Đồng tiền chung của liên minh châu âu là gì

Ảnh minh họa: Xinhua

Theo tờ SCMP, ngày 1/1/2022, đồng euro đã được người dân Liên minh châu Âu (EU) sử dụng làm đồng tiền chung châu Âu duy nhất suốt 20 năm qua, vượt qua những nghi ngờ ban đầu, lo ngại về giá cả và cuộc khủng hoảng nợ lan rộng khắp khu vực.

Tiền giấy và tiền xu euro ra mắt trong bối cảnh vừa được đón nhận nhiệt tình vừa bị hoài nghi ở EU.
Đồng euro hiện được 340 triệu người ở 19 quốc gia, từ Ireland, Đức đến Slovakia sử dụng.

Bulgaria, Croatia và Romania là những nước tiếp theo sẽ gia nhập khu vực đồng euro trong vài năm tới, mặc dù mọi người đang chia rẽ về lợi ích của việc từ bỏ đồng tiền quốc gia.

Ý tưởng tạo ra đồng euro lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970, được coi như một cách để hội nhập châu Âu sâu rộng hơn, làm cho thương mại đơn giản hơn giữa các quốc gia thành viên và mang lại cho châu lục này một loại tiền tệ để cạnh tranh với đồng đô la Mỹ hùng mạnh.

Các quan chức ghi nhận đồng euro vì đã giúp châu Âu tránh được thảm họa kinh tế trong đại dịch COVID-19.

Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde viết trong một bài đăng trên blog: “Rõ ràng, châu Âu và đồng euro đã trở nên không thể tách rời. Và đối với những người trẻ tuổi ở châu Âu, những người chỉ từng biết đến một loại tiền tệ duy nhất, chắc hẳn sẽ không thể tưởng tượng được châu Âu mà không có nó”.

Trong những ngày đầu tiên của đồng euro, người tiêu dùng lo ngại rằng sự xuất hiện của euro đã khiến giá cả tăng lên khi các quốc gia phải chuyển đổi sang đồng tiền mới.

Mặc dù một số sản phẩm tăng nhẹ khi các doanh nghiệp hoàn thành chuyển đổi tiền, nhưng các số liệu thống kê chính thức cho thấy rằng đồng euro đã giúp tình trạng lạm phát ổn định hơn.

Ví dụ, giá một chiếc bánh mì ở Pháp đã tăng từ 66 xu năm 2001 lên 90 xu ngày nay - một mức tăng phù hợp với lạm phát trước khi có đồng euro.

Những mặt hàng đắt tiền hơn không hề tăng giá, thậm chí có trường hợp còn giảm giá. Tuy nhiên, vẫn có người tin rằng đồng euro đã làm cho mọi thứ trở nên đắt hơn.

Khu vực đồng euro vẫn vững mạnh sau khi đối mặt với mối đe dọa cách đây một thập kỷ: khủng hoảng nợ bắt đầu ở Hy Lạp và lan sang các nước khác. Khi đó, Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Síp đã được giải cứu thông qua các gói cứu trợ để phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Nhờ đó, đồng euro đã lùi xa mép vực.

Đồng tiền chung châu Âu đại diện cho khu vực kinh tế phát triển thịnh vượng và ổn định nhất thế giới và cho đến bây giờ vẫn luôn là đơn vị tiền tệ phổ biến, được sử dụng nhiều. Vậy, bạn đã biết nhiều về đồng tiền chung châu Âu này hay chưa?

Đồng tiền chung châu Âu là gì?

Đồng tiền chung châu Âu là Euro, mã ISO là EUR, ký hiệu €. Đây là đơn vị tiền tệ của Liên minh Tiền tệ châu Âu.

Đồng tiền chung châu Âu - Euro

Đồng tiền chung châu Âu ra đời khi nào?

