Đo hoạt độ ck-mb là gì

Hiện nay, trên thế giới ngày càng có nhiều người mắc các bệnh về tim mạch. Xét nghiệm CK-MB và tỷ số CK-MB/CK (%) là một dấu ấn của tổn thương cơ tim giúp chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim

CK - Creatine kinase là gì

Creatine kinase (CK) là một enzyme xúc tác cho phản ứng biến creatine thành phosphocreatine với sự tham gia của một phân tử ATP:

Creatine + ATP ↔ Phosphocreatine + ADP

Phân tử creatine kinase do 2 chuỗi polypeptide có nguồn gốc khác nhau tổ hợp tạo thành, đó là chuỗi M có nguồn gốc cơ (musle) và chuỗi B có nguồn gốc não (brain). Vì vậy, CK có 3 isoenzyme là CK-MM, CK-MB và CK-BB <3>.

Bạn đang xem: Mb Là Gì

Isoenzyme CK-MM chủ yếu có ở cơ xương (98%) và chỉ có 2% CK-MB.

Isoenzyme CK-MB có tỷ lệ cao ở cơ tim so với cơ xương: cơ cơ tim chứa khoảng 70% CK-MM và khoảng 25-30% CK-MB (tim phải chứa nhiều CK-MB hơn tim trái). CK trong huyết tương người khỏe mạnh chủ yếu là dạng CK-MM và một lượng nhỏ dạng CK-MB. Khi cơ tim bị tổn thương, CK-MB từ các tế bào cơ tim bị hủy hoại sẽ nhanh chóng được giải phóng vào máu. Vì vậy, việc đo hoạt độ CK-MB huyết tương thường được chỉ định để phát hiện tổn thương cơ tim.

Isoenzyme CK-BB được thấy chủ yếu ở não. CK-BB từ não không thể đi qua hàng rào máu-não để xuất hiện trong máu tuần hoàn. Vì vậy, việc đo hoạt độ CK-BB ít được sử dụng trong lâm sàng.

Xét nghiệm CK-MB được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm định lượng hoạt độ CK-MB thường được chỉ định cùng hoặc sau một xét nghiệm CK toàn phần ở người bị nghi ngờ bị tổn thương cơ tim, đặc biệt là các trường hợp:

- CK-MB thường được chỉ đinh để chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim (myocardial infarction - MI) ở các bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng và điện tâm đồ của bệnh lý này <6>.

Đo hoạt độ ck-mb là gì

- CK-MB cũng được chỉ định để chẩn đoán nhồi máu cơ tim lại (re-infraction) <4> hoặc nhồi máu kéo dài (infarct extension).

- CK-MB còn được chỉ định để theo dõi hiệu quả của liệu pháp tan cục máu (thrombolytic therapy).

- Để phân loại nguy cơ ở bệnh nhân bị đau thắt ngực (angina pectoris).

- Bệnh nhân nghi bị viêm cơ tim (myocarditis).

Giá trị bình thường của xét nghiệm

Bình thường, hoạt độ CK toàn phần huyết tương ở nam đo ở 37oC là 38-174 U/L, ở nữ là 26-140 U/L <6>; hoạt độ CK-MB huyết tương ở 37oC là Troponin T) là một dấu ấn của tim, tuy nhiên, CK-MB có thể được sử dụng hữu ích hơn TnT trong theo dõi nhồi máu lại <4> hoặc nhồi máu kéo dài bởi vì sự tăng mức độ CK-MB chỉ kéo dài 2-3 ngày sau nhồi máu cơ tim, trong khi sự tăng TnT có thể kéo dài đến 14 ngày. Như vậy, nếu nhồi máu cơ tim tái phát sớm, CK-MB đã giảm lại lập tức tăng lên, còn nếu nhồi máu cơ tim kéo dài thì sau 3 ngày, hoạt độ CK-MB vẫn còn cao.

-Sự kết hợp giữa tỷ số CK-MB/CK và TnT làm tăng mạnh độ nhạy của chẩn đoán tổn thương cơ tim <1, 2>.

Xem thêm: Cách Tăng Like Facebook Nhanh Chóng Mà Bạn Không Nên Bỏ Lỡ, Cách Tăng Like Facebook Miễn Phí

- CK-MB không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác sự tổn thương cơ tim. Một số tình trạng và bệnh lý ngoài tim có thể làm tăng CK-MB, chẳng hạn như: thể dục quá sức, bệnh nhược cơ (muscular dystrophy), bệnh ác tính, suy thận, suy giáp cấp hoặc lạm dụng rượu.

Một số điểm cần chú ý:

- Nếu hoạt độ CK toàn phần

- Nếu hoạt độ CK > 80 U/L, cần làm thêm xét nghiệm CK-MB và đánh giá tỷ số CK-MB/CK % để chẩn đoán tổn thương cơ tim.

- Nếu nghi bệnh nhân có nhồi máu cơ tim lặp lại hoặc tổn thương cơ tim vẫn đang diễn ra, cần làm lặp lạixét nghiệm CKvà CK-MBtheo thời gian (3, 6, 9 giờ sau xét nghiệm lần đầu), mức độ của chúng có thể tăng lên một lần nữa hoặc tăng cao hơn.

- Một dạng khác của CK-MB là CK-MB mass (nồng độ CK-MB, đo bằng phương pháp miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu CK-B và CK-M) có thể được chỉ định để đánh giá kích thước của ổ nhồi máu cơ tim (the sizing of infarction) <4>.

Hiện nay, xét nghiệm định lượng hoạt độ CK và CK-MB trong huyết tương được thực hiện hàng ngày tại Bệnh viện Đa khoa honamphoto.com, 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Engel G, Rockson SG. Rapid diagnosis of myocardial injury with troponin T and CK-MB relative index. Mol Diagn Ther 2007; 11(2): 109-116.

2. Kost GJ, Kirk D, Omand K. A strategy for the use of cardiac injury markers in the diagnosis of acute myocardial infarction. Arch Pathol Lab Med 1998; 122: 245-251.

3. Pagana, KD & Pagana T J. Mosby's Diagnostic and Laboratory Test Reference 10th Edition: Mosby Inc Saint LouisMO 2011: 322-325.

4. Renato D Lopes, Yuliya Lokhnygina, Victor Hasselblad, et al. Methods of creatine kinase-MB analysis to predict mortality in patients with myocardial infarction treated with reperfusion therapy. Trials 2013, 14: 123

5. Thomas L, Müller M, Schumann G, et al. Consensus of DGKL and VDGH for interim reference intervals on enzymes in serum. J Lab Med 2005; 29 (5): 301-308.

6. Tietz NW. Clinical Guide to Laboratory Tests. 3rd ed. Philadelphia, PA: WB Saunders Company 1995: 180-181.