Đức hộ pháp là ai

Hiền Tài Phạm văn Khảm, thay mặt Châu Đạo Cao Đài California tuyện đọc:

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc

Đức Phạm Công Tắc sinh ngày mùng 5 tháng 5 năm Canh Dần ( 21 tháng 6 năm 1890 ) tại làng Bình Lập tỉnh Long An. Thân phụ của Ngài là Ông Phạm công Thiện và thân mẫu là Bà La thị Đường.
Đọc lịch sử Đạo, chúng ta ai ai cũng thấy cái sống của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc bàn bạc khắp nơi, không chút nào cách biệt giữa Đạo và Đời. Hôm nay, nhân dịp mừng Lễ Giáng Sinh của Đức Ngài, chúng tôi xin được trình bày tóm lược về phầnTiểu Sử để làm sống lại cái tinh thần phục vụ trong sáng của Đức Ngài đã  cống hiến cho Đạo, cho Đời,… với mong người đi sau nối bước. Như mọi tín đồ Cao Đài đều biết, Đức Chí Tôn đã trục Chơn Thần của Ông Phạm công Tắc để Chơn thần của Ngự Mã Thiên Quân giáng vào xác thân của Ông Phạm Công Tắc  vào đêm 23 tháng 4 năm 1926 và Đức Chí Tôn đặt Ngài vào Phẩm vị Hộ Pháp  của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Bắt đầu từ đó , Đức Phạm Hộ Pháp xả thân hành đạo, phổ độ chúng sanh Với thời gian 33 năm 13 ngày , kể cả hơn 5 năm bị Pháp bắt lưu đày trên đảo Madagascar ở Châu Phi, Ngài đã để lại một sự nghiệp lớn lao cho Đạo lẫn Đời, xin tóm lược như sau: 1/VỀ PHẦN ĐẠO: Thử nhìn về quê nhà, ở vùng Châu Thành Thánh Địa thuộc tỉnhTây Ninh, chúng ta thấy từ việc xây cất ngôi Tòa Thánh, những Đền Thờ, dinh thự để làm các Cơ Sở Đạo, những con đường lớn, nhỏ,  cầu cống, chợ búa, các Trường Trung Tiểu Học cho đến các Y viện, Dưỡng lão, Cô nhi viện.. đâu cũng có những dấu vết với đôi bàn tay của Đức Hộ Pháp. Đặc biệt, việc xây dựng ngôi Tòa Thánh, với một con người như Đức Ngài, không có mảnh bằng Kiến Trúc Sư, đôi tay chưa hề cầm đến một  dụng cụ xây cất nào … thế mà đã điều hành một số công thợ không chuyên nghiệp , phát nguyện làm công quả, ngày 2 bữa cháo rau không đủ no…để hoàn thành một công trình xây dựng ngôi Tòa Thánh với lối kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa Cổ và Kim, giữa Âu và Á. Nhứt là dung hợp được những sắc thái của các Tôn giáo đủ để nói lên sự Qui Nguyên Tam giáo và Hiệp Nhứt Ngũ Chi. Đây quả là một lối kiến trúc  có một không hai đối với quá trình lịch sử xây dựng của Việt Nam trót gần năm ngàn năm Văn Hiến. Ngoài ra, cũng xin được nói qua qui trình độc đáo trong việc định cư cho người tín đồ ở từ bốn phương qui tụ về vùng Thánh Địa càng ngày càng đông. Lúc bấy giờ, nơi đây là vùng rừng sâu nước độc, Đức Hộ Pháp chắc chắn không có bằng cấp về khoa Thiết Kế Đô Thị, vả lại, vào thời buổi đó làm gì có chuyên khoa nầy. nhưng Ngài đã lập một Sơ Đồ hết sức khoa học,  phân lô cất