Cuộc sống sẽ thay đổi như thế nào nếu không có máy tính và các thiết bị thông minh

Sẽ có những thay đổi lớn trong cách chúng ta sống, làm việc và du lịch trong tương lai.

Nhưng nhờ vào dữ liệu, tự động hóa và phần mềm, cách chúng ta tương tác với hành tinh sẽ thông minh và hiệu quả hơn.
Đây là những gì sẽ thay đổi.

Chúng tôi sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng tái tạo và pin

Điều gì sẽ thay đổi: Việc tiêu thụ năng lượng sẽ chuyển sang năng lượng gió và mặt trời khi các nguồn này trở nên kinh tế hơn.

Điều này có nghĩa là gì: Ngành công nghiệp lưu trữ năng lượng – pin thương mại – sẽ phát triển nhanh chóng để lưu trữ năng lượng được khai thác từ các nguồn tái tạo này. Ví dụ, các tuabin gió chỉ có thể thu năng lượng khi trời có gió và tương tự, các tấm pin mặt trời dựa vào ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng. Pin phải tích trữ năng lượng đó để khách hàng vẫn có thể bật đèn và không bị gián đoạn do thời tiết. "Việc lưu trữ năng lượng giúp cho các nguồn năng lượng tái tạo trở nên đáng tin cậy và có sẵn theo nhu cầu,” Roopa Shortt, giám đốc phát triển kinh doanh tại Honeywell, người chuyên trách nắm bắt xu hướng thị trường và đổi mới công nghệ để đáp ứng nhu cầu năng lượng mới cho biết.

Nhà và văn phòng sẽ trở thành các trạm phát điện

Điều gì sẽ thay đổi: Các tòa nhà sẽ tự tạo ra năng lượng bằng cách sử dụng các nguồn tái tạo. Việc phát điện cục bộ đó sẽ cung cấp điện cho các công trình lân cận và đóng góp vào lưới điện.

Điều này có nghĩa là: Các tòa nhà sẽ là các công trình cân bằng năng lượng (net-zero), tạo ra mức năng lượng bằng đúng mức tiêu thụ. Chúng sẽ có nhiều hình thức phát điện tại chỗ và lưu trữ năng lượng. Ví dụ, tòa nhà sẽ có tuabin gió trên mái nhà, mặt tiền quang điện, máy phát điện sinh học, máy phát nhiên liệu truyền thống và các tùy chọn lưu trữ trong nhà như pin. Phần mềm sẽ tối ưu hóa các nguồn năng lượng dựa trên cách người dùng muốn tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng tại nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Các tòa nhà thông minh sẽ tự chủ và tự tối ưu hóa, cho phép chúng trở thành những người đóng góp độc lập nhưng có giá trị cho cơ sở hạ tầng thành phố thông minh lân cận”, Deb Learoyd, giám đốc cung cấp dịch vụ quản lý tại Honeywell, người có hơn hai thập kỷ kinh nghiệm với các tòa nhà được kết nối cho biết.

Chúng ta sẽ đi bằng taxi điện không khí

Điều gì sẽ thay đổi: Với hơn 150 công ty đang làm việc tích cực về phương tiện giao thông hàng không đô thị (UAM), những năm tới sẽ chứng kiến một loạt các ý tưởng taxi bay chạy bằng điện mới. Cuối cùng, các mô hình này sẽ có thể bay mà không cần phi công.

Điều này có nghĩa là: Giao thông hàng không đô thị mô tả một hệ thống giao thông hàng không mới sử dụng điện, máy bay cất cánh thẳng đứng để bay qua các khu vực đô thị. Vốn mạo hiểm đang được đổ vào lĩnh vực này, và một số công ty hàng đầu đã và đang nghiên cứu các mẫu xe nguyên mẫu của mình lần 3 hoặc 4. Hầu hết các công ty có kế hoạch cuối cùng là cho bay những chiếc máy bay này một cách tự chủ, nhằm loại bỏ trọng lượng và chi phí thuê phi công. Phần còn lại của ngành hàng không vũ trụ đang trang bị lại cho kỷ nguyên mới này. Một cuộc khảo sát do Honeywell ủy quyền tiến hành cho thấy một phần ba các công ty tính riêng trong ngành điện tử hàng không đang phát triển các sản phẩm UAM, với hơn một nửa trong số đó đã được thử nghiệm bay.

