Đánh giá ổ cứng ssd hikvision năm 2024

Đây là review về Trên tay HIKSEMI Future, ổ SSD tốc độ cao giá cực bình dân cho sinh viên build máy của mình. Mình mua nó với giá 1.700.000. Hi vọng phần review sẽ hữu ích cho bạn nào muốn mua nhé, nếu bạn có câu hỏi gì thì hãy comment vô bài này nha.

Thông tin chung về Trên tay HIKSEMI Future, ổ SSD tốc độ cao giá cực bình dân cho sinh viên build máy

HIKSEMI Future là một sản phẩm SSD Gen4 mới về thị trường Việt Nam thời gian gần đây. Thương hiệu HIKSEMI mặc dù khá lạ lẫm với phần đông người sử dụng Việt nhưng HIKVISION thì lại không quá xa lạ với người kinh doanh hay sử dụng sản phẩm mảng CCTV.

Mặc dù là sản phẩm chào sân nhưng thông số công bố của HIKSEMI Future khá ấn tượng với tốc độ đọc ghi tối đa có thể đạt được lên tới 7.450 mb/s. Ấn tượng đầu tiên khi mở hộp HIKSEMI Future cũng khá tốt nhờ hãng cũng khá tâm lý tặng kèm cho người dùng một chiếc tua-vít và ốc M.2 giúp việc lắp đặt nhanh chóng hơn mà không cần dùng tới ốc trong hộp mainboard nữa.

Bỏ lớp giấy ngoài, HIKSEMI Future sử dụng thiết kế của dòng phổ thông, không dùng DRAM làm bộ nhớ đệm. HIKSEMI Future sử dụng chip nhớ đóng logo của HIKSEMI còn Controller (bộ điều khiển) là Maxio MAP1602A vốn rất thông dụng trong làng SSD dram-less. Bề mặt trên HIKSEMI Future cũng được dán một lớp tản nhiệt nhằm giảm nhiệt độ chủ động cho ổ cứng.

Để đi vào chi tiết, mình đã kiểm tra hiệu suất HIKSEMI Future với cấu hình như sau Main: Z790 Aorus Elite CPU: i9 13900k Ram: 64Gb Kingston FURY Renegade 6400

Những thứ mình thích

Chạy benchmark với phần mềm cực phổ biến trong test tốc độ ổ cứng như Crystal Disk Mark, kết quả thu được cực ấn tượng khi HIKSEMI Future có tốc độ đọc ghi lần lượt lên tới 7108 Mb/s và 6503 Mb/s kém một chút so với mức 7450MB/s trên vỏ hộp. Quá bất ngờ với kết quả này, mình có chạy benchmark lại với ổ SSD cao cấp hơn đang sử dụng làm ổ chính trên máy thì chênh lệch thực tế không nhiều. Có lẽ chênh lệch sẽ rõ ràng hơn khi ổ cứng hoạt động trong trạng thái đầy bộ nhớ.

Kiểm tra tốc độ cop dữ liệu, mình sử dụng bộ file game Marvel: Spider Man Lên tới 78gb để test. Tổng thời gian cop dữ liệu là khoảng 10 phút, tốc độ truyền dữ liệu ổn định trong khi nhiệt độ chỉ loanh quanh ở mức 45 độ C trong nhiệt độ phòng 32 độ.

HIKSEMI Future chắc chắn ăn điểm ở giá thành cực cạnh tranh dù là so kèo về dung lượng lưu trữ hay tốc độ ổ cứng. Ở thời điểm hiện tại đây là chiếc ổ đang có price/performance tốt nhất đang gắn trên máy mình.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến cái tên Hikvision, đây là một trong những thương hiệu camera CCTV phổ biến nhất thế giới hiện nay có trụ sở tại Trung Quốc. Và mới đây, Hikvision đã quyết định “lấn sân” sang thị trường SSD mainstream dưới tên thương hiệu Hiksemi. Sản phẩm đầu tay của Hiksemi là E3000, đây là mẫu SSD “an toàn” với chuẩn last-gen PCIe 3.0, D-RAM less NAND TLC, hướng đến những người dùng phổ thông muốn nâng cấp SSD hoặc chưa có điều kiện chuyển đổi sang next-gen PCIe 4.0.

Hiksemi E3000 có giá 1.200.000 đồng cho phiên bản 512 GB và khoảng 800.000 đồng cho phiên bản 256GB, nhìn chung đây là mức giá khá hợp lý cho một SSD M.2 NVMe PCIe 3.0 ở thời điểm hiện tại. Sản phẩm hiện được phân phối chính thức bởi Công ty cổ phần máy tính Vĩnh Xuân (SPC).

Không có quá nhiều điều để nói về thiết kế của Hiksemi E3000: form-factor M.2 2280 cho phép chiếc SSD này có thể được lắp đặt ở hầu hết mọi hệ thống máy tính để bàn lẫn laptop ở thời điểm hiện tại, trừ những hệ thống cũ quá không có khe M.2 thì chịu.

Toàn bộ controller và chip nhớ của Hiksemi E3000 được đặt ở một bên SSD, bên kia không có gì hết. Khá thú vị là Hiksemi quyết định không dán tem seal lên trên mặt chip nhớ như các hãng khác thường làm (lớp tem seal này thường nếu bóc ra sẽ không được bảo hành) mà dán ở mặt sau, giúp tản nhiệt tốt hơn mà dân chuyên vọc vạch cũng có thể xem thông số sản phẩm mà không sợ mất bảo hành.

