Dđi tiểu ra máu là bệnh gì ở nữ

Tiểu ra máu ở nữ là biểu hiện của những bệnh lý phổ biến nhất là nhiễm trùng hoặc viêm, xuất huyết âm đạo, cổ tử cung, thậm chí ung thư.

Theo TS.BS Nguyễn Thế Trường, Phó khoa Tiết niệu - Nam học và Thận học, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, triệu chứng lâm sàng điển hình nhất của tiểu ra máu ở nữ giới là nước tiểu có màu hồng nhạt, đỏ hoặc sẫm. Người bệnh không bị đau đớn hay cảm giác gì khó chịu, chỉ thấy có máu lẫn trong nước tiểu.

Dđi tiểu ra máu là bệnh gì ở nữ

Do cấu tạo bộ phận sinh dụng nên phụ nữ dễ nhiễm trùng tiết niệu, gây tiểu ra máu. Ảnh: Queensland Health

Những bệnh lý thuộc hệ tiết niệu gây tình trạng tiểu ra máu ở nữ giới bao gồm:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Do cấu trúc sinh học, đường niệu đạo của nữ giới thẳng và ngắn nên dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở niệu đạo, niệu quản, thận hoặc bàng quang.

Ngoài ra, người bệnh cũng gặp những triệu chứng khác như tần suất đi tiểu thay đổi bất thường, tiểu buốt, đau vùng xương chậu,...

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là sự tích tụ của những khoáng chất dư thừa bên trong hệ tiết niệu dưới dạng rắn. Sỏi tiết niệu thường xảy ra ở bàng quang hoặc thận.

Khi những khối sỏi làm rách hoặc xước niêm mạc bên trong đường tiết niệu hoặc các cơ quan khác, máu lẫn vào trong nước tiểu tại thận hoặc bàng quang và đào thải cùng với nước tiểu ra ngoài.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô bên trong thành tử cung phát triển ở ngay trong tử cung hoặc bên ngoài tử cung. Những vị trí mà các mô này phát triển thường là khung chậu hoặc khoang bụng.

Người bị lạc nội mạc tử cung sẽ có những khối u khiến tử cung và các vùng xung quanh sưng hoặc chảy máu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tiểu ra máu ở nữ. Ngoài ra, người bệnh sẽ chịu những cơn đau thắt ở vùng bụng dưới, vùng chậu.

Ung thư

Ung thư là biến chứng nặng nhất của các bệnh tiết niệu nhưng triệu chứng nghiêm trọng hơn, trong đó có tiểu ra máu ở nữ.

Hai loại ung thư tiết niệu thường gặp nhất là ung thư bàng quang và ung thư thận. Dù nguyên nhân này không phổ biến bằng các bệnh lý tiết niệu kể trên, người bệnh khi phát hiện triệu chứng tiểu máu, cần đi khám và tầm soát ung thư để giảm thiểu rủi ro.

Bác sĩ Thế Trường cho biết thông thường tiểu ra máu ở nữ giới không phải là một bệnh phức tạp hoặc cần điều trị trong thời gian dài. Một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài 3-5 ngày hoặc đi kèm các biểu hiện tiểu buốt, đau vùng chậu, bụng dưới; tiểu khó; thay đổi tần suất đi tiểu rõ rệt (đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn); buồn nôn và nôn; sốt, ớn lạnh... người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu.

Nếu tiểu máu kéo dài sẽ dễ gây ra thiếu máu, giảm sức khỏe tổng trạng. Ngoài ra, những bệnh tiết niệu gây triệu chứng tiểu ra máu ở nữ nếu để lâu sẽ dễ tiến triển thành mạn tính và những biến chứng nguy hiểm khác.

Trong nước tiểu bình thường không nhìn thấy máu và cả kể tế bào máu. Vì vậy, không khỏi trách nhiều người lo lắng khi thấy máu trong nước tiểu. Đặc biệt tình trạng này ở nữ giới còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số vấn đề sức khỏe bất thường. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tình trạng đi tiểu ra máu ở nữ là bệnh lý gì để biết cách xử trí nếu gặp phải tình trạng này, bạn nhé!

Hiểu rõ tiểu máu là gì?

Trước tiên, bạn hãy chắc chắn màu sắc bất thường trong nước tiểu là do máu tạo thành. Trường hợp âm đạo hoặc hậu môn chảy máu cũng thường gây nhầm lẫn với tình trạng đi tiểu ra máu ở nữ giới. Bên cạnh đó, một số loại thức ăn, nước uống và thuốc men có màu đỏ cũng có thể làm cho nước tiểu có màu của máu.

Tiểu ra máu được định nghĩa là tế bào máu xuất hiện trong nước tiểu. Khi dễ dàng quan sát máu trong nước tiểu bằng mắt thường thì còn gọi là tiểu máu đại thể. Tiểu máu vi thể là thể bệnh mà các tế bào máu chỉ có thể xác định được trên kính hiển vi.

Cho dù đi tiểu ra máu ở nữ thuộc loại tiểu máu nào, bạn đều cần phải đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị (nếu cần). Ngoài ra, bác sĩ cần thăm khám để xác định hoặc loại trừ trường hợp ung thư gây tiểu máu.

