Đường m20 là gì

Đường MA20 là một trong những Đường trung bình động (Moving Average) được sử dụng khá phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Vậy đường MA20 là gì? Cách xem đường MA20 ở đâu? Cách vẽ đường MA20 trên Fireant, Vndirect, … như thế nào? Ứng dụng của chỉ báo này trong phân tích kỹ thuật là gì?

Nếu mọi người cũng băn khoăn những thắc mắc trên thì cùng mình tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé!

Mục Lục:

Đường Ma20 là gì? Đường trung bình
ma20 trong chứng khoán là gì?

Đường MA20 là gì, cách xem, cách vẽ, cách dùng.

Đường MA20 hay còn được gọi là đường trung bình động 20 ngày () là đường trung bình động giá đóng cửa của 20 phiên giao dịch gần nhất.

Cụ thể:

Tại mỗi ngày giao dịch, chúng ta tính được giá đóng của trung bình của 20 ngày giao dịch gần đây nhất (lấy giá đóng cửa của 20 phiên gần nhất cộng lại và chia cho 20) thì chúng ta có được mức giá đóng cửa trung bình 20 ngày giao dịch gần nhất.

Nối liền các mức giá này chúng ta sẽ có được đường trung bình động 20 ngày hay còn gọi là MA20.

MA20 là một chỉ báo quan trọng đặc biệt trong việc xác định xu hướng giá trong ngắn hạn.

Để biết rõ hơn về ý nghĩa, ưu nhược điểm, cách dùng, cách xem, cách vẽ cũng như nhiều thông tin hữu ích khác liên quan đến đường MA20 thì xin mời mọi người đọc tiếp nội dung ở bên dưới nhé.

Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐƯỜNG MA20 LÀ GÌ

Trong phân tích kỹ thuật, đường trung bình động MA20 có nhiều ý nghĩa quan trọng giúp các nhà phân tích tiến hành các hoạt động giao dịch hiệu quả hơn đặc biệt trong ngắn hạn.

Đường MA20 có ý nghĩa như thế nào trong từng khung giờ giao dịch

Trong khung Ngày – Daily

Trong khung giờ ngày (Daily), đường MA20 cho thấy xu hướng giá đóng cửa trung bình trong 1 tháng giao dịch (tương ứng với 20 ngày giao dịch).

Trong khung 1H (1 tiếng)

Đối với khung thời gian 1H (1 tiếng giao dịch), đường MA20 lúc này phản ánh xu hướng giá đóng cửa trung bình trong 1 ngày vào lệnh.

Trong khung 4H (4 tiếng)

Trong khung thời gian này, đường trung bình động MA20 sẽ tương ứng với xu hướng giá đóng cửa trung bình trong 3 ngày giao dịch.

Ứng dụng của đường MA20 là gì

Cách dùng chính của đường MA20 trong giao dịch:

  1. Giúp xác định xu hướng giá ngắn hạn trong vài tháng.
  2. Dùng làm đường hỗ trợ và kháng cự (trong khung thời gian ngắn hạn).
  3. Xây dựng tín hiệu giao dịch khi kết hợp với các đường trung bình giá chứng khoán như MA50, MA100, MA150, MA200, MA10, MA5, … cũng như nhiều chỉ báo kỹ thuật khác.

Nguyên tắc đường MA20 là gì

Dưới đây là một số nguyên tắc chung khi sử dụng đường trung bình 20 ngày – MA 20 trong đồ thị kỹ thuật:

  1. Nên sử dụng đường MA20 kết hợp với các loại đường trung bình động và các chỉ báo khảo để có được tín hiệu phân tích tối ưu nhất.
  2. Nếu đường giá cắt lên được MA20, dốc lên thì xu hướng lúc này thường Uptrend (tăng giá) và ngược lại.
  3. Khi đường MA20 cắt các đường MA dài hơn khác:
    • Nếu đường MA20 nằm trên, các đường MA dốc lên thì có thể xem đây là dấu hiệu của một xu hướng tăng giá (uptrend).
    • Nếu MA20 nằm dưới, các đường dốc xuống, lúc này thị trường có thể bước vào giai đoạn giảm giá (downtrend).
  4. Khi đường MA20 cắt các đường trung bình động MA khác ngắn hơn (ít ngày hơn):
    • Nếu MA20 nằm dưới, tất cả các đường Ma dốc lên thì đây có thể là một xu hướng tăng ngắn hạn.
    • Ngược lại, nếu MA20 nằm trên, các đường dốc xuống thì có thể xem là một tín hiệu cảnh báo xu hướng giảm giá trong ngắn hạn.