Module chip nhớ trên Hiksemi E3000

Controller Maxio MAP1202A

Hiksemi E3000 dùng chip nhớ NAND TLC có mã là YMC3G002TbCA1C0, 256GB/chip, và trên thân của SSD vẫn còn 2 slot trống nên nhiều khả năng có cả phiên bản 1TB nữa nhưng mình chưa tìm thấy thông tin, ở Việt Nam chỉ phân phối hai phiên bản 256 GB và 512 GB thôi. Controller Maxio MAP1202A của Hiksemi E3000 là loại khá phổ biến trên SSD PCIe 3.0, một số sản phẩm của KingSpec, ADATA mình biết cũng dùng controller này.

Theo công bố của nhà sản xuất, Hiksemi E3000 có tốc độ đọc/ghi (tuần tự) là 3.500 MB/s và 2.500 MB/s. Tất nhiên không thể so với SSD PCIe 4.0 hay các SSD top đầu PCIe 3.0, nhưng tốc độ này của Hikvision E3000 là rất ổn trong tầm giá này.

Đo hiệu năng của Hiksemi E3000, VnReview sử dụng hệ thống gồm:

CPU: AMD Ryzen 5 3600

Bo mạch chủ: MSI B450m Mortar Max

RAM: TeamGroup Xtreme 2x8GB 3200MHz

Thiết bị thử nghiệm: Hiksemi E3000, kết nối qua cổng PCIe 3.0

Hiksemi E3000 là một SSD phổ thông không hướng tới đối tượng người dùng cụ thể, nên mình test tốc độ sao chép dữ liệu với tệp có dung lượng 53.5 GB, gồm rất nhiều ảnh và bộ cài đặt game Liên Minh Huyền Thoại. Kết quả, Hiksemi E3000 đạt tốc độ hơn 1GB/s trước khi hết cache ở mức quanh khoảng 25-30GB, sau đó duy trì tốc độ ở mức 420-450 MB/s đến hết quá trình sao chép dữ liệu. Tốc độ và mức cache này đủ đáp ứng tốt hầu hết nhu cầu của chúng ta trong sử dụng hàng ngày.

Tốc độ của Hiksemi E3000 với dữ liệu 1 GB

Tốc độ của Hiksemi E3000 với dữ liệu 32 GB

Với công cụ Crystal Disk Mark phổ biến, Hiksemi E3000 thậm chí còn có tốc độ cao hơn công bố ở kích thước dữ liệu 1GB, đọc/ghi (tuần tự) lần lượt 3.652,60 MB/s và 2.736,62 MB/s. Tăng kích thước dữ liệu lên 32GB khiến tốc độ giảm đi đáng kể, đó là do hết bộ nhớ đệm.

Sang AS SSD, công cụ benchmark này sử dụng dữ liệu không nén thay vì nén như Crystal Disk Mark nên kết quả thường sát với thực tế sử dụng. Chọn kích thước dữ liệu benchmark là 10GB (tối đa), Hiksemi E3000 đạt tốc độ đọc/ghi tuần tự lần lượt 3.196,14 MB/s và 2.542,72 MB/s, tổng điểm 3.151.

ATTO Disk Benchmark là phần mềm bao gồm một loạt các kiểm thử nhằm xác định tốc độ đọc và ghi dữ liệu của ổ cứng với nhiều gói dữ liệu kích thước khác nhau. Với file-size 32GB, I/O size từ 512 Byte đến 64MB, Hiksemi E3000 đạt tốc độ đọc tối đa 3 GB/s và ghi 2,82 GB/s, đọc tối thiểu 50,42 MB/s và ghi tối thiểu 50,42 MB/s với I/O size 512 Byte.

Game thủ sẽ muốn sở hữu SSD tốc độ cao để những màn chơi được load nhanh hơn. Thông qua công cụ benchmark của game, Final Fantasy XIV: Endwalker, Hiksemi E3000 hoàn thành load 5 màn chơi sau 10,339 giây, khá ấn tượng.

Không có seal dán trên chip nhớ nên Hiksemi E3000 cũng tản nhiệt tốt hơn. Trong điều kiện case đóng kín, nhiệt độ phòng khoảng 20 độ C, nhiệt độ tối đa mình ghi nhận khi benchmark SSD này chỉ là 43 độ mà thôi.

Một nước đi đầu tiên có phần thận trọng, Hiksemi E3000 hướng mục tiêu trở thành “SSD quốc dân” mới với tốc độ ổn định, xử lý các tác vụ nhanh chóng. Đây là một sự lựa chọn đáng cân nhắc nếu bạn đang sử dụng HDD truyền thống hoặc tốc độ của SSD SATA III chưa đủ để khiến bạn thỏa mãn. Mức giá 1,2 triệu đồng cũng đã rất hợp lý ở mức dung lượng này rồi, nhưng nếu ngân sách không cho phép thì bạn hoàn toàn có thể chọn phiên bản 256 GB mà vẫn có thể tận hưởng đầy đủ những ưu điểm của Hiksemi E3000.

Chủ đề