Các tòa nhà sẽ chỉ sử dụng năng lượng khi cần thiết

Điều gì sẽ thay đổi: Các tòa nhà sẽ phản hồi theo nhu cầu cảm tính và lý tính của người sử dụng. Điều đó có nghĩa là năng lượng sẽ chỉ được tiêu thụ khi nhà có người sử dụng, từ đó tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.  

Điều này có nghĩa là: Nhiều cảm biến sẽ tận dụng công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo để cung cấp không gian sống thông minh và trực quan. Các tòa nhà sẽ học hỏi từ lịch sử bảo trì và hiệu suất của chính chúng để liên tục tối ưu hóa dựa trên kinh nghiệm.  Tất cả các hệ thống sẽ được kết nối để tạo ra một hồ dữ liệu, từ đó tạo điều kiện cho việc học tập liên tục - hệ thống chiếu sáng, hệ thống thang máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy và an ninh. “Cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm trong thiết kế, trải nghiệm và quản lý một tòa nhà sẽ làm cho tòa nhà trở nên cấp tiến và dự đoán được nhu cầu của con người”, trích lời Manish Sharma, giám đốc công nghệ của bộ phận kinh doanh công nghệ xây dựng.

Lời nhắn gửi học trò của cô giáo Hiệu trưởng Lê Thị Thanh Bình: Mặc dù chúng ta phải cảm ơn những lợi ích mà công nghệ đem lại nhưng không thể phủ nhận rằng nó còn có những mặt trái gây tổn hại nghiêm trọng cho xã hội nói chung và cho sức khỏe con người nói riêng. Người thông minh là người biết tận dụng những tính năng siêu việt của công nghệ mà không biến mình trở thành nô lệ của "con ma" kỹ thuật số.

Không thể phủ nhận những ích lợi tuyệt vời mà công nghệ đem đến cho cuộc sống của con người. Những sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh, laptop thế hệ mới với nhiều tính năng vượt trội giúp chúng ta có thể lướt web trên internet tìm kiếm vô vàn thông tin khác nhau.

Đối với chúng ta, những người sống trong thời đại bùng nổ công nghệ kỹ thuật số, thật khó có thể tưởng tượng được thế giới sẽ thay đổi đến thế nào nếu không còn sự hiện diện của Internet, công nghệ lưu trữ đám mây và điện thoại thông minh.

Công nghệ đã trở thành một phần không thể tách rời khỏi xã hội và cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở khắp nơi trên thế giới thì việc ứng dụng công nghệ thông tin để làm việc từ xa, học tập qua internet là giải pháp tối ưu.

Thật không thể tưởng tượng nổi nếu không có công nghệ thông tin thày và trò chúng ta sẽ học tập như thế nào trong thời gian không thể đến trường học tập trung vì dịch bệnh này.

Mặc dù chúng ta phải cảm ơn những lợi ích mà công nghệ đem lại nhưng không thể phủ nhận rằng nó còn có những mặt trái gây tổn hại nghiêm trọng cho xã hội nói chung và cho sức khỏe con người nói riêng. Người thông minh là người biết tận dụng những tính năng siêu việt của công nghệ mà không biến mình trở thành nô lệ của "con ma" kỹ thuật số. Dưới đây là 7 tác hại của công nghệ đối với con người:

1. Sử dụng các thiết bị công nghệ và máy tính gây thoái hóa cột sống

Cột sống có chức năng chống đỡ toàn bộ cơ thể, trong đó có đầu. Ở tư thế bình thường (tức đầu giữ thẳng) thì đầu có trọng lượng khoảng 5,4kg. Nhưng nó sẽ trở nên nặng và gây áp lực nhiều hơn cho cột sống khi chúng ta cúi đầu về phía trước ở vị trí ngồi, nằm hoặc đứng khiến cột sống cổ phải gánh một tải trọng lớn hơn nhiều lần, làm cho sụn và xương dưới sụn ở các khớp cột sống nhanh chóng bị hao mòn gây thoái hóa.

