Đồng tính là gì

Việc cảm thấy yêu thích một người cùng giới không đồng nghĩa với chuyện bạn là người đồng tính, hay cũng giống như không hẳn chỉ cần yêu thích một người khác giới thì người đó được gắn mác là “thẳng”. Với lứa tuổi teen, việc cảm thấy bị hấp dẫn bởi ai đó hoặc có những suy nghĩ tình dục về người cùng giới và khác giới là điều hết sức bình thường. Đấy chỉ là một cách mà suy nghĩ của bạn “lọc” qua những cảm xúc hỗn độn trong giới tính mà thôi.

Thậm chí với một số người, thay vì theo bản ngã giới tính của mình thì họ lại chọn cách trải nghiệm những điều mới lạ như quan hệ với những người cùng hoặc khác giới. Tuy nhiên, lựa chọn này hoàn toàn xuất phát từ chủ đích của bản thân và không nói lên được người đó đồng tính hay dị tính.

>>> Bạn có thể quan tâm: Giáo dục giới tính tuổi vị thành niên: Teen cần biết gì?

Con người có thể tự lựa chọn xu hướng giới tính của mình hay không?

Vì sao cùng một mẹ sinh ra nhưng lại có người là dị tính, còn người kia lại thuộc “thế giới thứ 3”? Đây quả là một câu hỏi phức tạp và thật chẳng dễ trả lời. Hầu hết các chuyên gia y tế, bao gồm cả những người ở Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) và Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) tin rằng, khuynh hướng tình dục ở một người có liên quan đến sự kết hợp vô cùng phức tạp của các yếu tố sinh học, tâm lý, cũng như các yếu tố môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho biết gen và hormone là hai yếu tố rất quan trọng quyết định việc này.

Nhìn chung, chẳng ai có thể tự lựa chọn giới tính cho mình ngay từ khi lọt lòng mẹ. Xu hướng giới tính chỉ là một phần rất tự nhiên trong bản thân của mỗi con người.

Hãy nhớ rằng, hoàn toàn không có gì sai trái nếu bạn là một LGBT. Chỉ là sự thiếu hiểu biết về cộng đồng đặc biệt này làm dấy lên sự kỳ thị, phân biệt đối xử khiến cuộc sống của các LGBT gặp nhiều khó khăn hơn.

Cộng đồng LGBT có cuộc sống như thế nào?

Đối với nhiều LGBT, đôi lúc họ có thể cảm nhận rằng tất cả mọi người trên thế giới này đều được kỳ vọng trở thành những người “thẳng” về giới tính. Bởi vì lý do đó, một số teen đồng tính có thể sẽ có những cảm xúc khác với bạn bè của họ khi những người thuộc giới tính “dị giới” xung quanh bắt đầu nói về những cảm xúc lãng mạn, và hẹn hò.

Các teen LGBT đôi khi có thể sẽ nhận ra rằng mình đang phải giả vờ sống trái với cảm xúc thật của mình để có thể “hòa hợp” được với nhóm bạn bè, gia đình hay cộng đồng xung quanh. Đôi khi họ có cảm giác rằng mình đang phải chối bỏ chính bản thân, hay phải đang che giấu một phần con người thật của mình.

Những lo lắng về định kiến xã hội, sợ bị chối bỏ, bị bắt nạt có thể sẽ khiến những người thuộc giới tính thứ ba giữ bí mật về xu hướng giới tính của mình, thậm chí không nói cho bạn bè hay người thân biết về điều đó.

Một số trường hợp đồng tính có thể sẽ chia sẻ về xu hướng giới tính của mình với một vài người bạn thân và các thành viên trong gia đình. Điều này được gọi bằng thuật ngữ “come out” (công khai giới tính và xu hướng tình dục của bản thân với xã hội). Nhiều LGBT đã công khai giới tính thật và được bạn bè, gia đình và cộng đồng xung quanh họ chấp nhận hoàn toàn. Kết quả là, họ cảm thấy rất thoải mái với việc bị hấp dẫn về mặt tình cảm bởi một người nào đó cùng giới tính.

