Đánh giá mô hình ppp y tế

Theo các chuyên gia, y tế là lĩnh vực được quan tâm đặc biệt, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ, vốn hỗ trợ phát triển… Tuy nhiên nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực y tế rất lớn trong khi nguồn vốn ngân sách Nhà nước không thể đáp ứng đủ, thu hút nguồn lực xã hội qua hình thức xã hội hóa đầu tư theo hình thức công tư (PPP) là giải pháp tốt để thúc đẩy ngành y tế phát triển.

Thông qua hợp tác công tư trong y tế không chỉ huy động được nguồn lực tài chính mà còn tận dụng được kinh nghiệm, trình độ, mô hình quản lý, cung ứng dịch vụ của khu vực tư nhân để nhà nước và tư nhân phối hợp cung ứng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Thông qua việc thực hiện xã hội hóa, đầu tư theo hình thức PPP, các bệnh viện đã có thêm hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, phát triển một số kỹ thuật mới, đặc biệt một số bệnh viện mới được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế được nâng cao trình độ chuyên môn, các bệnh viện đã cung ứng nhiều dịch vụ y tế kỹ thuật cao, người bệnh đang được hưởng lợi từ các dịch vụ này mang lại. Nhiều kỹ thuật trước đây chỉ có thể thực hiện ở nước ngoài với chi phí rất cao thì nay Việt Nam đã có thể thực hiện được với chi phí hợp lý mà nhiều bệnh nhân có thể chi trả được như ghép gan, phẫu thuật tạo hình, thụ tinh trong ống nghiệm…

Theo lãnh đạo Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh, với thực trạng cơ sở vật chất trong lĩnh vực y tế - bệnh viện tại Việt Nam như hiện nay, đầu tư theo hình thức PPP là phù hợp và mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể: hình thức đầu tư này giúp tận dụng nguồn lực từ khu vực tư nhân (Nhà nước không phải mất chi phí đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành), giảm áp lực tài chính cho ngân sách nhà nước, đồng thời giúp tối ưu hóa việc sử dụng đất đai.

Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hồ Chí Minh có mạng lưới y tế phát triển rộng khắp với 12 bệnh viện thuộc bộ ngành với 7.335 giường bệnh, 32 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc ngành y tế thành phố với 21.055 giường bệnh, 23 Đơn vị y tế quận, huyện với 5.297 giường bệnh, 58 bệnh viện tư nhân với 5.025 giường bệnh cùng với hơn 6000 phòng khám… góp phần đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế của người dân.

Các số liệu trên cho thấy, với hệ thống cơ sở y tế công lập hiện tại, nhu cầu đầu tư các dự án trong lĩnh vực này bức thiết đến mức độ nào.

TP.Hồ Chí Minh đã và đang triển khai rất thành công các dự án PPP lĩnh vực y tế ở nhiều mức độ, từ các dự án quy mô lớn đến các mô hình trạm y tế cấp phường. Cụ thể, năm 2018, Bệnh viện Gia An 115 có số vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, quy mô 367 giường bệnh, 60 phòng khám, đã được khánh thành. Ðây là dự án PPP đầu tiên trong lĩnh vực y tế tại TP.Hồ Chí Minh, . Cũng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, tại Quận 3, nhiều trạm y tế cấp phường đã tận dụng tốt hệ thống thiết bị hiện đại của khu vực tư nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh…

Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho hay, mặc dù có nhiều tiến bộ, nhưng việc thực hiện chủ trương thu hút tư nhân đầu tư vào lĩnh vực y tế còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như còn thiếu quy định pháp lý cụ thể, nguồn nhân lực y tế còn thiếu, các quy định về tự chủ chưa hoàn thiện đặc biệt nguồn nhân lực làm công tác PPP hiện còn thiếu chuyên gia, cán bộ có kinh nghiệm làm công tác PPP, cơ chế giá dịch vụ y tế, chi trả bảo hiểm y tế còn hạn chế, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ở một số khu vực còn thấp, dịch vụ do tư nhân đầu tư người dân thường phải trả phần chênh lệch nên lượng người sử dụng dịch vụ tại các cơ sở này còn hạn chế.

