Công thức tính điểm tốt nghiệp năm 2023

4.7/5 - (3 lượt đánh giá)

Ngày 23/9, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 4742/BGDĐT-QLCL về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2022-2023. Trong đó nêu rõ một số nhiệm vụ trong công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong các năm tới.

Công thức tính điểm tốt nghiệp năm 2023

Xem thêm: Bộ GD&ĐT: Cần hoàn thiện phương thức tuyển sinh 2023 theo hướng đơn giản hóa

Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ chuẩn bị chu đáo và tổ chức tổt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, đồng thời triển khai, xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2024 và giai đoạn từ năm 2025 trở đi.

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và 2024: Bộ GD&ĐT thống nhất giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 cơ bản như năm 2022 để phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai ở những năm cuối cùng. Đồng thời sẽ đấy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức kỳ thi, đảm bảo kết nối thông tin thông suốt, chính xác và kịp thời nhằm phục vụ công tác chỉ đạo cũng như tổ chức kỳ thi.

Về kỳ thi từ năm 2025: Cần xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sao cho kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan năng lực, trình độ của học sinh, có sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh và cung cấp thông tin cho phục vụ công tác đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng trong trường phổ thông.

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023, Bộ trường Nguyễn Kim Sơn cho biết đã có một vài phương án được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia, tuy nhiên cần cân nhắc nhiều phương diện trước khi lấy ý kiến rộng hơn. Điều quan trọng là phải kế thừa được những ưu điểm của kỳ thi hiện nay đồng thời điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Chương trình giáo dục mới được tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, vì vậy kỳ thi cần phải tăng tính chất của một kỳ thi đánh giá năng lực.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đưa ra 2 phương diện cần được đẩy mạnh hơn nữa là ứng dụng công nghệ và tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động truyển sinh của trường đại học.

(Nguồn: Bộ GD&ĐT)

Các kỳ thi, hình thức tuyển sinh thay đổi liên tục phải chăng đang khiến các sĩ tử “quay cuồng” giữa một rừng thông tin không phân biệt được đúng, sai? Đứng trước “ma trận” phương thức xét tuyển hiện nay, có lẽ bất cứ học sinh, phụ huynh nào cũng cảm thấy bối rối. Với mong muốn hỗ trợ học sinh giải quyết những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình chọn ngành, chọn trường cũng như tìm ra định hướng học tập, thi cử tối ưu nhất, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Qua đó, thí sinh và phụ huynh được trao đổi, lắng nghe những tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu của HOCMAI để chọn ra ngành học, trường đại học phù hợp nhất với điểm số, thành tích, sở thích… của bản thân.

>> THỰC HIỆN BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH CHỌN NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY <<

CẤP BÁO! CÁC TEEN ĐÃ CHỌN ĐƯỢC NGÀNH CHƯA NHỈ?

Đăng ký nhận ngay lộ trình học tập, thi cử sớm từ chuyên gia hàng đầu!
– Giải pháp tư vấn toàn diện ĐẦU TIÊN giúp thí sinh nắm chắc tấm vé vào ĐH
– Định hướng chọn ngành – chọn trường BÁM sát xu hướng tuyển sinh
– Trò chuyện trực tiếp cùng chuyên gia HOT nhất với 15+ năm kinh nghiệm

>>Khám phá ngay<<

Công thức tính điểm tốt nghiệp năm 2023

Theo cách tính điểm ưu tiên mới, không còn hiện tượng thí sinh có điểm xét tuyển đại học cao hơn 30 điểm (ảnh minh họa)

Theo quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 (ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), việc tính điểm ưu tiên sẽ được điều chỉnh, không còn hiện tượng thí sinh có điểm xét tuyển đại học cao hơn 30 điểm.

Làm rõ về điểm mới này trong Quy chế, bắt đầu áp dụng từ năm 2023, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.

Qua phân tích phổ điểm kết quả xét tuyển các năm vừa qua, điểm xét tuyển của thí sinh trước và sau khi được cộng điểm ưu tiên có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là từ mức điểm lớn hơn 22,5 điểm (mức 22,5 điểm ở đây tương đương với 7,5 điểm nếu quy ra mức thang điểm 10 thông thường) khi chưa được cộng điểm ưu tiên thì nhóm thí sinh ở KV1, KV2, KV2-NT có điểm trung bình thấp hơn nhóm không được cộng điểm ưu tiên (KV3); nhưng khi được cộng điểm ưu tiên thì điểm trung bình của nhóm được cộng điểm ưu tiên lại lớn hơn (thậm chí tỉ lệ lớn gấp nhiều lần) so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên.

