Đơn xin xác nhận nhà đất ở ổn định

Bạn đang thắc mắc về điều kiện để có thể xin được xác nhận nhà ở trên đất thủ tục xin xác nhận nhà ở trên đất được thực hiện như thế nào và đơn xin xác nhận nhà ở trên đất ra sao?

Cách điền thông tin đơn xin xác nhận nhà ở trên đất như thế nào và thủ tục xác nhận có nhà ở trên đất gồm các bước gì?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn, minh họa cho bạn đọc về thủ tục xin xác nhận cho nhà ở trên đất và cùng với đó là mẫu đơn xin xác nhận nhà ở trên đất đơn giản nhất.

1. Đơn xin xác nhận nhà ở trên đất là gì?

Đơn xin xác nhận nhà ở trên đất là mẫu văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền khi cá nhân có nhu cầu xin xác nhận về việc có nhà trên một diện tích đất nhất định. Trong đơn phải thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản về nhân thân (họ và tên, số CMND/CCCD), cũng như đặc điểm cơ bản của ngôi nhà trên mảnh đất đó (địa chỉ, diện tích,…).

Đơn xin xác nhận nhà đất ở ổn định
Mẫu đơn xin xác nhận nhà ở trên đất

2. Mẫu đơn xin xác nhận nhà ở trên đất

Hiện nay, không có bất cứ văn bản pháp luật nào ghi nhận về giấy xác nhận tài sản trên đất (hay giấy xác nhận nhà ở trên đất). Tuy nhiê, dựa theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013, Luật Quang Huy sẽ giới thiệu cho bạn đọc về mẫu đơn xin xác nhận nhà ở trên đất như sau:

TẢI MẪU ĐƠN XIN XÁC NHẬN NHÀ Ở TRÊN ĐẤT

3. Hướng dẫn cách điền thông tin cho đơn xin xác nhận nhà ở trên đất

Phần đầu kính gửi thì bạn cần ghi tên của Cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân xã/phường) nơi bạn cư trú.

Phần nội dung thông tin của người làm đơn thì bạn cần cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin cá nhân như tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi bạn cư trú, số điện thoại liên lạc, số chứng minh hoặc căn cước công dân. Về ngôi nhà ở trên diện tích đất nhất định thì bạn cũng cần ghi rõ đặc điểm của căn nhà mà bạn đang muốn xác nhận. Bạn cũng cần nêu rõ lý do tại sao viết đơn xin xác nhận nhà ở trên đất.

Cuối đơn xin xác nhận nhà ở thì bạn cần xin sự xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền (Uỷ ban nhân dân xã/ phường) nơi bạn cư trú và người làm đơn cần ký và ghi rõ họ tên.

4. Hồ sơ, thủ tục xác nhận có nhà ở trên đất

Thủ tục xin xác nhận có nhà ở trên đất được quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT và sửa đổi bổ sung tại thông tư 33/2017/TT-BTNMT.

4.1 Hồ sơ xác nhận có nhà ở trên đất

Đầu tiên, khi thực hiện thủ tục xin xác nhận có nhà ở trên đất bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;
  • Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  • Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất;
  • Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có).

4.2 Thủ tục xác nhận có nhà ở trên đất

Trình tự, thủ tục xin xác nhận nhà ở trên đất như sau:

Bước 1: Nếu bạn có nhu cầu xác nhận nhà ở thì chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật (như trên).

Bước 2: Bạn cần nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm trong Ủy ban nhân dân xã/phường.

Công chức tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận sẽ kiểm tra hình thức cũng như nội dung của hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.
  • Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn để bạn làm hồ sơ và tiến hành nộp lại.

Bước 3: Cán bộ địa chính kiểm tra tính pháp lý, không nằm trong quy hoạch, không tranh chấp, không nằm trên đất lấn chiếm trái phép, trình Ủy ban nhân dân xã/ phường xin xác nhận.

Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm trong Ủy ban nhân dân xã/phường bằng cách mang theo giấy biên nhận đã được cấp đến bộ phận này để nhận Đơn xin xác nhận có nhà ở trên đất.