Các mô hình hợp tác công tư mới chủ yếu tập trung trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đầu tư bệnh viện trong khi các mô hình hợp tác trong cung ứng dịch vụ trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế cơ sở còn chưa nhiều.

Các mô hình PPP trong lĩnh vực y tế trên toàn cầu, như: PPP trong cung cấp dịch vụ quản lý thiết bị y tế; PPP trong cung cấp dịch vụ hợp đồng quản lý; PPP trong cung cấp dịch vụ lâm sàng chuyên khoa hoặc dịch vụ cận lâm sàng; mô hình PPP tích hợp…

Việc tham khảo từng mô hình PPP cụ thể để lựa chọn loại phù hợp và đưa việc áp dụng PPP trở thành công cụ giảm gánh nặng ngân sách nhà nước cho đầu tư y tế trong thời gian tới là cần thiết.

Luật Đầu tư theo phương thức Đối tác công - tư (PPP) sau hơn 1 năm có hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho các dự án PPP, trong đó đưa y tế vào một trong các lĩnh vực ưu tiên đầu tư theo phương thức này. Dù được đánh giá có tiềm năng lớn, được nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài quan tâm nhưng mô hình PPP trong y tế vẫn chưa đạt kỳ vọng do vẫn còn nhiều rào cản và thách thức...

Vẫn còn rào cản

TP.Hồ Chí Minh hiện có mạng lưới y tế phát triển rộng khắp với 12 bệnh viện thuộc bộ ngành với 7.335 giường bệnh, 32 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc ngành y tế thành phố với 21.055 giường bệnh, 23 Đơn vị y tế quận, huyện với 5.297 giường bệnh, 58 bệnh viện tư nhân với 5.025 giường bệnh cùng với hơn 6000 phòng khám… góp phần đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế của người dân.

Đánh giá mô hình ppp y tế

Cần có một khung pháp lý phù hợp hơn để thúc đẩy PPP trong lĩnh vực y tế phát huy hết tiềm năng.

Các số liệu trên cho thấy, với hệ thống cơ sở y tế công lập hiện tại, nhu cầu đầu tư các dự án trong lĩnh vực này bức thiết đến mức độ nào. Với thực trạng cơ sở vật chất trong lĩnh vực y tế - bệnh viện tại Việt Nam như hiện nay, đầu tư theo hình thức PPP là phù hợp và mang lại nhiều lợi ích.

Cụ thể: hình thức đầu tư này giúp tận dụng nguồn lực từ khu vực tư nhân (Nhà nước không phải mất chi phí đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành), giảm áp lực tài chính cho ngân sách nhà nước, đồng thời giúp tối ưu hóa việc sử dụng đất đai.

Tuy nhiên, việc thu hút tư nhân đầu tư vào lĩnh vực y tế còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như còn thiếu quy định pháp lý cụ thể, nguồn nhân lực y tế còn thiếu, các quy định về tự chủ chưa hoàn thiện đặc biệt nguồn nhân lực làm công tác PPP hiện còn thiếu chuyên gia, cán bộ có kinh nghiệm làm công tác PPP. Cơ chế giá dịch vụ y tế, chi trả bảo hiểm y tế còn hạn chế…

Thực tế thì các dự án PPP hiện nay trong cả nước được triển khai chủ yếu thuộc một số lĩnh vực trọng điểm như giao thông vận tải, năng lượng, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, chất thải.

Một số lĩnh vực được quy định nhưng chưa triển khai hoặc áp dụng chưa thành công như nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, hạ tầng khu kinh tế...

Ông Torben Minko, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết, vẫn còn những rào cản kinh doanh tại Việt Nam. Chính sách và những vấn đề trong quá trình thực thi chính sách là một trong những rào cản làm suy yếu khả năng dự đoán và tính bền vững cần thiết để hỗ trợ quyết định đầu tư. Ngoài ra, chi phí kinh doanh cao hơn theo năm đối với các công ty dược đa quốc gia cũng tác động đến niềm tin đầu tư.