nhà, khu chợ búa, trường học, bịnh viện… và hình thành các con đường theo đúng hướng Đông Tây Nam Bắc, có lộ trước và lộ sau nhà để dễ bề cấp cứu khi cần. Ngoài ra còn  có kinh đào làm thủy lộ đáp ứng chợ Long Hoa. Theo các điều qui định cho việc cư trú tại Vùng Thánh Địa Cao Đài, đem đối chiếu lại với sách Thiết Kế Đô Thị ngày nay, quả chưa có điều nào đã lỗi thời. Đức Hộ Pháp đã làm nhiều việc mà người tín đồ Cao Đài phải nễ phục và cũng phải nhận  có một trợ lực mầu nhiệm từ Ơn Trên ban cho Đức Ngài. Đó là chưa nói đến cái rộng lớn của một nền Tân tôn giáo do Đức Chí Tôn khai sáng là tôn giáo Cao Đài bao hàm đủ tinh ba của các giáo lý từ cổ chí kim, tứ Đông sang Tây, là một qui trình “ VẠN THÙ QUI NHỨT BỔN mà Ngài lãnh lịnh từ Đức Chí Tôn  với vô vàn khó khăn để thực thi cho ra hình tướng của một tôn giáo với tôn chỉ: Tam Giáo Qui Nguyên – Ngũ Chi Phục Nhứt  hầu hiệp nhứt các đức tin vào một Đấng tạo ra Càn Khôn Vũ Trụ, là Đức Chí Tôn, là Giáo Chủ đạo Cao Đài, là Đấng Cha chung của nhơn loại. Với sứ mạng là Hộ Pháp, Ngài  giữ vững Chơn Truyền, hoằng hóa giáo lý, truyền Bí Pháp. Ngài đã soi sáng cho chúng sanh qua  những bài thuyết Đạo vô vàn quí giá. Vạch màn bí mật huyền vi trên cõi Hư Linh bằng quyển Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống, Ngài chỉ rõ từng nét, từng bước tu tập với Phương Luyện Kỷ để người tín đồ Cao Đài chỉ một đời tu cũng nên Đạo. Nói tóm lại, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc thọ lịnh từ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế làm tướng soái khai mối Đạo Trời, là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để cứu độ toàn cả nhơn loại trong thời Hạ Nguơn Mạt Pháp và  lập đời Thánh Đức trên Qủa Địa cầu nầy Công nghiệp của Đức Ngài đối với Đạo quả không đủ lời để nói lên cái thành quả đã gầy dựng so với  thời gian  33 năm 13 ngày! 2/VỀ PHẦN ĐỜI: Mặc dù là vị lãnh đạo Tôn giáo, nhưng Đức Hộ Pháp không thể điềm nhiên ngồi nhìn ngoại bang với mưu đồ dày xéo quê hương và dân tộc Việt Nam. Nhân ngày Đại lễ Vía Đức Chí Tôn năm Đinh Hợi 1947, Đức Hộ Pháp tuyên bố: “ Đừng để ngoại bang xâm nhập vào nội quyền Việt Nam rồi đưa đến cảnh tương tàn, tương sát và làm món hàng cho các cường quốc đổi chác.” Biết trước mưu đồ chia đôi đất nước của ngoại bang, Đức Hộ Pháp tự nguyện nhận lãnh trách nhiệm làm trung gian cho việc hòa giải  giữa hai khối Cộng Sản và Tư Bản đang tranh giành quyền bá chủ, Ngài đề xướng thuyết Trung Lập cho Việt Nam như ở Thụy Sĩ. Khi được biết ngoại bang có mưu đồ bán đứng Việt Nam trên bàn Hội Nghị Genève, Đức Hộ Pháp liền mở một cuộc họp báo tại Genève lúc 17 giờ ngày 18 tháng 7 năm 1954 để phản đối ngoại