Lưu ý: Thời gian tiếp nhận cũng như trả hồ sơ: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).

5. Thực hiện thủ tục xác nhận có nhà ở trên đất có mất phí không?

Lệ phí: bao gồm lệ phí địa chính và cấp quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất: Pháp luật hiện hành chưa quy định về khoản phí này;

Phí thẩm định hồ sơ, phí trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính theo quy định của từng địa phương.

Tóm lại, mức tiền thực hiện thủ tục xác nhận nhà ở trên đất sẽ theo thông báo của cơ quan Thuế và theo từng địa phương.

6. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
  • Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT
  • Thông tư 33/2017/TT-BTNMT

Trên đây là toàn bộ câu trả lời về vấn đề xin xác nhận có nhà ở trên đất theo quy định mới nhất mà bạn quan tâm.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Đất đai mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là hỗ trợ các thủ tục liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hành lang giao thông trong cả nước.

Nếu nội dung bài viết trên còn chưa rõ hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ trợ xin xác nhận có nhà ở trên đất của chúng tôi, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật đất đai qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Mẫu đơn đề nghị xác nhận tình trạng nhà ở như thế nào? Mẫu đơn đề nghị xác nhận tình trạng nhà ở theo Luật Cư trú như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm sáng tỏ. Mời Quý vị theo dõi:

Mẫu đơn đề nghị xác nhận tình trạng nhà ở

Đơn đề nghị xác nhận tình trạng nhà ở là đơn nhằm làm rõ về tình trạng nhà ở: Được phép sử dụng ổn định hay không? Có tranh chấp quyền sở hữu hay không? Diện tích xây dựng trên đất có lấn chiếm trái phép hay không? Có nằm trong khu vực cấm xây dựng hay không? Có quyết định thu hồi, quyết định phá dỡ không? Có bị kê biên, tích thu để thi hành án, trưng mua không? Nhằm thực hiện các thủ tục như:

+ Đăng ký thường trú, tạm trú khi không có giấy tờ khác theo quy định pháp luật để chứng minh chỗ ở hợp pháp;

+ Để tặng, thừa kế, chuyển nhượng, cho thuê nhà,…

Quý vị có thể tham khảo mẫu dưới đây:

Đơn xin xác nhận nhà đất ở ổn định

Đơn xin xác nhận nhà đất ở ổn định

Tải (Download) Mẫu Đơn đề nghị xác nhận tình trạng nhà ở

Cách viết đơn đề nghị xác nhận tình trạng nhà ở

Đơn đảm bảo các nội dung dưới đây, từ đó Quý vị thực hiện điền đầy đủ, chính xác (trừ phần nội dung để UBND xác nhận):

– Quốc hiệu tiêu ngữ: phần bắt buộc phải có ở tất cả các loại đơn xin xác nhận.

– Ngày tháng năm làm đơn.

– Tên đơn, chúng ta đề tên đơn là ĐƠN XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG NHÀ Ở.

– Phần kính gửi: Tên UBND xã, phường nơi có nhà ở cần xác nhận. 

– Tên của người yêu cầu: Cần phải ghi rõ ràng họ và tên, năm sinh, số CMND, địa chỉ cư trú, số điện thoại liên hệ.

– Mục đích xác nhận tình trạng nhà ở để làm gì: để chuyển nhượng, để làm sổ hộ khẩu, giấy tờ…

– Thông tin nhà ở cần xác nhận: trình bày rõ diện tích, kết cấu cơ bản của công trình, địa chỉ nhà ở, vị trí tiếp giáp, thời hạn sử dụng…

– Phần đề nghị: Cần ghi rõ đề nghị UBND cấp xã xác nhận nhà ở trên đang được sử dụng cư trú ổn định lâu dài. Hoàn toàn không có tranh chấp, khiếu nại. Nhà không nằm trong bất cứ quy hoạch nào. Không bị đem ra thế chấp, bảo lãnh hay bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Nhà ở đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận nhà ở.

– Cuối cùng cần phải ký và ghi rõ họ tên.

