Công ty xử lý nước thải nhật bản

Chiều 16/6, tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Hoàng Văn Thắng – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội báo cáo về việc xử lý nước thải trên địa bàn TP.

Trả lời báo chí về hoạt động xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản, ông Thắng cho biết, từ tháng 11/2019, TP Hà Nội đã họp và yêu cầu Công ty cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) - đơn vị thí điểm xử lý một đoạn sông Tô Lịch bị ô nhiễm, báo cáo rõ kết quả thí nghiệm, cũng như các văn bản pháp lý liên quan đến công ty xử lý nước thải trên sông Tô Lịch.

Tuy nhiên, đến nay TP Hà Nội vẫn chưa nhận được tài liệu nào, công ty này cũng không liên hệ lại.

“Như vậy, chúng tôi tự hiểu rằng công ty này đã từ bỏ việc xử lý nước ô nhiễm trên sông Tô Lịch đã thí điểm”, ông Thắng nói.

Công ty xử lý nước thải nhật bản

Các kỹ sư và công nhân vận chuyển máy sục khí Nano công nghệ Nhật xuống lòng sông Tô Lịch. (Ảnh: Dân trí)

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, Công ty JVE đã tháo dỡ, dừng việc thí điểm từ cuối 2019. Kết quả chính thức của quá trình này vẫn chưa được đưa ra, trừ các lần kiểm tra, lấy mẫu nhỏ lẻ mà đơn vị này tự thực hiện.

Trước đó, ngày 11/4/2019, Công ty JVE đề xuất xin TP Hà Nội cho thử nghiệm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản.

Ngày 9/5/2019, UBND Thành phố đã họp xem xét đề xuất và đồng ý cho các chuyên gia Nhật Bản, Công ty JVE tổ chức thực hiện thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản; thời gian thực hiện là 02 tháng, dự kiến, bắt đầu từ ngày 16/5/2019.

Ngày 29/10/2019, UBND TP Hà Nội đã đề nghị đơn vị tổ chức thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch cung cấp các hồ sơ tiêu chuẩn, kỹ thuật liên quan đến công nghệ Nano-Bioreactor (có bản thuyết trình toàn bộ về công nghệ); Giấy chứng nhận công nghệ của Chính phủ Nhật hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận; Hồ sơ giới thiệu năng lực; danh sách các công trình, dự án đã được xử lý bằng công nghệ Nano-Bioreactor tại Nhật Bản và các nước khác. Tuy nhiên, cho đến thời điểm đó, các cơ quan chức năng của TP và UBND TP vẫn chưa nhận được các tài liệu theo yêu cầu.

Video: Làm sạch sông Tô Lịch: Mùi giảm, nước vẫn đen kịt

Xã hội Đô thị

  • Thứ ba, 16/6/2020 17:45 (GMT+7)
  • 17:45 16/6/2020

Sau khi Hà Nội yêu cầu Công ty Môi trường Việt - Nhật (JVE) cung cấp các tài liệu pháp lý về công ty, công nghệ xử lý, đơn vị này không trả lời và không liên lạc lại.

Trả lời tại buổi giao ban Báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 16/6, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Văn Thắng thông tin về việc xử lý nước thải, trong đó có hoạt động xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản được triển khai từ tháng 5/2019.

Công ty JVE là đơn vị tài trợ thí điểm xử lý một đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật từ tháng 5 đến tháng 11/2019. Tuy nhiên, đến nay mọi thiết bị của công ty này ở sông Tô Lịch đã tháo dỡ và công ty cũng dừng việc thí điểm từ cuối năm 2019.

Kết quả chính thức của quá trình này vẫn chưa được đưa ra ngoại trừ các lần kiểm tra, lấy mẫu nhỏ lẻ mà đơn vị này tự thực hiện. Bên cạnh đó, công nghệ, phương pháp xử lý của công ty này cũng bị đặt nhiều câu hỏi, nghi ngờ từ phía các chuyên gia môi trường, xử lý nước thải.

Công ty xử lý nước thải nhật bản

Đơn vị thí điểm xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch JVE từ bỏ việc xử lý và không công bố kết quả thí điểm. Ảnh: Việt Hùng.

Trả lời về vấn đề này, ông Hoàng Văn Thắng cho hay tháng 11/2019, thành phố đã họp và yêu cầu công ty báo cáo rõ kết quả thí nghiệm, cung cấp các văn bản pháp lý liên quan đến công ty và công nghệ xử lý.

"Sau khi chúng tôi có văn bản yêu cầu công ty cung cấp các tài liệu này thì cho đến giờ vẫn chưa nhận được tài liệu nào và công ty cũng không hề liên hệ lại. Vậy chúng tôi hiểu việc này là công ty đã từ bỏ việc xử lý trên sông Tô Lịch", ông Thắng cho hay.

Trước đó, UBND Hà Nội đề nghị đơn vị thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch cung cấp các hồ sơ tiêu chuẩn, kỹ thuật liên quan đến công nghệ Nano-Bioreactor (có bản thuyết trình toàn bộ về công nghệ), giấy chứng nhận công nghệ của Chính phủ Nhật Bản hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận và hồ sơ giới thiệu năng lực, danh sách các công trình, dự án đã được xử lý bằng công nghệ này.

Tuy nhiên, đến nay, các cơ quan chức năng của thành phố và UBND thành phố vẫn chưa nhận được các tài liệu theo yêu cầu.

Hà Nội đã yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ tiến sĩ Tadashi Yamamura có phải là Chủ tịch của Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản và JEBO có phải là một đơn vị thuộc Hiệp hội hay Tổ chức trên không.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng sẽ xác minh đơn vị hợp tác với JVE có phải là Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản như tự giới thiệu hay không. Có việc mạo nhận xưng danh Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản hay không và năng lực thực sự mà các cá nhân, tổ chức này đã giới thiệu trong thời gian qua.

Sơn Hà

công ty Nhật từ bỏ xử lý ô nhiễm Tô Lịch Hà Nội Tô Lịch xử lý ô nhiễm JVE JEBO Hà Nội lặng lẽ

Bạn có thể quan tâm