bang áp đặt chia đôi lãnh thổ Việt Nam. Tại buổi họp báo nầy, Đức Hộ Pháp đã tuyên bố: “ Nếu Việt Minh và Pháp tuân lịnh ngoại bang chia nước Việt Nam làm hai mà không có sự chấp thuận của toàn dân Việt Nam thì Bần Đạo quyết chống cả hai.” Trở về Việt Nam, sau chuyến Âu du, tại Tòa Thánh Tây Ninh, Đức Hộ Pháp gởi một bức Thông Điệp  thiết tha kêu gọi những vị cầm quyền Chánh phủ, các nhà lãnh đạo Quốc gia cần nhận định nhiệm vụ một cách sáng suốt hơn. Đối với quốc gia Việt Nam các vị lãnh đạo miền Nam cũng như miền Bắc, Bần Đạo xin các Ông hiến cho một tấm gương sáng về sự đoàn kết. Trách nhiệm của các Ông thật nặng nề, nếu các Ông cứ cố chấp, theo đuổi một cuộc chiến tranh lý tưởng Quốc tế đầy dẫy những dục vọng và phe đảng thì các Ông là người có tội với Tổ quốc. Các Ông cầm đầu chánh phủ miền Bắc cũng như miền Nam, các Ông còn ngại gì mà không nêu gương đoàn kết, thành lập một Chánh Phủ Lâm Thời duy nhất, thoát ly mọi ảnh hưởng ngoại bang với sự tham dự của các phần tử thuộc mọi khuynh hướng chánh trị, tôn giáo hầu tiến tới một cuộc Tổng Tuyển Cử  toàn quốc Việt Nam. Toàn dân sẽ ghi công các Ông. Khi hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954 không được tôn trọng, hoàn cảnh nước Việt Nam lúc bấy giờ trở nên đen tối và dần đưa cuộc chiến Việt Nam càng ngày càng khốc liệt. Trước cảnh đồng bào bị ngoại bang áp đặt, gây cảnh nồi da xáo thịt và vì yêu nước , thương dân nên  Đức Hộ Pháp phải lưu vong sang Cao Miên vào ngày 16/2 / 1956 để tìm phương gở rối cho thế cuộc. Ngày 26 /3/1956 Đức Hộ Pháp có gởi 2 bức thư cho Chủ Tịch Hồ chí Minh và Tổng Thống Ngô đình Diệm kêu gọi cuộc thi đua Nhân Nghĩa giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam. Đồng thời trình bày Bản Cương Lĩnh Hòa Bình Chung Sống, nhưng cả 2 đều không dám ngồi lại với nhau để bàn bạc vì đang chịu ảnh hưởng nặng nề của ngoại bang, cả hai nhà lãnh đạo Nam Bắc không có quyền định đoạt đến vận mạng của dân tộc mình. Tại Phnom Penh, ngày 17 -5- 1959 nhằm ngày mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi Đức Hộ Pháp qui Thiên và để lại một Đại nghiệp cho Đạo. Sự nghiệp của Đức Ngài là sự nghiệp chung của Đạo. Ngoài ra Đức Hộ Pháp không có bất cứ một tài sản nào gọi là riêng tư của Ngài. Cả một cuộc đời chỉ biết dâng hiến cho Đạo và  cho Đời. Thật vậy ngay sau khi vừa thoát xác được 3 ngày, Đức Hộ Pháp  giáng cơ cho bài Thài, trong đó với 2 câu kết đủ nói lên tấm lòng  của Đức Ngài luôn luôn lo cho Đạo cũng như Đời: Rồi đây ai đến cầm Chơn Pháp Tô điểm non sông Đạo lẫn Đời. Tóm lại, Đức Hộ Pháp  Phạm Công Tắc ngoài cương vị Lãnh Đạo trong sáng của một Tôn giáo, Ngài còn là một công dân yêu nước nồng nàn.

