Giải bài tập Vật Lý lớp 7 trang 34

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 12. Độ to của âm, sách giáo khoa Vật lí 7. Nội dung bài Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Bài 12 trang 34 35 36 sgk Vật lí 7 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 7.

Lý thuyết

I. Âm to, âm nhỏ – Biên độ dao động

– Thí nghiệm 1: Quan sát dao động và  lắng nghe âm phát ra  từ đầu thước.

Nâng đầu tự do của thước lệch ra khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay cho thước dao động trong hai trường hợp:

a) Đầu thước lệch nhiều (H12.1a)

b) Đầu thước lệch ít  (H12.1b)

Giải bài tập Vật Lý lớp 7 trang 34
a) Đầu thước lệch nhiều (H12.1a) b) Đầu thước lệch ít  (H12.1b)

– Nhận xét

+ Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.

+ Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ)

– Kết luận: Âm phát ra càng to (nhỏ ) khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn (nhỏ).

II. Độ to của một số âm

– Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (kí hiệu dB)

– Để đo độ to của âm người ta dùng máy đo độ to.

Giải bài tập Vật Lý lớp 7 trang 34
Đề xi ben – Kế

– Những âm phát ra có độ to  từ 130dB trở lên làm đau nhức tai (ngưỡng đau)

– Độ to của một số âm:

Giải bài tập Vật Lý lớp 7 trang 34

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Bài 12 trang 34 35 36 sgk Vật lí 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!

Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập vật lí 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Bài 12 trang 34 35 36 sgk Vật lí 7 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

1. Trả lời câu hỏi C1 Bài 12 trang 34 sgk Vật lí 7

Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng 1:

Cách làm thước dao động Đầu thước dao động mạnh hay yếu? Âm phát ra to hay nhỏ?
a) Nâng đầu thước lệch nhiều.
b) Nâng đầu thước lệch ít.

Trả lời:

Cách làm thước dao động Đầu thước dao động mạnh hay yếu? Âm phát ra to hay nhỏ?
a) Nâng đầu thước lệch nhiều. Mạnh To
b) Nâng đầu thước lệch ít. Yếu Nhỏ

2. Trả lời câu hỏi C2 Bài 12 trang 35 sgk Vật lí 7

Từ những dữ liệu thu thập trên, hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng…, biên độ dao động càng…, âm phát ra càng …..

Trả lời:

Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.

Hoặc: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng ít, biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.

3. Trả lời câu hỏi C3 Bài 12 trang 35 sgk Vật lí 7

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Quả cầu bấc lệch càng …, chứng tỏ biên độ dao động của mặt càng …, tiếng trống càng …..

Trả lời:

Quả cầu bấc lệch càng nhiều, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn, tiếng trống càng to.

Hoặc: Quả cầu bấc lệch càng ít, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng nhỏ, tiếng trống càng nhỏ.

Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

4. Trả lời câu hỏi C4 Bài 12 trang 36 sgk Vật lí 7

Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ? Tại sao?

Trả lời:

Gảy mạnh dây đàn thì tiếng đàn sẽ kêu to vì biên độ dao động của dây đàn lớn.

5. Trả lời câu hỏi C5 Bài 12 trang 36 sgk Vật lí 7

Hãy so sánh biên độ dao động của điểm giữa sợi dây đàn (điểm M) trong hai trường hợp vẽ ở hình 12.3.

Giải bài tập Vật Lý lớp 7 trang 34

Trả lời:

Ta thấy khoảng cách từ điểm M đến đường nằm ngang (nét đứt – tức vị trí cân bằng – hay vị trí ban đầu của dây khi chưa dao động) ở hình trên lớn hơn hình dưới nên biên độ dao động của điểm M ở hình trên lớn hơn biên độ dao động của điểm M ở hình dưới.

6. Trả lời câu hỏi C6 Bài 12 trang 36 sgk Vật lí 7

Khi máy thu thanh phát ra âm to, âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa khác nhau như thế nào?