Ví dụ, mô hình đặt máy tại các cơ sở y tế công lập đã được các thành viên MDD (Tiểu ban Trang thiết bị y tế và Chẩn đoán thuộc EuroCham) triển khai từ nhiều năm, nhưng chưa được quy định về mặt pháp lý, mặc dù đã có văn bản thống nhất giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội cho mô hình này.

“Tôi được biết, dự thảo nghị định về xã hội hóa và liên doanh, liên kết trong lĩnh vực y tế, trong đó có mô hình đặt máy tại các cơ sở y tế công lập, đã được xây dựng và đang trong giai đoạn hoàn thiện”, ông nói.

Cần thêm hành lang pháp lý

Tại Việt Nam hiện nay, các dự án PPP trong lĩnh vực y tế hầu hết tập trung ở một số tỉnh: Thành phố Hà Nội (1 dự án), Thành phố Hồ Chí Minh (6 dự án), Hải Phòng (1 dự án), Đà Nẵng (1 dự án), Quảng Ninh (2 dự án), Quảng Nam (1 dự án), Cà Mau (1 dự án), Bến Tre (1 dự án).

Mặc dù đây là lĩnh vực tiềm năng, nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư. Từ năm 2019 đến nay, trong lĩnh vực y tế chưa có thêm dự án đầu tư theo hình thức PPP do vẫn còn thiếu hành lang pháp lý.

Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, việc áp dụng hình thức PPP để xây dựng công trình trong lĩnh vực y tế đã có đóng góp rất nhiều trong quá trình giải quyết vấn đề về thiếu hụt nguồn lực vốn nêu trên.

Như ở Úc, đầu tư xây dựng công trình trong lĩnh vực y tế theo hình thức PPP đã góp phần giảm chi phí vượt ngân sách từ 18% xuống 4,3%. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, việc quản lý đầu tư xây dựng theo hình thức PPP đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân (cụ thể đến năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ cần dầu tư xây dựng thêm 90.000 giường bệnh).

Ông Lê Minh Sang, chuyên gia y tế của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói rằng, về lâu dài, Chính phủ Việt Nam nên định hướng lại các hình thức PPP y tế theo tiêu chí công bằng và hiệu quả, hai mục tiêu của hệ thống y tế quốc gia để đảm bảo rằng chúng phù hợp với chiến lược bao phủ sức khỏe toàn dân và mang lại giá trị đồng tiền theo phương thức này.

“Khung thể chế để quản lý PPP trong lĩnh vực y tế cần được củng cố bằng cách thành lập một đơn vị chuyên trách trong Bộ Y tế”, ông Sang nói.

Trong khi Phó chủ tịch EuroCham Torben Minko cho rằng, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Việt Nam được khuyến khích có khuôn khổ pháp lý rõ ràng hơn cho các dự án đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư. Các thành viên EuroCham mong muốn có một nghị định mới về mô hình đặt máy tại các cơ sở y tế công lập sẽ sớm được thông qua và ban hành trong năm nay. Bên cạnh đó, các chính sách bền vững và thực hiện hiệu quả cần được đưa ra trên ba trụ cột chính là đăng ký thuốc, thanh toán tiền thuốc và mua sắm công.

Các chính sách hiện tại và các vấn đề trong quá trình thực thi là một trong những rào cản làm suy yếu khả năng dự đoán và tính bền vững cần thiết để hỗ trợ quyết định đầu tư. Ngoài ra, chi phí kinh doanh cao hơn theo năm đối với các công ty dược đa quốc gia cũng tác động đến niềm tin đầu tư.

“Do vậy, rất cần có một khung pháp lý phù hợp hơn để thúc đẩy PPP phát huy hết tiềm năng của hình thức đầu tư này”, ông nói.

Rõ ràng, để thúc đẩy sự tham gia của tư nhân vào quá trình phát triển bền vững ngành y tế trong giai đoạn phát triển mới, việc hoàn chỉnh một hành lang pháp lý thuận lợi, rõ ràng hơn là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.