Để kết thúc bài sơ lược tiểu sử Đức Hộ Pháp, chúng ta hãy nghe lại lời nhắn nhủ của Đức Thượng Sanh như sau:

Ngày nay mặc dầu Đức Ngài đã khuất bóng nhưng cái danh giá của đạo Cao Đài vẫn còn nguyên vẹn y như lúc Đức Ngài còn tại thế. Chúng ta phải chung sức nhau mười như một, một như mười để bảo tồn cái danh giá quí báu đó và làm thế nào cho nó được càng ngày càng thêm cao vọi, thì chúng ta mới thật là trung thành và biết ơn Đức Ngài vậy.

Cầu xin Đức Ngài ban nhiều hồng ân cho tất cả mọi người và cơ đạo Cao Đài sớm giải trừ Pháp nạn, Hội Thánh sớm phục quyền đúng theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền. Nam Mô Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn

Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát

Total Views: 7252 ,

Hộ pháp là bảo hộ, hộ trì Chánh pháp. Các Hộ pháp có một điểm chung là hộ trì Phật pháp không cho cái xấu cái ác trà trộn vào, giúp con người thanh tĩnh, từ bi, một tâm hướng Phật.

Hộ pháp là bảo hộ, hộ trì Chánh pháp. Tương truyền xa xưa kia Đức Phật từng phái bốn vị Đại Thanh văn, mười sáu vị La-hán đến để hộ trì Phật pháp. Bên cạnh các vị này còn có các vị là Phạm Thiên, Đế Thích, Tứ Thiên Vương, thập nhị thần tướng, hai mươi tám bộ chúng, mười ba phiên thần, ba mươi sáu thần vương, mười tám thiện thần chốn già-lam, Long vương… nhân nghe Phật thuyết pháp mà nguyện hộ trì Phật pháp, những vị này đều được gọi là thần Hộ pháp. Họ có nhiệm vụ, trách nhiệm bảo hộ chúng sanh, độ đời, tiêu trừ mọi tai họa, hàng phục ma chướng… để tâm trong sạch mà hướng Phật.

Trong các ngôi chùa Việt thường không bao giờ đầy đủ các loại tượng này, mà thông thường chỉ tồn tại bốn loại hệ tượng, đó là: Vi Đà Bồ-tát và Tiêu Diện Đại sĩ; Khuyến thiện - Trừng ác; Tứ Thiên Vương và Bát bộ Kim cương.

Hai vị Hộ pháp khuyến thiện trừng ác trong các ngôi chùa Việt

Bốn hệ tượng Hộ Pháp trong các ngôi chùa Việt

Hệ thứ 1 - Vi Đà và Tiêu Diện Đại sĩ

Vi Đà còn gọi là Vi Đà thiên, vốn một vị thần của Bà-la-môn giáo. Vi Đà nguyên là vị thần chiến đấu, có sáu đầu mười hai tay, tay cầm cung tên, cưỡi trên lưng khổng tước. Phật giáo Đại thừa hấp thu vị thần này và biến thành vị thần ủng hộ chốn già-lam. Tương truyền khi Phật nhập Niết-bàn, có một con quỷ đến cướp mất một cái răng của Phật. Vi Đà cấp tốc đuổi theo lấy về. Trong chùa Việt, vị thần này được tạc với thân mang áo giáp, chắp tay, cầm bảo kiếm. Còn Tiêu Diện Đại sĩ, hay còn gọi là Tiêu Diện Đại Quỷ vương, là vua của loài ngạ quỷ.

Có khuôn mặt đỏ, lửa bốc cháy, là vị thần nổi tiếng của Phật giáo. Và người ta cũng cho rằng vị thần này vốn là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ-tát. Hóa thân này với ý nghĩa là dùng hình tượng của cái ác để chế ngự cái ác. Các thế lực xấu khi gặp ngài thì hoảng sợ mà chạy ra hướng có ánh sáng, mà nơi có ánh sáng là sẽ được Phật cứu độ và cảm hóa. Trong dân gian, vào dịp Tết Trung nguyên người ta thường đến chùa bái vị này để cầu mong cho vong nhân của gia đình được trở về thọ thực cùng gia quyến.

Vi Đà và Tiêu Diện Đại sĩ.

Những vị Hộ Pháp trong Phật giáo

Hệ thứ 2 - Khuyến thiện và Trừng ác

Trong các ngôi chùa Việt, hai vị Khuyễn thiện và Trừng ác thường tạc to lớn hơn người thường và được bài trí ở tiền đường, gọi là tượng Khuyến thiện và Trừng ác. Tượng với thân hình vô cùng to lớn, trang phục như võ tướng, đầu đội mũ trụ, mặc áo giáp, thân thể vạm vỡ, ngồi trên sư tử, có sẵn khí giới để bảo vệ đạo pháp. Tượng Khuyến thiện thường tô mặt trắng, nét mặt thanh thản, đặt bên tay trái bàn thờ Phật tay cầm viên ngọc thiện tâm. Tượng Trừng ác thường được tô mặt đỏ, đặt bên tay phải bàn thờ Phật. Tượng có nét mặt thần giận dữ, lăm lăm vũ khí để trừng trị kẻ ác tâm như răn đe mọi người lánh xa con đường dẫn đến mọi cái ác xấu.

