Để nhận biết mùi của khí Cl2 trong phòng thí nghiệm làm theo cách nào sau đẩy

Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế Clo bằng cách

Điều chế Clo trong phòng thí nghiệm được VnDoc biên soạn đưa ra các cách điều chế Clo trong phòng thí nghiệm, giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm được cũng như vận dụng tốt vào làm các dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

1. Điều chế khí Clo từ MnO2

  • Trong phòng thí nghiệm clo được điều chế bằng cách cho HCl đặc phản ứng với
    điều chế Cl2

Đun nóng nhẹ dung dịch axit clorua đậm đặc với chất có khả năng oxy hóa mạnh như mangan dioxit (MnO2).

Phương trình phản ứng xảy ra như sau:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Để thu được khí Clo tinh khiết người ta

  • Cần tiếp tục thực hiện các bước sau
  • Cho khí Clo qua bình axit sulfuric đặc, nó sẽ được làm khô nước.
  • Thu khí Clo bằng phương pháp đẩy không khí do khí Clo nặng hơn không khí.

Khí Clo có màu vàng lục, mùi hắc và độc hại chính vì vậy người ta sử dụng bông tẩm xút, tránh khí Clo bay ra bên ngoài vì Clo là khí độc.

Để nhận biết mùi của khí Cl2 trong phòng thí nghiệm làm theo cách nào sau đẩy

2. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm bằng cách khác

Ngoài ra có thể dùng một số chất oxy hóa khác như kali pemanganat (KMnO4), Kali Clorat (KClO3), Clorua vôi (CaOCl2).

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2

Điều chế Clo trong phòng thí nghiệm bằng Kali pemanganat

KClO3 + 6HCl → KCl + 3H2O + 3Cl2

CaOCl2 + 2HCl → Cl2 + CaCl2 + H2O

3. Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Trong phòng thí nghiệm điều chế Clo bằng cách nào sau đây:

A. Điện phân nóng chảy NaCl

B. Cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2

C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn

D. Điện phân KCl

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm clo được điều chế bằng cách cho HCl đặc phản ứng với
điều chế Cl2. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

A. dung dịch H2SO4 đậm đặc.

B. Na2SO3 khan.

C. CaO.

D. dung dịch NaOH đặc.

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 3.Đốt cháy sắt trong khí clo, người ta thu được 24,375/ gam muối. Thể tích khí clo (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 6,72 lít.

B. 5,04 lít.

C. 4,48 lít.

D. 2,24 lít.

Xem đáp án

Đáp án B

nFeCl3 = 24,375/162,5 = 0,15 (mol)

Bảo toàn nguyên tố Cl

2nCl2 = 3nFeCl3 ⇒ nCl2 = 0,225 (mol) ⇒ V = 0,225 .22,4 = 5,04 (l)

Câu 4.Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc (dư), đun nóng. Sau phản ứng thu được V lít khí Cl2. Giá trị của V

A. 6,72 lít.

B. 5,04 lít.

C. 4,48 lít.

D. 2,24 lít.

Xem đáp án

Đáp án C

.....................................

VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Điều chế Clo trong phòng thí nghiệm là các phương trình điều chế clo trong phòng thí nghiệm các em thường gặp nhất, từ đó giúp các em có thể vận dụng, trả lời các câu hỏi bài tập liên quan.

Ngoài ra VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Chuyên đề Vật Lí 10, Chuyên đề Sinh học 10, Chuyên đề Hóa học 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ tài liệu giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời quý thầy cô cùng bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Clo là một chất quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày và được biết đến nhiều nhất với công dụng khử trùng nước. Cụ thể thì Clo có đặc điểm tính chất như nào mà có thể khử trùng được nước như vậy và cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm ra sao. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây với chúng tôi nhé.

Để nhận biết mùi của khí Cl2 trong phòng thí nghiệm làm theo cách nào sau đẩy

Clo là gì?

1. Clo là gì?

Clo là một nguyên tố halogen trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, có ký hiệu là Cl. Nó thuộc ô số 17, thuộc chu kì 3 và có số nguyên tử bằng 17. Ion Clo là một trong những thành phần của muối ăn Natri Clorua và nhiều hợp chất khác. Đây là chất quan trọng để tạo nên sự sống, trong đó có con người. 

Trong tự nhiên, Clo được tìm thấy nhiều trong nước biển, chiếm tới 1,94%. Muối biển Natri Clorua được tìm thấy ở trạng thái rắn gọi là muoosimor. Ngoài ra, kali clorua cũng khá phổ biến và nó có trong khoáng vật cacnalit KCl.MgCl2.6H2O và xinvinit NaCl.KCl.

Để nhận biết mùi của khí Cl2 trong phòng thí nghiệm làm theo cách nào sau đẩy

Clo tồn tại ở dạng khí có màu vàng nhạt, mùi hắc, có tính oxi hóa mạnh và là một thành phần quan trọng trong ngành công nghiệp hóa chất, điển hình là hóa chất khử trùng và tẩy trắng.