Thực tế là không phải ai cũng có được sự hậu thuẫn tốt kể trên. Tuy ngày càng có nhiều người chấp nhận và công nhận cộng đồng LGBT nhưng nhiều LGBT vẫn không thể tìm được “tiếng nói chung” với những người thân xung qunh họ để có thể tthấu hiểu và ủng hộ trong việc công khai xu hướng tình dục của mình. Một số teen đang sống trong những cộng đồng hoặc trong những gia đình không chấp nhận và tôn trọng những người đồng tính.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bố mẹ nên làm gì khi con đồng tính?

Những teen LGBT cảm thấy phải che giấu bản thân con người mình hoặc lo sợ bị phân biệt đối xử, bị bắt nạt có nguy cơ cao mắc phải một số vấn đề nghiêm trọng về mặt tình cảm như lo lắng thường xuyên hoặc bị trầm cảm. Một số teen LGBT không nhận được sự ủng hộ và chấp nhận từ những người xung quanh, có khả năng cao phải bỏ học, sống lang thang, buông thả, sử dụng rượu và ma túy và cố gây tổn thương cho chính mình.

Tất cả mọi người đều sẽ trải qua khoảng thời gian lo lắng về những thứ như trường học, bước vào ngưỡng cửa đại học, việc thi thố tài năng, các mối quan hệ bạn bè và làm thế nào để hòa hợp vào môi trường mới. Ngoài những mối lo lắng phổ biến nêu trên, các teen LGBT còn phải gặp nhiều vấn đề “đau đầu” khác, chẳng hạn như, liệu họ có nên che giấu chính bản thân mình hay không hay làm thế nào khi mọi người biết sự thật?

Tất nhiên là không phải teen đồng tính nào cũng gặp phải những thách thức nêu trên. Nhiều teen đồng tính và gia đình của họ không gặp bất cứ vấn đề nào, bởi họ biết chấp nhận và ủng hộ bản thân và con người thật của chính mình.

Nhóm người đồng tính còn được gọi chung bằng tên viết tắt LGBT, bao gồm: đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), song tính (Bisexual) bị thu hút bởi cả hai giới và chuyển giới (Transgender).

Làm thế nào để nhận diện được người đồng tính?

Đó là một loại “bệnh” hay “tình”? Và nếu là bệnh thật thì cách chữa trị, khắc phục như thế nào, còn là tình thì phải làm sao?... Ai cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có cái nhìn đúng đắn và giúp người đồng tính hòa nhập được với xã hội.

Cho đến thời điểm này, không thể quy trọn vẹn hiện tượng đồng tính luyến ái cho nguyên nhân sinh học hay nguyên nhân tâm lý. Theo những nghiên cứu mới nhất, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, vùng đồ thị trên não của những người thuộc giới thứ 3 có sự khác biệt nhất định so với những người thuộc giới tính nam hay nữ rõ ràng. Như vậy, nguyên nhân sinh học có ảnh hưởng không nhỏ. Tuy vậy, chính môi trường gia đình, sự chăm sóc và cách giáo dục của bố mẹ và sự tương tác của cuộc sống xung quanh cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá rõ đến biểu hiện của đồng tính.

Các nhóm đối tượng đồng tính

Có thể phân nhóm đối tượng này một cách đơn giản như sau: Nhóm đối tượng có biểu hiện bẩm sinh từ nhỏ; Nhóm đối tượng chuyển hướng vì thực sự tìm được chính mình; Nhóm đối tượng tự chấp nhận vào cuộc tự nguyện; Nhóm đối tượng chấp nhận đồng thuận bằng sự giả vờ vì một mục tiêu cá nhân vụ lợi nào đó. Đối tượng này thực sự rất đáng phải quan tâm vì những nguy hiểm nhất sẽ xảy ra xoay quanh mối quan hệ phức tạp này.

Đồng tính là gì

Làm gì để xác định giới tính?