Tượng Hộ pháp Khuyến thiện trong tư thế ngồi.

Tích hai vị này vốn từ Ấn Độ cổ xưa: “Nước Ca-bỉ-na có hai anh em hoàng tử tính cách trái ngược nhau. Ông em là Ma-pha-la tính rất độc ác, ham chơi, tham của. Trong khi ông anh là La-đắc lại rất hiền lành, luôn thương xót chúng sinh, đem hết ngân khố phát chẩn đến nỗi kho tàng rỗng tuếch, công quỹ quốc gia khánh kiệt. Khi vua cha biết, không nỡ trách mắng mà chỉ bảo: “Muốn nước hưng thịnh, các con hãy xuống Long cung xin ngọc Ma-ni bảo châu, ước gì được nấy”. Nghe lời vua cha, La-đắc ra biển, tìm xuống Long cung, xin được ngọc lên bờ. Ông em là Ma-pha-la nổi tính tham, đóng giả cướp, đâm anh mù mắt, đoạt ngọc đem về dâng vua. Nhưng từ đó Ma-ni bảo châu trở thành một hòn đá bình thường, không tỏa hào quang, mất hết phép mầu. Mù mắt, La-đắc lần mò dọc theo bờ biển tới nước Ba-la-lật xin trông coi vườn thượng uyển. Vốn thương muôn loài, La-đắc để cho chim thú tha hồ ăn quả trong vườn cấm. Chuyện tới tai vua, vua đòi La-đắc lên xử tội. Trước lúc bị hành hình, La-đắc đã kể lại cuộc đời mình. Vua nghi ngờ, hỏi: “Ngươi lấy gì để làm bằng?”. La-đắc tự tin thưa: “Nếu đúng, mắt tôi sẽ sáng lại”. Dứt lời, hai mắt La-đắc bừng sáng, cùng lúc ấy, ở nước Ca-bỉ-na ngọc Ma-ni cũng rực rỡ sắc màu. Sau đó La-đắc về nước, tha tội cho em, cả hai tu thành chính quả, được cưỡi sư tử - con vật tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh, mình mặc giáp trụ với ý nghĩa ngăn chặn những mũi tên của tham, sân, si, ái ố... Hai ông được tạc tượng thờ ở trong chùa, chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ Phật pháp”.

Tượng Hộ pháp Trừng ác trong tư thế ngồi.

'Địa chỉ mua tượng Phật' thành từ khoá đắt giá trên Google

Hệ thứ 3 - Tứ Đại Thiên Vương

Tứ Đại Thiên Vương còn được gọi là Hộ thế Tứ Thiên Vương, là bốn vị Thiên tướng thủ hộ Phật pháp, thuộc chư Thiên bộ trong Nhị thập thiên hoặc Thập nhị thiên của Phật giáo. Tương truyền Tứ Đại Thiên Vương cư trụ trên núi Tu-di, trấn giữ bốn phương Đông Nam Tây Bắc, cai quản hộ trì tứ châu đó là: Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Cu Lô Châu.