Ưu nhược điểm của đường MA20 là gì

Ưu điểm của đường MA 20 là gì

  • Dùng trong nhiều thị trường giao dịch khác nhau như: chứng khoán, crypto, forex, dầu, vàng, … .
  • Dễ dàng xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự trong ngắn hạn của thị trường.
  • Làm mượt đường giá.
  • Sử dụng một cách miễn phí.
  • Cách tạo, cách vẽ, cách xem cũng như cách dùng đường MA20 khá đơn giản.
  • Cung cấp tín hiệu giao dịch khá nhanh.

Nhược điểm của đường MA20 là gì

  • Chưa nhạy bén và chính xác như đường EMA20 khi xác định xu hướng thị trường ngắn hạn.
  • Cần kết hợp với các chỉ báo khác để phát huy hiệu quả quả tốt nhất. (Nếu chỉ dung đơn lẻ thì chúng ta nên chuyển định dạng biểu đồ từ nến sang đường thẳng. Các điểm giao nhau giữa đường giá và đường MA20 lúc này cũng là các tín hiệu giao dịch tiềm năng).
  • Chỉ phù hợp với việc xác định xu hướng ngắn – trung hạn (khoảng 3 tháng) hơn.

Cách tính đường MA20

Với những ưu nhược điểm ở trên, vậy cách tính đường MA20 là gì? Cần được thực hiện như thế nào?

Đường trung bình động MA20 có thể được tạo dễ dàng trên biểu đồ kỹ thuật.

Nếu bạn muốn học cách tính tay để hiểu rõ hơn về nguyên lý vận hành của MA20 thì có thể tham khảo hướng dẫn của SWM ở dưới đây:

Bước 1: Tính giá đóng cửa trung bình của 20 phiên giao dịch gần nhất hôm nay

Giá đóng cửa trung bình của 20 phiên giao dịch gần nhất = (Giá đóng cửa hiện tại + Tổng giá đóng cửa của 19 phiên giao dịch trước đó)/20

Ví dụ trong khung thời gian ngày (Daily):

Ngày hôm nay là 8/10 thì chúng ta lấy giá đóng cửa của ngày hôm nay (8/10) cộng lại với giá đóng cửa của 19 phiên giao dịch gần đó.

Lấy tổng thu được chia cho 20.

Cuối cùng, ta thu được giá đóng cửa trung bình của 20 phiên giao dịch gần nhất.

Bước 2: Tính giá đóng cửa trung bình của 20 phiên giao dịch gần nhất tại các phiên giao dịch trong quá khứ

Tiếp tục lấy ví dụ trong khung thời gian ngày (Daily):

Dùng cách tương tự để tính giá đóng cửa trung bình của 20 phiên giao dịch ở những phiên giao dịch trong quá khứ như 7/10, 6/10, … .

Bước 3: Tạo thành đường trung bình động MA20

Nối các giá đóng cửa trung bình của 20 phiên giao dịch mà ta tính được ở từng ngày sẽ cho chúng ta một đường vẽ chính là đường MA20.

Vì đường này sẽ luôn được vẽ ra thêm (di chuyển, di động) sau mỗi ngày giao dịch mới nên chúng ta gọi nó là đường trung bình di động hay đường trung bình động 20 ngày MA20.

Cách vẽ đường MA trong chứng khoán nói chung

Đây là cách đường MA chung cho hầu hết các nền tảng phân tích kỹ thuật đồ thị.

Bước 1: Chọn mã cổ phiếu (sản phẩm) mà chúng ta cần phân tích.