2. Sử dụng quá nhiều các thiết bị công nghệ gây tổn hại thị lực

Theo trung tâm y tế học thuật Mayo Clinic, việc lạm dụng các thiết bị kỹ thuật số có thể gây nhức mắt, mỏi mắt và có thể dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, khó tập trung, chảy nước mắt, khô, ngứa, nóng rát hoặc đau mắt. Việc lạm dụng quá mức cũng có thể gây mờ mắt, song thị và tăng độ nhạy cảm của mắt với ánh sáng. "Hiệp hội đo thị lực Hoa Kỳ gọi đây là hội chứng thị giác màn hình hay còn gọi là mỏi mắt kỹ thuật số. Những người sử dụng điện thoại, máy tính trên hai giờ liên tục mỗi ngày có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này", trung tâm Mayo Clinic cho biết.

3. Mất ngủ

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, sử dụng các thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ có thể gây mất ngủ. Nguyên nhân là do bước sóng ngắn và ánh sáng xanh nhân tạo phát ra từ màn hình điện thoại và máy tính làm chậm đồng hồ sinh học, ngăn chặn sự giải phóng melatonin - loại hormone tự nhiên có tác dụng điều hòa chu kỳ thức-ngủ của cơ thể.
Tổ chức này cho biết: "Sử dụng nhiều thiết bị điện tử vào ban đêm khiến cơ thể khó ngủ và thậm chí là mất ngủ. Bên cạnh đó, nó còn trì hoãn sự khởi đầu của giấc ngủ REM, giảm tổng số giấc ngủ REM và làm giảm sự tỉnh táo vào sáng hôm sau. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến chứng mất ngủ hoặc khó ngủ mãn tính".

4. Có thể gây nghiện

Nhà tâm lý học Doreen Dodgen-Magee cho biết, trung bình, một người trưởng thành ở Mỹ dành hơn 11 giờ mỗi ngày để sử dụng các thiết bị công nghệ. Điều này gây tác động xấu đến sức khỏe tâm thần của người dùng.

5. Khiến con người lười vận động

Khi sử dụng điện thoại, máy tính, chúng ta thường nằm hoặc ngồi trên bàn làm việc, trên ghế hoặc trên giường trong một thời gian dài. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một lối sống ít vận động như vậy làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, ung thư ruột kết và béo phì.
Tổ chức này cũng cho biết: "60% đến 85% người dân trên thế giới - cả ở những nước phát triển và những nước đang phát triển – đều có lối sống ít vận động. Điều này đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhưng vẫn chưa được giải quyết trong thời đại chúng ta".

6. Gây hại tới sức khỏe tinh thần

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, công nghệ còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần.
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông, Công nghệ và Sức khỏe của Đại học Pittsburgh, những người trẻ tuổi sử dụng từ 7 đến 11 nền tảng mạng xã hội có nguy cơ trầm cảm và lo lắng cao gấp ba lần so với những người sử dụng dưới hai nền tảng.

7. Khiến con người trở nên thụ động hơn

Việc thông tin có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng đang khiến con người ngày càng trở nên thụ động và kém sáng tạo hơn.Beth Haggerty của tờ Entrepreneur cho biết, công nghệ làm "hạn chế những ý tưởng sáng tạo do thói quen tìm kiếm mọi câu trả lời trên Google". Điều này khiến não bộ trở nên chây lì và lười suy nghĩ hơn.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO HỌC SINH THCS LÊ QUÝ ĐÔN

Các em sẽ là những nhà lãnh đạo, những doanh nhân thành đạt, nhà khoa học tài năng… trong tương lại, công nghệ cung cấp cho các em một nền tảng kiến thức lớn, công nghệ không thể thiếu cho sư tiến bộ trong suy nghĩ và tư duy của các em, hơn nữa các em có khả năng nắm bắt công nghệ rất nhạy bén. Chính vì thế, các em cần nắm chắc chìa khóa để cân bằng những tác động tích cực và tiêu cực của công nghệ. Chúng ta sẽ khai thác và sử dụng tối đa lợi ích của công nghệ cho học tập, ngoài thời gian sử dụng máy tính, điện thoại, ipad để học online trong thời gian phòng dịch bệnh này các em không nên mất thêm thời gian để chơi điện tử hoặc truy cập internet vào các trang mạng vô bổ. Sau mỗi tiết học online, hãy rời bàn học và màn hình ra ngoài cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể thao, tăng cường vận động theo các bài tập thể lực đã được đăng trên web của trường.
NHÂN TÀI PHẢI THẾ!

Nguồn: thcslequydon.com.vn

Sưu tầm: Xuân Vân - P. HCNS

Video liên quan

Chủ đề