Trong các ngôi chùa Việt thì Tứ Thiên Vương được thờ trong Thiên vương điện được đặt sau sơn môn, hoặc bốn góc của cửa tháp. Hình tướng của Tứ Đại Thiên Vương được tạc như sau: Đông phương Trì Quốc thiên hộ trì đất nước, bảo hộ chúng sanh. Cư trụ phía Đông núi Tu-di, mặc giáp trụ, nét mặt phẫn nộ, tay cầm đàn tỳ bà. Trì Quốc Thiên Vương biểu thị lòng từ bi, dùng âm nhạc để cảm hóa chúng sanh quy y Phật pháp. Chủ quản Đông phương Phất-đề-bà châu. Nam phương Tăng Trưởng thiên có năng lực hộ trì chúng sanh tăng trưởng thiện căn. Cư trụ ở phía Nam núi Tu-di, nét mặt giận dữ, mặc giáp trụ, tay cầm bảo kiếm bảo hộ Phật pháp không cho tà ác xâm phạm. Chủ quản Nam phương Diêm-phù-đề châu. Tây phương Quảng Mục thiên có thể dùng Thiên nhãn thanh tịnh quán sát thế giới hộ trì chúng sanh. Cư trụ phía Tây núi Tu-di, hiện tướng giận dữ, mặc giáp trụ, tay quấn con rắn. Chủ quản Tây phương Anh-da-ni châu. Bắc phương Đa Văn thiên từng bảo hộ đạo tràng của Như Lai, do đó được nghe Như Lai thuyết pháp nhiều. Cư trụ ở phía Bắc núi Tu-di, hiện tướng phẫn nộ, tay cầm bảo tháp, biểu thị phước đức đa văn, chế phục chúng ma, bảo hộ tài bảo của chúng sanh. Chủ quản Bắc phương Úc-đơn-việt châu… Tứ Đại Thiên Vương cùng Phạm Thiên và Thiên chúng thuộc cõi trời Dục giới, là những vị thần bảo hộ Phật pháp, cũng như hộ trì chúng sanh tu tập thiện pháp, tồi phá trừng phạt những kẻ tà ác bất thiện xâm hại Phật pháp.

Tứ Đại Thiên Vương còn được gọi là Hộ thế Tứ Thiên Vương, là bốn vị Thiên tướng thủ hộ Phật pháp, thuộc chư Thiên bộ trong Nhị thập thiên hoặc Thập nhị thiên của Phật giáo.

Tứ đại Thiên vương trong Phật giáo là những ai?

Hệ thứ 4 - Bát bộ Kim cương 

Bát bộ Kim cương là tám vị thần bảo hộ Phật pháp. Kim cương biểu hiện cho tâm trong sáng, không hủy hoại, kiên định trong tu hành hay hộ trì Phật pháp nên gọi là Kim cương Hộ pháp, mặc áo nhẫn nhục hay còn gọi là áo tùy hình chống lại ba mũi tên độc tham, sân, si. Theo kinh Phóng quang Bát-nhã thì bất cứ ai tu hạnh Bồ-tát trên đường thành Phật sẽ được thần Kim cương gìn giữ bảo vệ. Tượng Bát bộ Kim cương trong chùa Việt được tạo tác với tay cầm các binh khí khác như gươm, chùy, việt phủ.. Tám vị thần đó có tên là: Thanh Trừ Tai, Tích Độc Thần, Hoàng Tùy Cầu, Bạch Tịnh Thủy, Xích Thanh Hỏa, Định Trừ Tai, Tử Hiền Thần, Đại Thần Lực…

Bát bộ Kim cương là tám vị thần bảo hộ Phật pháp.

Nhìn chung các hệ tượng Hộ pháp trong chùa Việt thường chia làm hai loại là thiện thần và ác thần. Thiện là khuyến khích chúng sinh làm điều thiện, ác là trừng trị cái ác, cảm hóa cái ác đi đến cái thiện. Các Hộ pháp có một điểm chung là hộ trì Phật pháp không cho cái xấu cái ác trà trộn vào, giúp con người thanh tĩnh, từ bi, một tâm hướng Phật. Các tượng thường chế tác rất lớn với các tư thế nghiêm nghị, cương quyết, thể hiện sức mạnh mang tính siêu nhiên. Đầu đội mũ kim khôi, mình mặc giáp trụ để ngăn ngừa tam độc, nhờ đó mà giữ được cái tâm trong sáng và cương quyết như kim cương. Các tượng thường được đặt trên lưng con lân, tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ. Vì chỉ có trí tuệ sáng suốt và cái tâm thanh tịnh thì mới loại trừ được ác nghiệp. Đó cũng là chân lý để đi tìm con đường giải thoát, mưu cầu hạnh phúc vĩnh viễn.

Họa hình tượng Phật để quán tưởng và chiêm bái có đúng không?

Video liên quan

Chủ đề