2. Các tính chất lý hóa đặc trưng của Clo

2.1 Tính chất vật lý của Clo 

  • Ở điều kiện thường, Clo là chất khí màu vàng, mùi hắc, xốc và là chất vô cùng độc.
  • Khí Clo nặng hơn không khí nhiều lần và tan trong nước để tạo thành dung dịch màu vàng nhạt. Trong dung môi hữu cơ, clo tan nhiều hơn.
  • Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

2.2 Những tính chất hóa học của Clo

Do lớp e ngoài cùng của Clo đã có 7e nên nó là phi kim điển hình, dễ nhận thêm 1e. Vì vậy nó có tính oxi hóa mạnh.

Cl2 + 2e → 2Cl-  (ion clorua)

Khi ở trong các hợp chất, clo thường có mức oxi hóa là -1 còn khi ở trong hợp chất với F hoặc O, clo còn có mức oxi hóa là +1; +3; +5; +7.

Clo là chất có tính oxi hóa mạnh. Ngoài ra, nó cũng thể hiện tính khử trong một số trường hợp.

Clo tác dụng với hầu hết các kim loại, ngoại trừ Au và Pt để hình thành muối halogenua với số hóa trị của kim loại cao. Điều kiện xảy ra phản ứng là đun nóng.

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

  • Tác dụng với hydro trong điều kiện có ánh sáng

H2 + Cl2 → 2HCl

Nếu tỉ lệ số mol của H2 và Cl2 là 1:1 thì nó sẽ tạo thành một hỗn hợp nổ. 

Clo có phản ứng thuận nghịch khi tác dụng với nước. Phản ứng hóa học xảy ra như sau:

H2O + Cl2 ↔ HCl + HClO (axit clohydric và axit hipoclorơ)

Vì HClO có tính oxi hóa rất mạnh và có tính tẩy màu cao nên nước Clo thường được dùng làm chất tẩy màu, sát trùng, khử khuẩn cho nước.

  • Tác dụng với dung dịch muối của các halogen yếu hơn

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

  • Tác dụng với các hợp chất có tính khử 

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

3Cl2 + 2NH3 → N2 + 6HCl

Trong các phòng thí nghiệm, amoniac được sử dụng để khử độc khí clo trong phòng thí nghiệm

4Cl2 + H2S + 4H2O → 8HCl + H2SO4

3. Điều chế Clo trong phòng thí nghiệm bằng cách nào?

Để điều chế Clo trong phòng thí nghiệm, người ta cho axit clohydric đặc tác dụng với một chất oxi hóa mạnh, có thể là mangan dioxit rắn hoặc kali penmanganat rắn,…Nếu dùng mangan dioxit thì cần xúc tác nhiệt độ còn với kali penmanganat thì có thể đun hoặc không đun nóng. Vì khí clo thu được sau phản ứng thường bị lẫn tạp chất là khí hiđro clorua và hơi nước nên để điều chế khí nguyên chất, người thực hiện sẽ dẫn khí qua các bình rửa khí có chứa dung dịch NaCl để giữ lại HCl và chứa H2SO4 đặc để giữ hơi nước.

MnO2 + 4HCl → MnCl­2 + Cl2 + 2H2O

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 6H2O

Còn trong công nghiệp, khí Clo được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối Natri clorua.

2NaCl →  2Na + Cl2

Hoặc điện phân dung dịch muối có màng ngăn, theo phương trình phản ứng như sau:

2NaCl + 2H2O → H2 + 2NaOH + Cl2

4. Những điều bạn có thể chưa biết về Clo

Để nhận biết mùi của khí Cl2 trong phòng thí nghiệm làm theo cách nào sau đẩy

5. Vai trò của Clo đối với sức khỏe con người

Bên cạnh tác dụng khử trùng, tẩy trắng, clo cũng có những ý nghĩa nhất định đối với sức khỏe con người, cụ thể như sau:

Đối với trẻ em

Clo giống như chất điện phân giúp cơ thể giữ nước, tránh tình trạng cơ thể mệt mỏi, kiệt sức do mất nước gây ra. Ngoài ra nó cũng giúp thúc đẩy sự phát triển cơ bắp, tăng sự chắc khỏe, dẻo dai.

Đối với người lớn

Clo kết hợp với hydro trong dạ dày sẽ tạo thành một loại enzyme tiêu hóa mạnh để phá vỡ các protein, giúp cơ thể hấp thụ chất khoáng kim loại và Vitamin B12. Khi được hấp thụ trong ruột và trở lại vào máu, Clo giúp duy trì khối lượng dịch bào.

Vì Clo mang điện tích âm nên khí đi vào cơ thể, nó sẽ kích thích khả năng thần kinh trong cơ thể, nhờ đó khắc phục và hạn chế đáng kể các bệnh về trí nhớ.

Nếu thiếu Clo (do nôn ói, ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy…..), máu sẽ trở nên quá kiềm và cơ thể có thể xuất hiện một số triệu chứng như yếu cơ, chán ăn, mất nước,…. Còn nếu lượng clo trong cơ thể quá nhiều, thận sẽ bài tiết clo thừa ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu nhưng nếu thận có vấn đề thì clo sẽ bị tích tụ lại và có thể gây nên ung thư dạ dày.

Chắc hẳn sau bài viết này của Vietchem, các bạn đã biết được cách điều chế Clo trong phòng thí nghiệm như thế nào rồi đúng không? Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua Clo hay nước Clo, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0826 010 010 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.