Dàn ý nghị luận văn học thương vợ năm 2024

Bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất viết về người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó là bà Tú. Dưới đây là bài viết về Phân tích, cảm nhận 6 câu đầu bài Thương vợ của Tế Xương

1. Dàn ý phân tích, cảm nhận 6 câu đầu bài Thương vợ của Tế Xương:

1.1. Mở bài:

Trong đoạn mở bài, ta được giới thiệu về tác giả Trần Tế Xương với tư tưởng li tâm Nho giáo và sự ngắn ngủi của cuộc đời ông. Tiếp đó, bài thơ Thương vợ được nhắc đến là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của ông về bà Tú, với 4 câu đầu bài mô tả sự vất vả của người vợ.

1.2 Thân bài:

Trong thân bài, Tú Xương miêu tả cuộc đời vất vả của bà Tú qua hình ảnh "quanh năm buôn bán ở mom sông, nuôi đủ năm con với một chồng". Từ "quanh năm" và "mom sông" miêu tả không gian và thời gian mà bà Tú phải lặn lội kiếm sống, trong đó "mom sông" là vùng đất khó khăn và bấp bênh. Tú Xương còn sử dụng hình ảnh "thân cò" để ẩn dụ cho phụ nữ trong xã hội xưa, một hình ảnh mang tính khái quát cao hơn và gợi lên nhiều nỗi đau thân phận. Tất cả những hình ảnh này thể hiện cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú.

Trong hai câu thứ năm và sáu, Tú Xương lại một lần nữa ngưỡng mộ lòng quên mình của vợ:

Một duyên hai nợ, khó tránh khỏi,

Nắng mưa đủ đầy, vẫn chẳng ngại công.

Dù chỉ là một duyên một nợ nhưng bà Tú không phàn nàn, không phản đối mà im lặng chấp nhận mọi khó khăn và vất vả vì gia đình.

"Năm nắng mười mưa" chỉ đơn thuần là miêu tả số lượng mà thôi, nhưng khi được dùng cùng nhau, thành ngữ này truyền đạt tinh thần chịu đựng và hy sinh của bà Tú, người vì tình cảm với chồng và con cái mà không ngại khó khăn.

1.3. Kết bài:

Cuối bài, Tú Xương khẳng định lại những nét đặc sắc của nghệ thuật làm nên thành công của 6 câu đầu bài Thương vợ. Đồng thời, ông liên hệ đến tình hình phụ nữ trong xã hội hiện nay và bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về vấn đề này.

Tóm lại, bài thơ Thương vợ của Tú Xương đã thành công trong việc miêu tả cuộc đời vất vả của bà Tú và gợi lên nhiều nỗi đau thân phận của phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời, nó cũng đặt ra nhiều câu hỏi và suy ngẫm về tình hình phụ nữ trong xã hội hiện nay.

Trong xã hội xưa, các nhà Nho thường dùng thơ ca như một "phương tiện" để nói chí, tỏ lòng, có rất ít những tác phẩm viết về cuộc sống sinh hoạt với những vấn đề "vặt vãnh" thường ngày. Thơ ca trung đại viết về người phụ nữ đã ít, viết về người vợ càng hiếm hoi hơn. "Thương vợ" của Trần Tế Xương là một trong số rất ít những bài thơ hiếm hoi ấy, nhà thơ không chỉ ca ngợi công lao, tấm lòng của vợ mà còn viết ngay khi vợ còn sống. Đây là một điều đặc biệt rất hiếm gặp trong thi ca, bởi các nhà văn, nhà thơ xưa thường viết về vợ khi người bạn đời kết tóc trăm năm của mình đã từ giã cõi đời.

Thương vợ là bài thơ nổi tiếng nhất mà Tú Xương viết về vợ, đây cũng là tình yêu thương, sự trân trọng mà nhà thơ muốn gửi gắm tới người vợ của mình.

"Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng"

Ngay trong những câu thơ đầu tiên, nhà thơ Tú Xương đã để bà Tú xuất hiện trong một hoàn cảnh đặc biệt. Bà Tú hiện lên trong công việc mưu sinh vất vả cùng gánh nặng gia đình "nuôi đủ năm con với một chồng". "Quanh năm" gợi ra khoảng thời gian dài đằng đẵng, bà Tú làm công việc buôn bán mưu sinh quanh năm suốt tháng, không có lấy một ngày ngơi nghỉ. "Mom sông" phần đất bồi ven sông chông chênh, đầy hiểm nguy thường trực, đây cũng là nơi bà Tú làm ăn buôn bán...(Còn tiếp)

Lập dàn ý chi tiết về bài " thương vợ" của Tú Xương

Chào bạn! Có phải ý đề bài của bạn là phân tích bài "Thương vợ" của Tú Xương? Nếu phải, bạn tham khảo dàn ý dưới đây nhé

