp nhất với đất như bón vôi, phân hữu cơ, phân hoá học hợp lý làm giảm độ chua. Bón phân chua sinh lý (NH4)2SO4, K2SO4, thạch cao làm giảm kiềm.

Câu 4 trang 24 Công nghệ 10

Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Nêu một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất.

Lời giải:

- Khả năng cung cấp liên tục và đồng thời của nước, các chất dinh dưỡng (và không được chứa chất độc hại) cho cây trồng được gọi là độ phì nhiêu của đất.

- Một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất là:

    + Bón phân (phân xanh cho cây họ đậu, phân chuồng,…).

    + Giữ nước trong đất bằng trồng cây che.

    + Làm đất, phơi ải đắt để giảm mầm bệnh.

Lý thuyết Công Nghệ Bài 7 lớp 10

I. KEO ĐẤT VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CỦA ĐẤT

A. Lý thuyết, Nội dung bài học

1. Keo đất

a) Khái niệm về keo đất

Keo đất là những phân tử có kích thước khoảng dưới 1 µm, không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù (lơ lửng trong nước)

b) Cấu tạo keo đất

Mỗi một hạt keo có một nhân

Lớp phân tử nằm ngoài nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Lớp này mang điện âm thì keo mang điện âm, lớp này mang điện dương thì keo mang điện dương. Phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp: lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện.

Công nghệ 10 Bài 7 trả lời câu hỏi

Keo đất có khả năng trao đổi ion ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất. Đây chính là cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.

2. Khả năng hấp thụ của đất

Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét, …; hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.

II - PHẢN ỨNG CỦA DUNG DỊCH ĐẤT

Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm, hoặc trung tính của đất. Phản ứng do nồng độ [H+] > [OH-] quyết định:

   - [H+] > [OH-]: phản ứng chua

   - [H+] = [OH-]: phản ứng trung tính

   - [H+] < [OH-]: phản ứng kiềm

1. Phản ứng chua của đất

Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ trong đất, độ chua của đất được chia làm 2 loạichua:

a) Độ chua hoạt tính

Là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên

Được biểu thị bằng pH (H20)

Trị số pH đất thường dao động từ 3 đến 9:

   - Đất lâm nghiệp: chua, rất chua, độ pH < 6.5

   - Đất nông nghiệp: chua (trừ đất phù sa, đất mặn kiềm)

   - Đất phèn: rất chua, độ pH < 4

b) Độ chua tiềm tàng Là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.

2. Phản ứng kiềm của đất

Một số loại đất chứa muối Na2CO3 và CaCO3,... thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm

Dựa vào phản ứng của đất, người ta trồng cây, bón phân, vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất

III - ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT

1. Khái niệm

Là khả năng của đất, cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

2. Phân loại

Tuỳ theo nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại:

   - Độ phì nhiêu tự nhiên: Độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.

   - Độ phì nhiêu nhân tạo: Độ phì nhiêu được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.

Hoạt động sản xuất con người có vai trò nhất định trong độ phì nhiêu của đất, tuy nhiên độ phì nhiêu chỉ là khả năng đất cho năng suất cây trồng cao.

Trong sản xuất để sản xuất nông, lâm nghiệp ngoài độ phì nhiêu của đất cần có các điều kiện:

   - Giống tốt

   - Thời tiết thuận lợi

   - Đặc biệt cần chế độ chăm sóc tốt, hợp lý

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Công nghệ lớp 10 Bài 7: Một số tính chất của đất trồng chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Hướng dẫn Soạn Công nghệ 10 Bài 7: Đánh giá công nghệ ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Công nghệ 10 trang 36, 37, 38, 39 bộ Cánh Diều theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc tham khảo!

Bài 7: Đánh giá công nghệ trang 36, 37, 38, 39 SGK Công nghệ 10 Cánh Diều

Khởi động

Trả lời câu hỏi trang 36 SGK Công nghệ 10

Khi cần mua một chiếc xe đạp, em sẽ lựa chọn dựa trên tiêu chí nào?

Lời giải:

Em sẽ lựa chọn dựa trên những yếu tố sau khi cần mua một chiếc xe đạp

- chất lượng sản phẩm

- tính năng, thẩm mĩ

- kiểu dáng, hiệu quả sử dụng

- giá thành để phù hợp điều kiện kinh tế của bản thân.