Bước 2: Chọn mục “Chỉ báo”, nhiều nền tảng khác sẽ dùng từ “Indicator”.

Dưới đây là một số hình/nhãn biểu thị mục “Chỉ báo/Indicator” được sử dụng phổ biến.

Việc của chúng ta là chỉ cần nhấp chuột (nếu dùng máy vi tính) hoặc nhấp tay chọn (nếu dùng smartphone hoặc máy tính bảng) váo một trong các biểu tượng trên.

Bước 3: Nhập ký tự “ma” vào ô tìm kiếm ở phần hộp thoại mới xuất hiện.

Bước 4: Chọn chữ “Moving Average” hoặc chữ “Đường trung bình động” hoặc “Moving Average – Đường Trung Bình Động” hoặc “Moving Average – Đường Trung Bình Trược” .

Hoàn thành bước này là chúng ta vẽ được mọt đường MA đầu tiên trên biểu đồ giá.

Lúc này, ở góc trên bên trái biểu đồ (dưới mã cổ phiếu hoặc sản phẩm giao dịch) sẽ xuất hiện một dòng chữ:

"Ma 9 close 0" hoặc "Ma(9, close, 0)"

Hệ thống sẽ măc định lấy số ngày trung bình ban đầu là 9 ngày (tức đây là đường MA9).

Từ “close” nghĩa là chúng ta sẽ lấy giá đóng cửa để tính và vẽ đường trung bình.

Số 0 hiểu đơn giản là vị trí mặc định của đường MA xuất hiện trên biểu đồ.

Nếu con số này lớn hơn 0 thì đường MA sẽ được vẽ lùi về sau theo số phiên tương ứng.

Ví dụ: Thay số 0 bằng số 1 thì đường MA sẽ được vẽ lùi về sau (bên phải) đồ thị một phiên.

Ngược lại, nếu chúng ta chọn -1 thì đường MA sẽ được vẽ về trước (về bên trái) biểu đồ giá thêm 1 phiên.

*Mục “close” và số “0” thì chúng ta cứ để như ban đầu.

Bước 5: Vẽ đường MA mà chúng ta mong muốn

Chúng ta sẽ vào phần cài đặt (thường có hình chiếc bánh răng) phía bên phải dòng chữ:

“Ma 9 close 0” hoặc “Ma(9, close, 0)”.

Thay số 9 bằng một con số tương ứng là số ngày mà ta muốn vẽ đường trung bình.

Ví dụ: Nếu muốn vẽ đường trung bình MA50 thì chúng ta thay só 9 bằng 50.

Hai ô ở dưới gồm ô chứa từ ‘close” (hoặc “đóng cửa”) và số “0” thì chúng ta giữ nguyên.

Vào phần định dạng và chọn định dạng yêu thích cho đường MA của mình.

Phần định dạng có một số tùy chỉnh như:

  1. Chọn màu cho đường MA.
  2. Chọn kích thước cho đường MA.
  3. Chọn loại hình dáng biểu thị đường MA.
  4. Chọn độ chính xác đường MA.

Mình thì chủ yếu thay đổi mục (1) và (2) và giữ nguyên hai mục còn lại.

Nhấn nút OK hoặc nút Xác nhận.

*Cách vẽ đường MA, cách bật đường MA, cách cài đặt đường MA trong biểu đồ chứng khoán (dù trên điện thoại hay may tính) về cơ bản là giống nhau.Về cơ bản, nếu chúng ta chỉ cần chọn thay số "9" bằng "số ngày trung binh') mà chúng ta cần tính cũng như lựa chọn định dạng phù hợp còn các giá trị khác thì không cần thay đổi.

Cách vẽ đường MA20

Cách vẽ đường MA20 thủ công

Mọi người cứ follow theo các bước ở phần trên là sẽ vẽ được đường MA20 một cách thủ công nhé!

Theo công thức ở trên, chúng ta tiến hành tính giá đóng cửa trung bình 20 ngày gần nhất của từng ngày.

Sau đó nối các điểm (giá) này lại thì sẽ được đường MA20.