Kiểm tra ngoại hình: Với kỹ thuật hình ảnh như siêu âm và hoạt động thăm khám trực tiếp, bác sĩ tìm hiểu đường sinh dục, tuyến sinh dục để xác định giới tính. Tiến hành các xét nghiệm di truyền học: Nhiễm sắc thể đồ (khảo sát bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân với tiêu chuẩn 46XX với nữ, 46XY với nam). Xét nghiệm xác định nồng độ trong máu của một loạt các hormon nam và nữ như FSH, LH, oestradiol, progesteron, prolactin, testosteron.

Khảo sát tâm lý về mặt tính cách, tâm lý xã hội, sở thích, thói quen bằng trò chuyện với bệnh nhân; đồng thời tìm hiểu mong ước của người thân về giới tính bệnh nhân.

Đồng tính có phải là bệnh?

Với nhóm đối tượng có biểu hiện bẩm sinh từ nhỏ, có thể phân biệt 2 thời kỳ mắc bệnh là thể bào thai (tức là mắc bệnh khi còn ở trong tử cung) và thể mắc bệnh sau khi sinh. Thực tế lâm sàng thường gặp thể bào thai, ít gặp thể sau khi sinh.

Thể nam hóa ở các bé gái: Chiếm tỷ lệ 60% các ca bệnh. Trường hợp thứ nhất, bệnh gây tăng tiết androgen trước khi phát triển hoàn chỉnh cơ quan sinh dục nên dẫn đến phát triển cơ quan sinh dục kiểu giả ái nam ái nữ. Biểu hiện trên cơ thể: âm vật phì đại giống như dương vật, môi lớn, môi bé to, âm đạo, tử cung không phát triển.

Trường hợp thứ hai, tăng tiết androgen sau khi đã biệt hóa các cơ quan sinh dục và các ống sinh dục, ở bé gái bị bệnh lúc này chỉ thấy phì đại âm vật.

Trường hợp thứ ba, tăng tiết androgen sau khi sinh: ở bé gái sơ sinh, cơ quan sinh dục phát triển bình thường, nhưng về sau, cơ quan sinh dục bị biến đổi tùy thuộc tình trạng rối loạn chức năng vỏ thượng thận. Vì vậy, trên lâm sàng có thể có các triệu chứng: trẻ mọc lông sớm theo kiểu đàn ông, âm vật phì đại, tử cung, tuyến vú không phát triển, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc vô sinh.

Ở trẻ trai: Sau khi sinh, rối loạn phát triển sinh dục với các biểu hiện: phát triển sớm các triệu chứng sinh dục thứ phát, dương vật to, tuyến tiền liệt to, nhưng tinh hoàn không phát triển và không có hiện tượng tạo tinh trùng. Trẻ sớm có ham muốn sinh dục, cường dương, trường hợp bệnh xảy ra trong thời kỳ dậy thì, thường kèm tăng huyết áp.

Nhiều quốc gia đã chính thức loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách bệnh từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ 20. Theo đó, chỉ nên kết luận đây là một biểu hiện của xu hướng tình dục chứ không nên kết luận là sự biến thái hay suy đồi đạo đức. Vì vậy, người đồng tính rất cần sự cảm thông và chia sẻ của xã hội để sống hòa nhập.   


BS. Đặng Lan

Trong xã hội hiện đại ngày nay, chuyện tình yêu đồng tính nam không còn là điều xa lạ. Các cặp đôi dần công khai mối quan hệ và nhận được sự ủng hộ từ gia đình, người thân. Chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy rất nhiều câu chuyện đồng tính nam có thật với tình yêu bền vững. Vậy nên tình yêu đồng tính nam chắc hẳn sẽ có nhiều điều khác biệt và kỳ diệu. Như thế thì họ mới có thể vượt qua định kiến và rất nhiều trở ngại. Trong phạm vi bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng khám phá những đặc điểm tồn tại trong tình yêu đồng tính nam. Bạn hãy cùng YouMed theo dõi nhé!  

Đồng tính nam là gì?

Về cơ bản, gay hay đồng tính nam là khái niệm diễn tả xu hướng tình dục hoặc tình yêu giữa nam và nam. Nam giới sẽ cảm thấy bị thu hút về mặt tâm hồn lẫn thể xác với người cùng giới. Theo đó, tình yêu đồng tính nam không chỉ đơn thuần chỉ là tình dục. Mà chúng được bao gồm cả những rung động về cảm xúc và sự gắn kết tâm hồn.