I. Các tiêu chí cơ bản trong đánh giá công nghệ

Tiêu chí 1 - Hiệu quả

Trả lời câu hỏi trang 36 SGK Công nghệ 10

Vì sao phải đánh giá công nghệ? Để đánh giá một công nghệ cần phải dựa vào những tiêu chí nào?

Lời giải:

- Phải đánh giá công nghệ để: lựa chọn công nghệ, điều chỉnh và kiểm soát công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ.

- Để đánh giá một công nghệ cần phải dựa vào những tiêu chí:

+ Hiệu quả

+ Độ tin cậy

+ Tính kinh tế

+ Môi trường

Tiêu chí 2 - Độ tin cậy

Trả lời câu hỏi trang 36 SGK Công nghệ 10

Hãy nêu ví dụ về công nghệ đáp ứng tiêu chí hiệu quả, tiêu chí độ tin cậy

Lời giải:

+ Công nghệ dệt thủ công năng suất thấp, chất lượng không đồng đều, giá thành cao và phụ thuộc vào tay nghề của người dệt nên hiệu quả không cao, trong khi công nghệ dệt bằng máy cho năng suất cao, chất lượng đồng đều cho hiệu quả cao.

+ So với máy tiện vạn năng máy tiện CNC có độ tin cậy cao hơn. Đối với máy tiện vạn năng, chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm và bàn tay của người thợ. Ngược lại, với máy tiện CNC, người vận hành cần được đào tạo đặc biệt, nhưng nó rất dễ làm việc và sử dụng.

Tiêu chí 3 - Tính kinh tế

Trả lời câu hỏi trang 37 SGK Công nghệ 10

1.Dựa vào đâu để đánh giá tính kinh tế của một công nghệ?

2.Nêu ví dụ về công nghệ đáp ứng tiêu chí hiệu quả kinh tế?

Lời giải:

1.Để đánh giá tính kinh tế của một công nghệ, dựa vào:

+ Giá thành của công nghệ như: chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành, bảo dưỡng hệ thống, tuổi đời công nghệ

+ Hiệu quả kinh tế

+ Thời gian thu hồi vốn

2.Ví dụ về công nghệ đáp ứng tiêu chí hiệu quả kinh tế:

Công nghệ sản xuất ô tô theo dây chuyền tự động tuy chi phí ban đầu cao nhưng cho sản lượng lớn, chất lượng tốt, thời gian thu hồi vốn ngắn mang lại tính kinh tế.

Tiêu chí 4 - Môi trường

Trả lời câu hỏi trang 37 SGK Công nghệ 10

1.Vì sao tiêu chí môi trường đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn công nghệ?

2.Hãy nêu một số ví dụ về công nghệ tác động đến môi trường.

Lời giải:

1. công nghệ sản xuất đều có ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường. Tiêu chí môi trường cho biết mức độ ảnh hưởng của công nghệ mới đến môi trường sống và các biện pháp quản lý chất thải.

2.Ví dụ về công nghệ tác động đến môi trường là:

Khi đánh giá công nghệ sản xuất giấy, mía đường, xi măng,… Xem xét xử lý chất thải đối với môi trường, nếu thiếu công nghệ xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường thì sẽ không chọn

Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 37 SGK Công nghệ 10

Để đánh giá và lựa chọn công nghệ thì theo em tiêu chí nào quan trọng nhất? Vì sao?

Lời giải:

Vì đảm bảo công nghệ lựa chọn đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng công nghệ nên tiêu chí hiệu quả là quan trọng nhất

II. Tiêu chí đánh giá sản phẩm

Trả lời câu hỏi trang 39 SGK Công nghệ 10

1.Vì sao phải đánh giá sản phẩm công nghệ?

2.Để đánh giá một sản phẩm công nghệ người ta dựa vào những tiêu chí nào?

Lời giải:

1.Phải đánh giá sản phẩm công nghệ để lựa chọn sản phẩm công nghệ phù hợp.