Ví dụ:

Giả sử có một cổ phiếu của công ty A:

Ngày 1/8 chúng ta tính được trung bình giá đóng của của 20 ngày gần nhất là 20.000đ/cổ phiếu.

Ngày 2/8, giá đóng cửa trung bình trong 20 ngày gần nhất của cổ phiếu A là 22.000đ/cổ phiếu.

Ngày 3/8, mức giá mới mà chúng ta tính được là 24.000đ/cổ phiếu.

Nối mức giá đóng cửa trung bình của 3 ngày trên thì chúng ta sẽ có được một đường MA20 đơn giản.

Đây chính là cách vẽ đường MA20 bằng tay (không cần dùng phần mềm máy tính) mà bất cứ ai cũng có thể làm được.

*NOTE: Cũng giống như đường MA200 và các đường MA khác, đường MA20 là một chỉ báo miễn phí và được tích hợp sẵn ở các công cụ, phần mềm, trang web phân tích kỹ thuật giá cổ phiếu.

Xem thêm:

Cách xem, cách vẽ và cách dùng đường MA200 cực đơn giản để giao dịch hiệu quả hơn

Top 17+ Sách dạy về phân tích kỹ thuật cho người mới bắt đầu

Top 21+ những cuốn sách hay về chứng khoán cho người mới bắt đầu nên đọc nhất

Cách xem đường MA20 ở đâu

Mình để ý rằng dù MA20 được tích hợp sẵn và miễn phí trên các công cụ phân tích kỹ khác nhau nhưng để xem được nó thì mỗi tool có thể thao khác nhau đôi chút.

Để biết cách xem đường MA20 ở đâu, dưới đây là những hướng dẫn chi tiết và cực bổ ích giúp bạn có thể tự vẽ đường MA20 chỉ trong vòng 60s.

Nếu bạn đang sử dụng công cụ khác thì mình đã chú thích một vài mẹo nhỏ để bạn dễ dàng xem và vẽ đường MA20 cho biểu đồ của mình.

Cách xem đường MA20 trên Fireant

Để biết cách xem đường MA20 trên Fireant, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào trang phân tích biểu đồ kỹ thuật của Fireant tại: //fireant.vn/charts.

Bước 2: Chọn sản phẩm bạn muốn phân tích.

Có 4 nhóm sản phẩm cơ bản, gồm:

  1. Cổ phCổ phiếu,
  2. Index
  3. Hợp đồng tương lai
  4. chứng quyềni

Bước 3: Để biết cách mở đường ma20 trong fireant chúng ta thực hiện tếp:

  • Vào mục “Cá chỉ báo”.
  • Nhập kỹ tự “ma” vào ô tìm kiếm.
  • Sau đó chọn “Moving Average – Đường trung bình trượt”.

Bước 4: Tại mục “MA 9 Close 0”, nhấn vào nút cài đặt có hình “bánh răng” và xuất hiện một hộp thoại.

Bước 5: Chọn “Các đầu vào”, nhập “20” tại mục “Chiều dài”. Các số còn lại giữ nguyên.

Bước 6: Vào phần “Định dạng” và chọn định dạng phù hợp cho đương MA20.

Bước 7: Nhấn “OK”.

Như vậy là chúng ta đã hoàn tất quá trình vẽ/xem đường MA201 trên Fireant.

Bạn có thể tham khảo video dưới đây để có hướng dẫn chi tiết thêm.

Đoạn trích video hướng dẫn cách xem đường MA20 trên Fireant.

Cách xem đường MA20 trên Vndirect

Cách xem mở đường MA20 trên Stockchart Vietstock

Cách dùng đường MA 20 là gì

Trước khi tìm hiểu về phương pháp sử dụng đường MA 20 ngày trong chứng khoán, chúng ta hãy cũng điểm danh sơ về các đường trung bình MA khác thường được kết hợp với MA20 trong phân tích kỹ thuật.

Giới thiệu một số đường trung bình MA được kết hợp với MA 20

Đường MA5 là gì?