Đồng tính là gì
Đồng tính nam là khái niệm diễn tả xu hướng tình dục hoặc tình yêu giữa nam và nam (Ảnh: Internet)

Những điều kỳ diệu đến từ sự khác biệt của tình yêu đồng tính nam

Mối quan hệ của tình yêu đồng tính nam luôn chứa đựng rất nhiều điều khác biệt. Những điều này vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường và tồn tại nét đẹp rất riêng như sau:

Vai trò bình đẳng

Các cặp đôi nam – nữ thường có sự phân định rạch ròi về vai trò của mỗi người. Đó là những định kiến như: phụ nữ phải có trách nhiệm chăm sóc con cái, nam giới phải là người trụ cột, kiếm tiền. Những điều này sẽ không tồn tại ở cặp đôi nam – nam. Vì vậy, mối quan hệ đồng tính sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự phân công xã hội này.

Đối với họ, việc phân chia nghĩa vụ và trách nhiệm sẽ dựa trên khả năng và sở thích của từng đối tượng. Mỗi người đều có thể đi làm, chăm sóc nhà cửa nếu thấy việc đó phù hợp với mình. Đây chính là nền tảng giúp tình yêu đồng tính nam trở nên bình đẳng và lâu bền.

Cảm giác tình dục thú vị và mới mẻ

Nếu các cặp đôi nam – nữ thường tập trung nhiều hơn vào cực khoái thì mối quan hệ đồng tính nam ít chú trọng về điều này. Họ sẽ chú ý nhiều hơn vào việc tận hưởng cảm xúc bên nhau. Đây là điều giúp tình yêu đồng tính nam thêm phần khắng khít.

Đồng tính là gì
Các cặp đôi đồng giới thường chú ý nhiều hơn vào việc tận hưởng cảm xúc bên nhau (Ảnh: Internet)

Đồng thời, hành vi tình dục của cặp đôi đồng giới thường không bị gò bó bởi định kiến xã hội là bình thường hay truyền thống. Chính vì thế, họ sẽ tự do khám phá mọi hành vi mình thích. Cặp đôi cũng dễ dàng và thoải mái hơn khi trao đổi về vấn đề tình dục. Những điều này sẽ mang lại cho cặp đôi cảm giác tình dục thú vị và nhiều trải nghiệm mới mẻ.

Một tuần quan hệ bao nhiêu lần là đủ? Quan hệ 1 – 2 lần/ngày có sao không? Tìm hiểu ngay qua video dưới đây.

Tích cực đối mặt và xử lý tốt các xung đột

Tương tự như nhiều cặp đôi bình thường khác, tình yêu đồng tính nam cũng phải đối mặt với nhiều thăng trầm, căng thẳng. Tuy nhiên, cặp đôi đồng tính có khả năng xử lý xung đột và bất đồng tốt hơn.

Bởi mỗi người thường sống tình cảm, thẳng thắn và biết lắng nghe để đối mặt vấn đề và gỡ rối những khúc mắc. Đặc biệt, trên nền tảng bình đẳng trong mối quan hệ, cuộc nói chuyện và cách xử lý của cả hai sẽ công bằng hơn.

Có trách nhiệm và tình cảm với con cái

Một số nghiên cứu cho thấy, các cặp đôi đồng tính sẽ là cha mẹ tốt hơn. Bởi đối với họ, việc có con không hề dễ dàng. Cặp đôi phải trải qua nhiều suy tính và quyết định khó khăn để nhận con nuôi hay thụ tinh nhân tạo. Do đó, cặp đôi sẽ có trách nhiệm và tình cảm nhiều hơn dành cho con cái của mình.