Trả lời:

– Máy thu thanh phát ra âm to → biên độ dao động của màng loa lớn.

– Máy thu thanh phát ra âm nhỏ → biên dộ dao dộng của màng loa nhỏ.

7. Trả lời câu hỏi C7 Bài 12 trang 36 sgk Vật lí 7

Hãy ước lượng độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng nào?

Trả lời:

Tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi khoảng 40 dB đến 60 dB [từ tiếng nói thường đến tiếng nói to (nhạc to)]

Câu trước:

  • Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Bài 11 trang 31 32 33 sgk Vật lí 7

Câu tiếp theo:

Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Bài 12 trang 34 35 36 sgk Vật lí 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lí lớp 7 thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Giải SBT Vật lý 7 bài 15

  • A. Tóm tắt lý thuyết vật Lý 7 bài 15
    • 1. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
    • 2. Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
  • B. Giải SBT Vật lý 7 bài 15
    • Bài 15.1 trang 34 SBT Vật lí 7
    • Bài 15.2 trang 34 SBT Vật lí 7
    • Bài 15.3 trang 34 SBT Vật lí 7
    • Bài 15.4 trang 34 SBT Vật lí 7
    • Bài 15.5 trang 35 SBT Vật lí 7
    • Bài 15.6 trang 35 SBT Vật lí 7
    • Bài 15.7 trang 35 SBT Vật lí 7
    • Bài 15.8 trang 35 SBT Vật lí 7

Giải SBT Vật lý 7 bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn tổng hợp các lời giải hay và chính xác, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong sách bài tập Lý 7. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích môn Vật lý lớp 7 dành cho quý thầy cô và các em học sinh.

  • Bài 15.1 trang 34 SBT Vật lí 7
  • Bài 15.2 trang 34 SBT Vật lí 7
  • Bài 15.3 trang 34 SBT Vật lí 7
  • Bài 15.4 trang 34 SBT Vật lí 7
  • Bài 15.5 trang 35 SBT Vật lí 7
  • Bài 15.6 trang 35 SBT Vật lí 7
  • Bài 15.7 trang 35 SBT Vật lí 7
  • Bài 15.8 trang 35 SBT Vật lí 7

A. Tóm tắt lý thuyết vật Lý 7 bài 15

1. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

2. Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn

Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần: làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác

Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm

+ Một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm (làm cho âm truyền qua ít): tường gạch, trần bê tông, vách gỗ, …

+ Một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm: kính, mặt đá hoa, …
Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường được dùng:

+ Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm tiếng ồn.

+ Lắp thiết bị giảm âm: Lắp một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc sử dụng thảm, rèm, thiết bị cách âm để giảm tối thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.

+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người.

+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu.

+ Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn như máy bay, các động cơ, máy khoan, khi cần tiếp xúc các thiết bị đó phải sử dụng các thiết bị bảo hộ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn. Xây các trường học, bệnh viện xa khu dân cư, xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.

Câu hỏi: Người ta đo được tiếng ồn trong xưởng làm việc có các máy móc thiết bị hoạt động khoảng là 100dB, cho biết độ to này ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân không? Vì sao?

B. Giải SBT Vật lý 7 bài 15

Bài 15.1 trang 34 SBT Vật lí 7

Hãy tiến hành điều tra trong tổ theo bảng dưới đây và cho biết âm nào được mọi người trong lớp em thích nghe nhất, âm nào không thích nghe nhất.

Âm phát ra

Số người thích nghe

Số người không thích nghe

TỔ

Cả

lớp

TỔ

Cả

lớp

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1. Tiếng nhạc cổ điển

2. Tiếng nhạc rock, disco

3. Tiếng ồn ngoài chợ

4. Tiếng ồn giao thông

5. Tiếng ồn công trường xây dựng

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Học sinh khảo sát các bạn trong lớp để có được kết quả rồi điền vào bảng mẫu và đưa ra kết luận

Bài 15.2 trang 34 SBT Vật lí 7

Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng sấm rền.