Đường MA5 (MA 5) là đường trung bình giá di động của 5 ngày giao dịch gần nhất.

Đường MA5 được tính bằng cách lấy giá đóng cửa của 5 ngày giao dịch tính từ ngày giao dịch hiện tại cộng lại và chia cho 5.

Đường MA10 là gì?

Đường MA10 là đường trung bình giá di động của 10 ngày giao dịch gần nhất.

Tương tự như đường trung bình MA5, để tính đường MA10, chúng ta sẽ lấy giá đóng cửa của 10 ngày giao dịch (tính từ ngày giao dịch hiện tại) cộng lại. Sau đó đem tổng chia cho 10.

Đường MA50 là gì?

Đường MA50 là đường trung bình giá di động của 50 phiên giao dịch gần nhất.

Đường trung bình MA 50 trong chứng khoán cũng được tính bằng cách lấy mức giá đóng cửa của 50 phiên giao dịch trước đó (tính từ ngày giao dịch hiện tại) cộng lại và chia cho 50.

Phương pháp 2 đường MA trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Chỉ báo đường MA20 cắt MA50 (MA20 cross MA50)

Chỉ báo đường MA20 cắt MA50 – Đường MA20 là gì

  1. Khi đường MA20 cắt và vượt lên trên đường MA50 và 2 đường này dốc lên thì đây là tín hiệu cho xu hướng tăng giá trong trung và ngắn hạn.
  2. Ngược lại, khi đường MA20 cắt MA50 nhưng nằm ở phía dưới và 2 đường trung bình này dốc xuống thì được xem là tín hiệu cảnh báo cho xu hướng giảm giá trong ngắn và trung hạn.
  3. Trong trường hợp cả hai đường cắt nhau nhưng không có xu hướng rõ ràng (đi ngang, không dốc lên hay dốc xuống) đi cho thấy thị trường đang không có xu hướng trong ngắn hạn. Lúc này, nếu kết hợp với các chỉ báo khác thì chúng ta có thể đang tích lũy để tăng giá hay đang chuẩn bị cho những đợt giảm giá sau này.

Chỉ báo đường MA10 MA20

Chỉ báo đường MA20 cắt MA10 – Đường MA20 là gì

MA10 là đường trung bình động 10 ngày.

Sự giao nhau giữa đường MA10 MA20 là tín hiệu tốt phản ánh xu hướng giá trong ngắn hạn từ 1 ~ 3 tháng.

  • Cúng như ở trên, khi MA10 MA20 cắt nhau, MA10 nằm trên MA20, cả 2 đường dốc lên => Giá đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn.
  • Ngược lại, khi MA10 MA20 cắt nhau nhưng MA10 nằm dưới MA20, 2 đường đều dốc xuống => Thị trường đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn.
  • Khi 2 đường cắt nhau mà không có hướng rõ ràng (không dốc lên cũng không dốc xuống rõ ràng) thì thị trường có thể đang trong xu hướng sideway (đi ngang).

Tín hiệu “Giao Cắt” khi phân tích biểu đồ giá bằng đường MA20

Tín hiệu “Giao Cắt” – Cách dùng đường MA20

Đây là một cách dùng dễ dàng và phổ biến của đường MA20 khi kết hợp với các đường MA dài khác.

  1. Tín hiệu Giao cắt vàng – Golden Cross:
    • Khi MA20 cắt lên các đường MA dài khác như MA50 hay MA200 thì báo hiệu thị trường có thể đang bắt đầu xu hướng Uptrend (tăng giá). Lúc này chúng ta có thể cân nhắc tiến hành các giao dịch mua phù hợp.
  2. Tín hiệu Giao cắt tử thần – Death Cross:
    • Ngược lại với Golden Cross, lúc này đường MA20 cắt xuống dưới các đường MA dài hạn cho thấy thị trường có thể chuyển vào giai đoạn Downtrend (giảm giá). Khi đó, chúng ta cần lưu ý “việc quản trị rủi ro” của bản thân thật tốt.