Đơn đề nghị xác nhận tình trạng nhà ở theo Luật Cư trú hay Đơn xin xác nhận chỗ ở hợp pháp là một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo điểm h khoản 1 Điều 5 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú, nhằm xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có giấy tờ, tài liệu chứng minh về quyền sở hữu nhà ở. Đơn này có thể được sử dụng để chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm trú.

Hiện nay, pháp luật chưa quy định rõ mẫu này. Ngoài việc sử dụng mẫu đơn đề nghị xác nhận tình trạng nhà ở chúng tôi đã cung cấp trên đây, Quý vị tham khảo mẫu dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–

………, ngày … tháng …năm …

ĐƠN XIN XÁC NHẬN CHỖ Ở HỢP PHÁP

Kính gửi:  Ủy ban nhân dân (xã, phường, thị trấn):…………………………

Tôi là:………………………………………………………. ; Sinh năm: ………………………………

CMND/CCCD số: ……………… ; Cấp ngày …/…/…… Nơi cấp……………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………………………….

Nay tôi làm đơn này kính đến Ủy ban nhân dân …………………………………………………….

trình bày một việc như sau:

Vào ngày ……… tháng …….. năm ……….. tôi  đã(nhận chuyển nhượng/xây dựng) …………………..nhà ở, đất ở) tại số ………đường……….…..….…… …xã, phường, thị trấn …………….quận, huyện .……..….., tỉnh/thành phố………………….; ngang …. m, dài …. m, tổng diện  tích …..…. m2.

Hiện tại chỗ ở, đất ở của tôi ổn định, không thuộc các trường hợp: đang có tranh chấp; nằm trong diện quy hoạch; nhà xây dựng trái phép và các trường hợp vi phạm pháp luật khác về nhà ở.

Vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Ủy ban nhân dân …………………………….. xác nhận chỗ ở hợp pháp của tôi theo địa chỉ trên.

Tôi cam đoan những thông tin tôi trình bày ở trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Xác nhận của UBND……………………. Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Tải (Download) Mẫu Đơn xin xác nhận chỗ ở hợp pháp

Cách viết đơn đề nghị xác nhận tình trạng nhà ở theo Luật Cư trú

– Mục ………, ngày … tháng …năm …: thể hiện thông tin về địa điểm, thời gian soạn đơn. Lưu ý nên để thời gian gần với ngày làm thủ tục đăng ký thường trú để văn bản mang tính hiện hành.

Hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể về thời hạn của loại giấy tờ này, tuy nhiên, chủ thể có quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở có thể thay đổi theo thời gian, do đó, việc xin được xác nhận gần với ngày làm thủ tục đăng ký cư trú sẽ đảm bảo cho việc thực hiện đăng ký cư trú dễ dàng hơn.

– Mục Kính gửi Ủy ban nhân dân………..: điền tên Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi có chỗ ở cần xin xác nhận. Các phần điền tên Ủy ban nhân dân khác trong đơn cũng tương tự.

– Các mục về tên, sinh năm, giấy tờ tùy thân, chỗ ở kê khai trung thực theo các giấy tờ như giấy khai sinh, CMND/CCCD/Hộ chiếu, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

– Mục:

Vào ngày ……… tháng …….. năm ……….. tôi  đã(nhận chuyển nhượng/xây dựng) …………………..nhà ở, đất ở) tại số ………đường……….…..….…… …xã, phường, thị trấn …………….quận, huyện .……..….., tỉnh/thành phố………………….; ngang …. m, dài …. m, tổng diện  tích …..…. m2.

Quý vị kê khai thông tin trung thực về nguồn gốc sở hữu nhà đất. Các thông tin về địa chỉ nhà đất, kích thước nhà đất phù hợp với các giấy tờ có liên quan, thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký cư trú sẽ nộp.

– Cuối đơn ký và ghi rõ họ tên. Nên sử dụng chữ ký thường sử dụng, khớp với chữ ký trong giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký thường trú để đảm bảo tính nhất quán khi xác minh thông tin cá nhân.