Đồng tính là gì
Cặp đôi đồng tính thường có trách nhiệm và tình cảm nhiều hơn dành cho con cái của mình (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, con cái của cặp đôi đồng tính dù là con ruột hay con nuôi đều không hề thua kém với những trẻ khác. Các trẻ sẽ không bị thua kém về sức khỏe tâm lý, chức năng xã hội, kết quả học tập hay các chỉ số đo lường thành công khác. Không chỉ thế, những đứa trẻ, con của cặp đôi đồng giới thường bao dung và có cái nhìn cởi mở hơn.

Những cách xây dựng và củng cố tình yêu đồng giới

Mặc dù tình yêu đồng tính nam luôn chứa đựng rất nhiều điều đẹp đẽ và đáng trân trọng. Nhưng mối quan hệ ấy dễ bị lung lay dưới sức ép của người thân và sự kỳ thị của xã hội. Vậy làm sao để xây dựng và củng cố tình yêu với người đồng giới?

Đồng tính là gì

Tôn trọng sự khác biệt

Sự khác biệt luôn là điều không thể tránh khỏi của mọi cặp đôi, từ dị tính đến đồng tính. Bởi mỗi người đều có suy nghĩ, cảm nhận và thế giới quan riêng. Ví dụ: Bạn có thể cảm thấy thoải mái và sẵn sàng công khai tình yêu đồng tính nam với gia đình. Nhưng người ấy chưa thật sự sẵn sàng cho điều đó. Vậy nên, hai bạn cần dung hòa những khác biệt, cùng lắng nghe chia sẻ để thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng

Là người đồng tính, hẳn bạn sẽ chịu khá nhiều áp lực từ người thân, gia đình, xã hội… Những áp lực này khiến bạn ngần ngại để xây đắp mối quan hệ với tình yêu đồng giới. Do đó, để cởi bỏ áp lực, bạn hãy chia sẻ cảm xúc của mình với những người thân thiết.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các nhóm dành cho cộng đồng LGBT để tìm kiếm sự đồng cảm. Qua đó, bạn sẽ có đủ dũng khí để xây đắp và kiên trì với tình yêu đồng tính nam.

Đồng tính là gì
Bạn có thể tham gia các nhóm dành cho cộng đồng LGBT để tìm kiếm sự đồng cảm và kiên trì hơn với tình yêu của mình (Ảnh: Internet)

Luôn chân thành và cởi mở với nhau

Khi bắt đầu mối quan hệ đồng giới, bạn có thể sẽ cảm thấy khác biệt, lạc lõng và muốn thu mình lại. Điều này gây ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ và tình yêu của cả hai. Chính vì thế, bạn cần chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách chân thành và cởi mở với đối phương. Từ đó, cả hai sẽ đồng cảm, hiểu nhau hơn và vững vàng vượt qua tâm lý phòng thủ.

Tránh đọc những tin tức tiêu cực về tình yêu đồng giới

Mặc dù xã hội đã dần cởi mở nhưng vẫn còn rất nhiều những ý kiến tiêu cực và sự kỳ thị về tình yêu đồng giới. Do đó, để bảo vệ bản thân tốt nhất, bạn tránh đọc những tin tức và bình luận tiêu cực về vấn đề này. Điều bạn cần làm là tập trung xây dựng và vun đắp với tình yêu của mình.

Đồng tính là gì
Hãy tránh những quan điểm tiêu cực và tập trung xây dựng, vun đắp với tình yêu của mình (Ảnh: Internet)

Quan hệ tình dục an toàn

Các cặp đôi đồng tính vẫn có nguy cơ mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục. Chính vì thế, bạn cần quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ bản thân và đối phương bằng cách sử dụng bao cao su. Ngoài ra, hai bạn nên sử dụng chất bôi trơn để giảm ma sát và tránh trầy xước. Nếu có sử dụng đồ chơi tình dục, bạn cần vệ sinh thật kỹ trước và sau khi dùng để đảm bảo an toàn.

Như bạn đã thấy, tình yêu đồng tính nam tồn tại rất nhiều vẻ đẹp đến từ sự khác biệt. Tuy nhiên để xây dựng mối quan hệ này bền vững cần rất nhiều sự chân thành và cố gắng của cả hai. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn thêm những góc nhìn đa dạng, nhiều màu sắc và thú vị về tình yêu đồng giới!