Phương pháp 3 đường MA

Các đường MA có một đặt tính chung là đường nào càng ngắn (ví dụ MA5) thì sẽ chạy sát với đường giá hơn.

Tận dụng đặt tính này, chúng ta có thể xây dựng một bộ tín hiệu giao dịch giữa trên sự cắt nhau, vị trí và độ dốc của 3 đường MA.

Phương pháp 3 đường MA5 – MA10 – MA20

Phương pháp 3 đường MA5 MA10 MA20 – Cách dùng đường MA20

Đối với phương pháp 3 đường MA5 MA10 MA20:

  • Khi 3 đường cắt nhau và đều dốc lên, trong đó MA5 nằm trên cùng, kế đến là MA10 và cuối cùng là MA20 thì đây là tín hiệu cho một xu hướng tăng giá trong ngắn và trung hạn.
  • Ngược lại, khi 3 đường này cắt nhau, nhưng dốc xuống, đường MA5 nằm dưới cùng, ở giữa là MA10 và trên cùng là MA20 thì đây là dấu hiệu cảnh báo giá có xu hướng giảm trong ngắn và trung hạn.
  • Các trường hợp còn lại thì thị trường đang đi sideway. Lúc này, kiên nhẫn chờ đợi là quyết định giao dịch tối ưu nhất.

Phương pháp 3 đường MA 20 – MA60 – MA100

Mình không rõ về phương pháp này nên mọi người tự tìm hiểu thêm nhé.

Bạn nào có thông tin hữu ích về phương pháp này có thể comment chia sẻ cho mọi người cùng biết ở dưới nhé.

Giá cắt lên đường MA20

Giá cắt lên đường MA20 – Cách dùng đường MA20

Phương pháp giá cắt lên đường MA20 được sử dụng khá tương đồng với phương pháp hai đường MA cắt nhau.

Lúc này chúng ta có thể xem giá là một đường MA ngắn nhất.

Có thể cân nhắc các tín hiệu giao dịch khi:

  1. Khi giá cắt xuống dưới đường MA20 và dốc xuống. Đây có thể là một xu hướng Downtrend – Giảm giá trong ngắn và trung hạn.
  2. Ngược lại, khi giá cắt lên đường trung bình động MA20, xu hướng dốc lên. Lúc này có thể là xu hướng Uptrend trong ngắn và trung hạn.
  3. Các trường hợp khác là thị trường đang trong sideway (đi ngang).

Xác định ngưỡng hỗ trợ – kháng cự theo đường MA20

Xác định Ngưỡng Hỗ Trợ – Kháng Cự theo đường MA20 – Cách dùng đường MA20

Vì đường MA20 chí lấy trung bình đóng cửa trong 20 ngày nên chỉ có thể dùng MA20 để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự trong ngắn và trung hạn.

Lưu ý khi dùng đường MA20

  • Không phát huy hiệu quả trong một thị trường không có xu hướng rõ ràng.
  • Chỉ nên dùng 2 ~ 3 đường MA trên một biểu đồ sẽ giúp dễ nhìn và tập trung.
  • Cần kết hợp với các chỉ báo khác để có xác suất chiến thắng cao nhất.
  • Sẽ có những thời điểm mà các tín hiệu giao dịch của MA20 (ngay cả khi được kết hợp với các chỉ báo khác) sẽ kém hiệu quả, không chính xác. Vì vậy, trước khi tiến hành bất cứ hoạt động giao dịch nào chúng ta phải luôn có một kế hoạch quản trị rủi ro rõ ràng và tối ưu nhất.

Tổng kết

Vậy là chúng ta đã đi hết bài viết tìm hiểu về đường MA20 là gì, cách vẽ, cách tạo, cách xem cũng như cách sử dụng đường trung bình động MA20 ngày.

Hy vọng những chia sẻ từ những tìm hiểu của các nhân mình sẽ giúp ích phần nào cho bạn.

Nếu các bạn có thêm những thông tin hay kinh nghiệm giao dịch hữu ích liên quan đến MA20 thì đừng ngại chia sẻ ở phần bình luận của bài viết này nhé.

Chủ đề