Euro là đồng tiền giá trị nhưng lại còn tuổi đời còn khá trẻ trên thế giới. Trước khi chính thức ra đời, đồng tiền này đã có thời kỳ "thai nghén" kéo dài đến hàng thập kỷ. Rất nhiều cuộc họp, buổi đàm phán, hiệp ước được ký kết với sự tham gia chủ yếu của các chính trị gia cùng công chức nhà nước. Ngoài ra, việc lựa chọn tên gọi, ký hiệu để dùng cho đồng Euro cũng vấp phải khá nhiều tranh cãi trước khi nó trở nên phổ biến trên toàn thế giới như hiện nay.

Cuối cùng, tên gọi đồng tiền chung châu Âu Euro được quyết định lựa chọn tại Madrid vào năm 1995, đây được cho là gợi ý của một giáo viên người Bỉ.

Ký hiệu của đồng tiền chung châu Âu do Uỷ ban châu Âu thiết kế, đảm bảo được 3 yếu tố: Dễ nhận biết biểu tượng của châu Âu, có nét tương đồng với các ký hiệu tiền tệ nổi tiếng đang lưu hành, có thẩm mỹ, viết được bằng tay.

Cuối cùng, ký hiệu đồng tiền chung Euro được công bố vào tháng 12/1996, có ý kiến khen, có ý kiến chê, nhưng sự thật là nó vẫn được đem vào lưu hành. Ký hiệu đồng Euro giống chữ C có hai thanh ngang ở giữa chia cắt, tuy vậy thực tế, nó được lấy cảm hứng từ chữ cái Hi epsilon, nó giống hơn một chữ E cách điệu.

Cuối cùng, sau nhiều thời gian chuẩn bị và hoàn thành, năm 1999 đồng tiền chung châu Âu chính thức ra đời, đồng thời tỷ lệ hối đoái giữa Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được quy định là không thể thay đổi.

Sau đó, từ ngày 01/01/2002, đồng Euro mới được phát hành rộng rãi đến người tiêu dùng.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu

Các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu hiện nay gồm có:

  • 19 quốc gia đưa đồng Euro vào lưu hành chính thức: Áo, Bỉ, Síp, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia và Tây Ban Nha.

Vào tháng 11/2004, Hy Lạp không thoả mãn được các điều kiện gia nhập ở thời điểm quy định trong Hiệp định Maastricht. Ngoài ra, quốc gia này còn che giấu vụ thâm hụt ngân sách quốc gia cũng như báo cáo số liệu giả mạo cho Uỷ ban châu Âu. Tuy nhiên, sự kiện này không để lại hậu quả pháp lý do các hiệp định không đề cập đến các trường hợp trên.

Nhiều quốc gia sử dụng đồng Euro

  • Có 3 quốc gia tham gia vào liên minh tiền tệ với tư cách thành viên trong vùng Euro nên cũng đưa đồng Euro vào sử dụng như đồng tiền tệ chính là: Monaco, San Marino và Thành Vatican.
  • Ngoài các thành viên chính thức, vài quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định lựa chọn Euro làm đồng tiền chuẩn (dù cho không có quyết định của EU), đó là: Andorra, Kosovo và Montenegro.

Đây là các thành viên không chính thức đã từ bỏ tiền tệ riêng của mình hoặc từ bỏ một trong số những đồng tiền tệ trước đây để dùng đồng Euro, vì vậy, các thành viên này không độc quyền tiền tệ và cũng không ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Bên cạnh những quốc gia tham gia đồng tiền chung châu Âu, cũng có những quốc gia tạm thời không sử dụng đồng Euro:

  • Thuỵ Điển và Đan Mạch quyết định không dùng đồng tiền Euro mà vẫn sử dụng tiền tệ chính thức của các quốc gia này.

Vào năm 2003, Thuỵ Điển tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân và quyết định không tham gia vào Liên hiệp Kinh tế và Tiền tệ châu Âu. Nếu theo hiệp định gia nhập vào EU của Thuỵ Điển, quốc gia này phải đồng ý đưa đồng Euro vào lưu hành chính thức. Họ đang ngăn cản việc này xảy ra bằng cách không hoàn thành việc gia nhập vào Cơ chế Tỷ giá hối đoái II.