B. Tiếng xinh xịch của bánh tàu hỏa đang chạy

C. Tiếng sóng biển ầm ầm.

D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

=> Chọn D

Bài 15.3 trang 34 SBT Vật lí 7

Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?

A. Tường bêtông

B. Cửa kính hai lớp

C. Rèm treo tường

D. Cửa gỗ

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Chọn C

Bài 15.4 trang 34 SBT Vật lí 7

Hãy nêu tên và thí dụ tương ứng với ba biện pháp chống ô nhiễm: tiếng ồn thường dùng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

1. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra.

VD: Treo biển báo “cấm bóp còi” tại những nơi gần bệnh viện, trường học.

2. Ngăn chặn đường truyền âm

VD: Xây dựng tường bê tông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc

3. Làm cho âm truyền theo hướng khác

VD: Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây, thân cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.

Bài 15.5 trang 35 SBT Vật lí 7

Một người than phiền: “Bên trái nhà tôi là một xưởng rèn, bên phải nhà tôi là nhà hàng KARAÔKÊ. Một hôm cả hai người hàng xóm đến báo tin cùng chuyển nhà, thật mừng quá! Nhưng vài hôm sau lại nghe thấy tiếng lạch cạch, phì phò từ phía bên phải, tiếng KARAÔKÊ từ phía bên trái! Liệu tôi phải làm thế nào?

Em hãy khuyên người đó nên làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Lời khuyên là: Yêu cầu xưởng rèn và nhà hàng karaoke không làm việc trong giờ nghỉ, nhà hàng phải có phòng cách âm, đóng cửa sổ nhà mình lại,...

Bài 15.6 trang 35 SBT Vật lí 7

Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, vì âm truyền trực tiếp qua vật rắn. Khi để tai tự do trong không khí, thì tường đóng vai trò vật cách âm, nên ta không nghe thấy tiêng cười nói ở phòng bên cạnh.

Bài 15.7 trang 35 SBT Vật lí 7

Hãy kể một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

  • Xây tường chắn, đóng cửa kính, cửa ra vào, lắp kính cách âm,.....
  • Trồng cây xanh, không làm việc gây ra tiếng ồn vào thời gian nghỉ....

Bài 15.8 trang 35 SBT Vật lí 7

Đánh dấu vào ô đúng, sai cho những câu dưới đây.

Đúng

Sai

1. Siêu âm và hạ âm không gây ô nhiễm tiếng ồn.

2. Hơi nước trong không khí hấp thụ âm thanh.

3. Ô nhiễm tiếng ồn gây rối loạn chức năng thân kinh của con người.

4. Cây xanh vừa phản xạ, vừa hấp thụ âm thanh.

5. Muốn làm giảm tiếng ồn trong phòng, người ta thường làm trần nhà thật nhẵn.

6. Sử dụng ô tô bằng điện ít ô nhiễm tiếng ồn hơn sử dụng ô tô chạy bằng xăng.

7. Những âm thanh có tần số lớn thường gây ô nhiễm tiếng ồn.

8. Một trong các lí do người ta làm cửa sổ có hai lớp kính là để ngăn chặn tiếng ồn.

9. Gạch xây nhà thường có lỗ cho nhẹ, đỡ tốn đất làm gạch và để cách âm.

10. Để tránh ô nhiễm tiếng ồn, khi tham gia giao thông không được bóp còi.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Câu đúng: 1, 3, 4, 6, 8, 9.

Câu sai: 2, 5,10, 7.

..................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SBT Vật lý 7 bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn. Tài liệu thuộc chuyên mục Giải SBT Vật lý 7 bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi trong sách bài tập Vật lý 7, thông qua đó các em học sinh sẽ nắm vững hơn kiến thức được học trong mỗi bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Vật lý hơn.

  • Giải bài tập SGK Vật lý lớp 7 bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 17: Sự nhiễm điện do cọ sát

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.