Kết quả phân tích quá trình học tập của 2 nhóm thí sinh này trong trường đại học cho thấy: nhóm sinh viên trúng tuyển do được cộng điểm ưu tiên có kết quả học tập thấp hơn so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên; điều này cho thấy sự không công bằng giữa 2 nhóm đối tượng thí sinh trên, và các trường, đặc biệt là các trường tốp đầu với các ngành hàng đầu, cũng không lựa chọn được các thí sinh có thực lực tốt để đào tạo.

Nhóm thí sinh bị yếu thế, bất lợi, không được hưởng sự công bằng chính là nhóm ở KV3, khi xét tuyển vào các trường và ngành hàng đầu. Thống kê cũng cho thấy, ở nhiều ngành có mức độ cạnh tranh cao thì tỉ lệ thí sinh không được cộng ưu tiên trúng tuyển rất thấp, trong khi nhóm này có thực lực học tốt hơn nhóm được cộng điểm ưu tiên.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng (từ năm 2023), Quy chế đã quy định: mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0), cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Điểm ưu tiên tính theo quy chế sẽ được giảm tỷ lệ với Tổng điểm đạt được của thí sinh tại các mức điểm, được làm tròn đến 0,01 điểm.

Theo cách tính này, những thí sinh đạt điểm thi, điểm xét học bạ hoặc điểm khác quy đổi về thang điểm 10 cho từng môn với tổng điểm là 30, thì với các em đạt tới tổng điểm 22,5 không có gì thay đổi trong điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng. Đối với các em đạt từ 22,5 trở lên, điểm ưu tiên của các em sẽ được giảm dần đều cho đến khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0.

Như vậy, với công thức xác định trong Quy chế, việc tính toán ra mức điểm ưu tiên rất dễ dàng và rõ ràng. Đối với em đạt điểm càng cao điểm ưu tiên càng giảm, tránh được hiện tượng như những năm trước, có thí sinh đạt điểm xét tuyển cao hơn 30 điểm, hoặc trường hợp những thí sinh ở khu vực 3 có điểm thi rất cao nhưng vẫn không trúng tuyển do sự cạnh tranh ở những ngành có điểm trúng tuyển cao là rất lớn.

Để đảm bảo việc tuyển sinh được diễn ra ổn định, Quy chế tuyển sinh hiện hành cũng đã đưa ra lộ trình để áp dụng, cụ thể các thay đổi trên sẽ được thực hiện từ năm 2023.

Số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế. Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ này lại làm cho nhóm thí sinh khác bị rơi vào bất lợi và yếu thế.

Chế độ cộng điểm ưu tiên cũng tương tự như các chế độ chính sách hỗ trợ khác, không thể chỉ cào bằng theo điều kiện từng khu vực, mà còn phải căn cứ mức độ khó khăn cần hỗ trợ của từng đối tượng. Trong cùng một khu vực, một gia đình ít khó khăn hơn một gia đình khác tất nhiên sẽ được hỗ trợ ít hơn, thậm chí không cần hỗ trợ; chứ không thể nói gia đình ít khó khăn hơn lại thiệt thòi hơn. Một học sinh ở khu vực 1 hay 2 chắc hẳn sẽ tự hào hơn cả nếu trúng tuyển vào một trường đại học top đầu mà không cần điểm cộng ưu tiên.

Thứ trưởng cho biết, có một số ý kiến đề nghị bỏ chế độ ưu tiên hoặc giao việc quy định này cho các trường tự chủ thực hiện trong tuyển sinh. Chính sách ưu tiên là của Đảng và Nhà nước ban hành, do vậy chúng ta cần phải tuân thủ, đảm bảo hỗ trợ phù hợp cho các nhóm đối tượng gặp khó khăn, yếu thế hoặc các đối tượng đặc biệt cần được hưởng chính sách ưu tiên. Việc thực hiện trong tuyển sinh cũng cần thống nhất trong toàn hệ thống, do vậy cần được quy định trong Quy chế.