Dđi tiểu ra máu là bệnh gì ở nữ

Đi tiểu ra máu ở nữ là bệnh lý gì?

Nguyên nhân đi tiểu ra máu ở nữ khác so với nam giới. Đôi khi, rất khó để xác định máu trong nước tiểu của phụ nữ đến từ đâu bởi rất dễ bị nhầm lẫn với kinh nguyệt hoặc các vấn đề gây chảy máu âm đạo khác. Dưới đây là một số nguyên nhân liên quan đến tiểu máu ở nữ:

  • Viêm bàng quang, thường đi kèm cảm giác đau rát khi đi tiểu.
  • Nhiễm trùng thận, thường đi kèm với triệu chứng đau ở bên bụng và sốt.
  • Sỏi thận cũng là nguyên nhân dẫn đến đi tiểu ra máu ở nữ.
  • Ung thư bàng quang là nguyên nhân đi tiểu ra máu phổ biến hơn ở những bệnh nhân trên 50 tuổi, đồng thời xuất hiện đi tiểu thường xuyên và tiểu buốt (đau khi đi tiểu).
  • Ung thư thận cũng là một bệnh lý có triệu chứng đi tiểu ra máu, có nguy cơ gặp phải ở những người bệnh trên 50 tuổi. Đi kèm với tiểu máu, bệnh có thể gây đau dai dẳng ở khu vực dưới xương sườn và khối u nổi nên ở vùng dạ dày.
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh nang thận hoặc các rối loạn di truyền tương tự.
  • Xuất hiện khối u trong bàng quang hoặc thận.
  • Chấn thương gây tổn thương thận, do tai nạn hoặc va đập.
  • Tập thể dục nặng đôi khi sẽ dẫn tới tiểu máu đại thể. Nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa rõ nhưng có thể do bàng quang bị tổn thương, cơ thể mất nước hoặc các tế bào hồng cầu gặp sự cố. Thông thường, các trường hợp đi tiểu máu ở nữ do tập thể dục nặng xảy ra ở các vận động viên.

Tiểu máu ở nữ, cần làm gì?

Dđi tiểu ra máu là bệnh gì ở nữ

Dđi tiểu ra máu là bệnh gì ở nữ

Khi đi tiểu ra máu mà không phải kỳ hành kinh, chị em phụ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bên cạnh thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hay các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác để tìm ra nguyên nhân tại sao có máu trong nước tiểu.

Các phương pháp điều trị sẽ được quyết định dựa trên nguyên nhân gây tiểu máu. Nếu phát hiện ổ nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Một số trường hợp đặc biệt sau đây có thể cần được theo dõi đặc biệt:

  • Quan sát thấy máu trong nước tiểu và không có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân trên 40 tuổi và tiểu ra máu liên tục, kéo dài.
  • Bệnh nhân trên 50 tuổi và đi tiểu ra máu không rõ nguyên do.
  • Xác định có khối u trong dạ dày của bệnh nhân.
  • Tiểu máu vi thể và có protein trong nước tiểu.

Đôi khi nguyên nhân dẫn đến đi tiểu ra máu ở nữ giới không thể xác định. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể khuyên nên kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là nếu có yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang, chẳng hạn như người bệnh trên 50 tuổi, hút thuốc lá, tiếp xúc với chất độc môi trường và người bệnh có tiền sử điều trị với các liệu pháp bức xạ.

Tóm lại, đi tiểu ra máu ở nữ không liên quan đến kỳ hành kinh hay chảy máu trực tràng có thể là một tình huống gây hoang mang nhưng không hẳn là một tình trạng cần phải cấp cứu. Bạn cần bĩnh tĩnh trước tình huống này và quan trọng là cần nhanh chóng đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu O nữ là bệnh gì?

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ thông thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm đường tiết niệu, bệnh lý này sẽ gây ra cho sức khỏe nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này và căn bệnh viêm đường tiết niệu.

Tiểu ra máu là triệu chứng của bệnh gì?

Đái ra máu là một triệu chứng của hầu hết các bệnh liên quan đến cơ quan trong hệ tiết niệu. Trong đó, bệnh thận và niệu đạo là nhóm bệnh chắc chắn gây ra tình trạng đi tiểu ra máu. Ở một số bệnh lý khác như bàng quang, tiểu ra máu là dấu hiệu lâm sàng của hiện tượng xuất huyết bàng quang.

Tại sao lại đi tiểu ra máu O nữ?

Tiểu ra máu ở nữ là triệu chứng của bệnh, xuất hiện khi những khối sỏi làm rách hoặc xước niêm mạc bên trong đường tiết niệu hoặc các cơ quan khác. Từ đó, máu lẫn vào trong nước tiểu tại thận hoặc bàng quang và đào thải cùng với nước tiểu ra ngoài.

Bị bệnh đi tiểu ra máu O nữ nên ăn gì?

Một vài món cháo có thể giúp cải thiện tình trạng đi tiểu ra máu như cháo hoa cúc, cháo nấu với rễ cỏ tranh, canh rau muống hay canh nấu từ quả hồng khô... Ngoài những thực phẩm trên, đối với bệnh nhân bị tiểu ra máu cần lưu ý: Không được nhịn tiểu. Đảm bảo vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh bị viêm nhiễm nặng hơn.