Đánh giá hiện trạng nước ngầm năm 2024

Hiện nay, bên cạnh nguồn nước thủy cục, vẫn có rất nhiều hộ gia đình sử dụng nguồn nước ngầm cho các mục đích khác nhau như sinh hoạt, ăn uống và tưới cây xanh…dẫn đến việc khai thác nước ngầm quá mức cho phép. Việc sử dụng nước ngầm trực tiếp không qua xử lý khiến người sử dụng phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh. Bài báo đã đưa ra kết quả khảo sát trên địa bàn quận Thanh Khê: (1) Số lượng hộ gia đình sử dụng nước ngầm: 2939/36875 hộ, chiếm tỷ lệ 7,97%. (2) Mục đích sử dụng nước ngầm: 47,5% số hộ sử dụng với mục đích ăn uống và sinh hoạt và 52,5% số hộ dùng cho tưới cây xanh.(3) Chất lượng các mẫu nước dùng cho mục đích tưới cây xanh đều đảm bảo tiêu chuẩn. Chất lượng nước cho mục đích sinh hoạt và ăn uống có các thông số như độ đục, độ cứng, COD, NO2-, Fe, Mn của một số mẫu còn vượt quy chuẩn hiện hành.

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, QCVN 02:2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, 2009. [2] Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, Thực trạng công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Hội thảo Đề xuất giải pháp khai thác, bảo vệ và sử dụng nước hợp lý trên địa bàn thành phố, 2017. [3] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Kế hoạch số 8417/KH-UBND ngày 21/10/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng, 2015. [4] Bộ Y tế, QCVN 01:2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, 2009. [5] Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Tài liệu tập [6] huấn giám sát chất lượng nước tại các cơ sở cung cấp nước, [7] Bộ Xây dựng, TCVN 33-2006 - Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình, 2006. [8] Lê Huy Bá, Độc học môi trường, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006. [9] Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN39:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước tưới tiêu, 2011.

Xem thêm

plugins.themes.academic_pro.article.sidebar##

Đánh giá hiện trạng nước ngầm năm 2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Lan Phương, Mai Thị Thùy Dương. “Đánh Giá thực trạng nguồn nước ngầm Trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”. Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, vol 5, số p.h 126.2, Tháng Năm 2018, tr 56-60, https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/216.

Chất lượng nguồn nước ngầm đang ngày càng suy giảm và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Để khắc phục, nhà nước đã có những nỗ lực cấp nước về các địa phương nhưng tỷ lệ sử dụng vẫn không cao. Đề tài triển khai khảo sát hiện trạng sử dụng nước và quan điểm của người dân khu vực quận 12 về chất lượng nước ngầm hiện tại, đồng thời tiến hành lấy 33 mẫu nước ngầm đang được sử dụng trải đều trên 11 phường để đánh giá tình hình chất lượng nước hiện tại. Kết quả ban đầu cho thấy có đến 97% số người dân vẫn sử dụng nước ngầm làm nguồn sinh hoạt chính và hầu như đều không hoặc rất ít sử dụng nước thủy cục mặc dù chất lượng nước ngầm đang cho thấy suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là chỉ tiêu pH ở mức thấp dao động từ 4,5 - 5,2 mẫu nước không đạt quy chuẩn cho phép làm cho môi trường nước có tính axit. Ngoài ra, mức độ ô nhiễm vi sinh ở mức rất cao đối với Coliform và nồng độ cao nhất đạt đến hơn 1000 CFU/100 ml vượt hơn rất nhiều lần so với các quy chuẩn cho phép trên toàn 11 phường.