2.Để đánh giá một sản phẩm công nghệ, người ta dựa vào những tiêu chí:

+ Tính năng sử dụng

+ Độ bền

+ Thẩm mĩ

+ Giá thành

+ Môi trường

+ Dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 39 SGK Công nghệ 10

1.Đánh giá quạt điện ở hình 7.3

Lời giải:

Đánh giá quạt điện ở hình 7.3

+ Tiêu chí 1- Tính năng sử dụng: Quạt được sử dụng để làm mát, rất cần thiết trong điều kiện khí hậu nóng nực mùa hè. Ngoài ra nó còn rất tiết kiệm điện, tiết kiệm điện năng là 4/5 *, lại có công suất cao: 46W nên hiệu suất làm lạnh rất tốt, có chức năng điều khiển từ xa nên rất tiện lợi.

+ Tiêu chí 2 - Độ bền: Quạt cây thường có độ bền cao, quạt cây ở đây chưa thấy thông tin chứng nhận
của Bộ Công Thương nên không thể đánh giá cụ thể được.

+ Tiêu chí 3 - Tính thẩm mỹ: Quạt có hình dáng gọn gàng - kích thước đường kính 400mm, màu sắc nhã nhặn

+ Tiêu chí 4 - Giá: 1.800.000đ, khá cao nhưng nhiều chức năng, có thể điều khiển từ xa, vì đây là khá tốt.

+ Tiêu chí 5 - Môi trường: Sản phẩm không gây thiệt hại cho môi trường và sức khỏe con người

+ Tiêu chí 6 - Dịch vụ bảo trì và dịch vụ sau bán hàng: Thời gian bảo hành là 24 tháng.

2.Tiêu chí nào là quan trọng đối với em và gia đình khi lựa chọn một sản phẩm công nghệ

Lời giải:

Các tiêu chí quan trọng đối với em và gia đình khi lựa chọn một sản phẩm công nghệ: tính năng, độ bền, giá thành và dịch vụ bảo trì, chăm sóc khách hàng. Đây là những tiêu chí thường quan trọng trong gia đình em khi mua một sản phẩm, chúng ta cần kiểm tra xem nó có đáp ứng các yêu cầu cần thiết hay không. Đặc điểm phù hợp cho nhu cầu sử dụng, vì khi độ bền cao sẽ tốt hơn vì chúng ta ai cũng muốn sản phẩm dùng được lâu, không phải mua đi mua lại tiết kiệm tiền bạc, thời gian, công sức. Hơn hết là giá cả phải phải chăng để phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, chúng ta không thể mua một sản phẩm giá rẻ, công suất thấp,hay công suất mạnh cũng như không vượt qua được điều kiện kinh tế gia đình.Vì vậy, giá cả hợp lý là rất quan trọng, dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng cũng là yếu tố chúng ta phải quan tâm hàng đầu, đây là cách đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm: nếu có hư hỏng, trục trặc thì nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm. để tiếp tục sử dụng sản phẩm.Vận dụng

3. Hãy đánh giá một sản phẩm công nghệ mà em đang có.

Lời giải:

HS tự chọn lựa 1 sản phẩm công nghệ của mình và đánh giá

Ví dụ: Nồi cơm điện

+ Tiêu chí 1- Tính năng sử dụng: Nồi có dung tích 1.8L, phù hợp cho gia đình từ 4 đến 6 người. Ngoài ra, nó còn tiết kiệm rất nhiều năng lượng, hiệu suất năng lượng cao: 86,87, tiết kiệm. Công suất được đánh giá 4/5 * và có công suất - 700W nên cho khả năng đun nấu nhanh, đa chức năng và chống dính

+ Tiêu chí 2 - Độ bền: Nồi đã được chứng nhận bởi ngành công thương nên
hướng đến cho khách hàng an toàn khi sử dụng và cũng phải được đánh giá dựa trên độ đảm bảo của sản phẩm ..

+ Tiêu chí 3 - Tính thẩm mỹ: Nồi sạch sẽ về hình dáng và màu sắc, đẹp, trang nhã

+ Tiêu chí 4 - Giá: 903.000đ, khá vừa phải.

+ Tiêu chí 5 - Môi trường: Sản phẩm không gây hại cho môi trường, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

+ Tiêu chí 6 - Dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng:Cần căn cứ vào thời gian bảo hành và chế độ bảo hành của nồi.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Công nghệ 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Công nghệ 10 Bài 7: Đánh giá công nghệ trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giảiđể tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!