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm Thân bài: 1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm - Tú Xương là bút danh, tên thật là Trần Tế Xương (1870- 1907) - Quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định - Xuất thân: ông xuất thân trong gia đình thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, sau đổi thành Trần vì lập công lớn - Ông là người tài năng nhưng lại chưa một ngày làm quan. Vì vậy, cả cuộc đời ông hầu như gắn liền với làng quê nơi ông sinh ra. - "Thương vợ" được viết khoảng 1896- 1897; nhà thơ có đến mấy bài thơ viết về vợ. Tú Xương rất yêu thương vợ, bài thơ thể hiện được cả hai mặt của thơ Tú Xương vừa ân tình vừa hóm hỉnh - Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật 2. Hình ảnh bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" - Hai câu đề "Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng" + Hai câu đề, nhà thơ Tú Xương đã tái hiện lại bối cảnh, thời gian, không gian làm ăn buôn bán của bà Tú

  • Thời gian ở đây là quanh năm. Đó là cách tính thời gian vất vả, triền miên từ năm nay qua năm khác, nắng cũng như mưa vẫn phải làm
  • Không gian là ở mom sông. Đây là mô đất nhô ra, là nơi buôn bán của bà Tú, nó cheo leo, nguy hiểm nhưng bà vẫn buôn bán quanh năm suốt tháng

+ "nuôi đủ năm con với một chồng" hình ảnh bà Tú với công việc mưu sinh cơ cực bởi gánh nặng trên vai không chỉ nuôi con mà còn phải nuôi cả chồng -> Hình ảnh bà Tú hiện lên đầy vất vả, lo toan \=> Tác giả tự đặt mình ngang hàng với đứa con bởi chính ông cũng đang ăn bám vợ mình, ông chính là đứa con đặc biệt + Liên từ "với" đặt giữa "năm con" và "chồng" tạo ra thế cân bằng giữa hai bên giống như chiếc đòn gánh mà bà Tú phải gánh trên vai. Đồng thời là sự chế giễu mỉa mai chính mình của tác giả + "Đủ" có nghĩa là không thừa không thiếu => sự tần tảo, tháo vát, đảm đang của bà Tú \=> Với giọng điệu bông đùa, hóm hỉnh, tiếng cười trào lộng, tác giả cười mình - một kẻ vô tích sự, ăn không ngồi rồi => ghi nhớ công lao to lớn của vợ - Hai câu thực "Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông" + Đảo ngữ "lặn lội thân cò" càng nhấn mạnh thêm sự vất vả của bà Tú + Hai từ "eo sèo" là từ tượng thanh tái hiện lại cuộc sống mưu sinh luôn bon chen, xô đẩy, tranh giành nhau -> Công việc của bà Tú là buôn bán, phải chen lấn, xô đẩy vì miếng cơm manh áo cho chồng cho con. + "Khi quãng vắng"

  • Không gian: Vắng vẻ, heo hút
  • Thời gian là sáng sớm hoặc tối muộn, không còn ai nhưng vẫn phải làm

-> Làm ăn vất vả mưu sinh nhưng không dư giả gì + Đặc biệt hình ảnh ẩn dụ "thân cò", tác giả đã lấy hình ảnh con cò trong ca dao để nói về cuộc sống vất vả của vợ mình + Hai từ "thân cò" vang lên gợi dáng vẻ nhỏ bé, lầm lũi, đơn độc, lặn lội trong công việc mưu sinh của bà và từ đó gợi nên nỗi đau thân phận của người phụ nữ - Hai câu luận "Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công" + Hai câu thơ vang lên như tiếng thở dài, cam chịu + "Một duyên hai nợ", "năm nắng mười mưa" là hai thành ngữ thể hiện cuộc sống và số phận đau khổ của gia đình Tú Xương + Cuộc sống gia đình rất khó khăn, vất vả. Dù biết thế nhưng bà Tú đành cam chịu không, một lời kêu ca. Dù nắng, dù mưa, dù gian khổ, bà vẫn làm việc chăm chỉ, không nề hà + Trong hai câu thơ ta còn nhận thấy sự tăng tiến trong việc dùng số từ của tác giả, từ "một" đến "hai" đến "năm" rồi đến "mười". Đó là đức hi sinh thầm lặng, cao quý của bà Tú dành cho chồng, cho con \=> Bà Tú hiện lên với cuộc đời thật vất vả, lận đận nhưng ở bà lại hội tụ tất cả đức tính" tần tảo, đảm đang, tất cả hi sinh vì chồng vì con. - Hai câu kết "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không" + Hai câu kết là tiếng chửi của Tú Xương. Ông tự chửi mình vì tội làm chồng mà hờ hững "có chồng cũng như không" để vợ lặn lội vất vả kiếm ăn + Ông còn chửi cả xã hội, chửi cả thói đời đều cáng, nghèo đói Kết bài: Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật

Nếu còn thắc mắc hãy hỏi nhé Chúc bạn học tốt!

Xem thêm: Tổng hợp các topic học thuật đặc sắc của box Văn

Chủ đề