Trong khi đó, Đan Mạch lại có quyền dứt khoát không tham gia và đã đạt được thỏa thuận trong hiệp định.

  • Còn các nước Ba Lan, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Slovakia, Slovenia và Cộng hòa Síp bắt đầu gia nhập EU từ đầu năm 2004, Bulgaria và Romania gia nhập EU từ đầu năm 2007, Croatia vào EU từ năm 2013. Những quốc gia mới này không thể từ chối đồng Euro giống như Đan Mạch hay Anh, tuy nhiên cũng chỉ được tham gia vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu sau khi thỏa mãn điều kiện qua 2 năm là thành viên của Cơ chế Tỷ giá hối đoái II và một số điều kiện khác. Sau khi hoàn toàn đáp ứng những điều kiện này, Slovenia là quốc gia đầu tiên được chấp nhận vào khu vực Euro từ đầu năm 2007, tiếp đó là đến Malta và Cộng hoà Síp từ đầu năm 2008, Slovakia từ đầu năm 2009 và Estonia bắt đầu vào năm 2011.

Tóm lại, có tổng cộng 8 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu vẫn chưa được tham gia vào khu vực Euro: Ba Lan, Bulgaria, Cộng hoà Séc, Croatia, Đan Mạch, Hungary, Romania và Thuỵ Điển.

Lợi ích của đồng tiền chung châu Âu

Sử dụng đồng tiền chung châu Âu mang lại lợi ích cho khu vực Euro nói riêng và thế giới nói chung:

  • Tạo điều kiện giao thương dễ dàng hơn khi các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh với khách hàng trong khu vực Euro, sử dụng đồng tiền Euro.
  • Các doanh nghiệp giao dịch kinh doanh với đa phần các nước trong Liên minh châu Âu với cùng một loại tiền tệ nên giá cả và việc giao dịch cũng rõ ràng và đơn giản hơn, loại bỏ dao động về tỷ giá hối đoái giữa các nước thành viên. Đặc biệt, đồng Euro mở ra cơ hội về một thị trường tiền tệ mới, giúp các nước thành viên đa dạng hóa nhu cầu vay vốn của mình.
  • Doanh nghiệp, khách hàng di chuyển trong khu vực Euro chỉ cần đổi tiền duy nhất một lần, như vậy sẽ tiết kiệm về thời gian và chi phí mỗi khi di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác trong phạm vi khu vực Euro.
  • Giá cả hàng hoá trong khu vực Euro được niêm yết chung bằng một đồng loại tiền nên giúp khách hàng so sánh dễ dàng hơn và đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất.
  • Là một đồng tiền lớn, Euro có tác động tích cực lên thị trường thế giới, thông qua việc cung cấp một đồng tiền chắc chắn để có thêm sự lựa chọn bên cạnh USD và Yên Nhật trong danh mục đầu tư và làm đồng tiền dự trữ.
  • Tờ tiền Euro đại diện cho các quốc gia cũng như EU, tiền giấy Euro in một mặt tiêu chuẩn giống nhau với mọi quốc gia thành viên, mặt còn lại sẽ được thiết kế riêng theo từng quốc gia thành viên. Điều này giúp đồng tiền vẫn có thiết kế chung, đồng thời vẫn giữ được bản sắc riêng của từng quốc gia.
  • Đồng tiền chung châu Âu Euro giúp nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu.

Đồng tiền chung châu Âu ngày nay đã như một biểu tượng không thể không nhắc tới của châu Âu, sự vững mạnh của đồng tiền này trên thị trường quốc tế như chứng minh cho sức mạnh của nền kinh tế châu Âu, vốn luôn được coi là khu vực dẫn dắt nền kinh tế thế giới.

Chủ đề