Giáo an trò chuyện về bánh kẹo ngày tết

Ngày đăng tin: 14:48:23 - 04/02/2018 - Số lần xem: 2619

Tham khảo giáo án: Giáo án khám phá các món ăn ngày tết - Khám phá xôi gấc

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Hiểu và cảm nhận nội dung câu chuyện, nhận biết một số loại bánh đặc trưng trong ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

- Rèn kỹ năng nặn, vẽ, cắt, xé, dán ... tạo sản phẩm theo đúng yêu cầu: bánh ngày tết.

- Phát triển tư duy ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, sự khéo léo và thẩm mỹ trong hoạt động tạo hình.

- Giáo dục trẻ về ý nghĩa ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

- Hình ảnh bánh chưng, bánh dày, bánh tét, mứt kẹo ngày tết ...

- Truyện: bánh chưng bánh dày.

- Nhạc: bánh chưng xanh ...

- Vật liệu tạo hình của trẻ: giấy màu, bút màu, tranh phô tô sẵn ...

III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1: Cô trò chuyện cùng trẻ

- Cô giới thiệu câu chuyện "Sự tích bánh chưng, bánh dày", cô kể hay mở băng cho trẻ nghe ...

- Trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện:

+ Ai nghĩ ra hai loại bánh chưng, bánh dày ?

+ Hai loại bánh này được làm từ sản phẩm gì là chính?

+ Bánh dày, bánh chưng tượng trưng cho điều gì ?

+ Vì sao ý nghĩa của hai loại bánh này lại làm cho vua cha hài lòng?

---- giải thích cho trẻ về ý nghĩa loại bánh đặc trưng của ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ...

( tượng trưng cho lòng thảo kính đối với ông bà tổ tiên, nhớ về nguồn cội...)

--- cho trẻ hát bài "Bánh chưng xanh ..."

* Hoạt động 2: Ngày Tết có gì?

- Cô trò chuyện với trẻ:

+ Nhà các bạn đã chuẩn bị tết chưa?

+ Bạn thấy ba mẹ mua những loại bánh nào để ăn tết?

+ Bánh chưng có dạng hình gì?... Được làm bằng gì nhỉ? ...

+ Bánh tét có giống bánh chưng không? (khác hình dạng, giống chất liệu)

+ Bạn thích ăn bánh tét hay bánh chưng?

+ Còn loại bánh nào nữa không?

- Cô khai thác kinh nghiệm của trẻ ...

* Hoạt động 3: Trẻ khéo tay

- Cô giới thiệu các vật liệu tạo hình và gợi ý thực hiện:

+ Nặn bánh chưng, bánh tét ...

+ Vẽ các loại bánh ngày tết mà trẻ thích ...

+ Cắt bánh để dán trên đĩa bánh trong góc chủ đề ...

+ Làm bánh in bằng đất nặn, dán giấy vẽ hình lên trên ...

- Cô cho trẻ tự do lựa chọn các hình thức hoạt động, hướng dẫn trẻ thực hiện ...

0 nhận xét  |  Viết nhận xét

Chủ đề nhánh: Mùa xuân tươi đẹp

Lĩnh vực phát triển: PTNT

Đề tài: Trò chuyện về ngày tết Nguyên Đán

I. Mục đích - yêu cầu

  1. Kiến thức

     - Trẻ biết ngày tết nguyên đán còn gọi là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

     - Biết được tên gọi của các món ăn ,bánh mứt ngày tết

  2. Kỹ năng

     - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tư duy của trẻ

     - Trẻ biết đi bộ sát lề bên phải

   3. Thái độ

     - Thích và mong được chào đón tết.

     - Phối hợp với các bạn trong khi chơi

II. Chuẩn bị

- Đồ dùng của cô: Tranh: quả dua hấu, 1 số loại thức ăn ngày tết


  -. Đồ dùng của trẻ: tranh loto về ngày tết, rỗ, giấy A3, tranh cho trẻ ghép hình, keo

* NDTH: Hát: “ Sắp đến tết rồi ”.

Giáo an trò chuyện về bánh kẹo ngày tết

III. Cách tiến hành

Hoạt động của

Dk hoạt động của trẻ

1. Ổn định

 - Hát với cô bài “ Sắp đến tết rồi”

 - Trò chuyện về nội dung bài hát :

   + Các con vừa hát với cô bài hát nói về đều gì?

   +Vậy các con có thích ngày tết hôn?

 Vậy các con biết gì về ngày tết chưa, hôm nay cô cháu mình sẽ tìm hiểu thêm về ngày tết và các phong tục ngày tết nha.

2. Trò chuyện về ngày Tết Nguyên Đán

- Các con nhìn xem cô có tranh gì nè?

Dưa hấu là một món ăn đặc trưng của ngày tết đó các con, vậy ngoài dưa hấu ra con còn biết những loại thức ăn nào đặc trưng cho ngày tết nữa không?

- Ở nhà vào những ngày cuối năm con thấy ba mẹ con thường làm gì để đón tết?

- Vậy người ta thì chuẩn bị hoa gì để trang trí khi tết đến?

- Những ngày cuối năm người ta thường gói những loại bánh gì?

- Vào ngày tết con thường đi đâu? Và làm gì?

- Con chúc tết những ai? Và chúc như thế nào?

- Vào ngày tết thường có những lễ hội gì ?

- Con cảm thấy như thế nào vào ngày tết? Ngày tết nguyên đán còn gọi là ngày gì các con biết không?

 *Giáo dục: cho trẻ biết ngày tết truyền thống, biết bày tỏ tình cảm của mình đến với mọi người trong dịp tết về và biết lễ phép với mọi người.

3. Trò chơi

  * TC1: “Ai tài hơn

- Cách chơi: Phát cho mỗi trẻ 1 rổ đựng tranh loto các loại hoa quả, các món ăn đặc trưng, các lễ hội ngày tết .

- Luật chơi: Trẻ tìm và lấy đúng theo yêu cầu của cô..

- Trẻ chơi – Cô nhận xét.

 * TC2: “ Ghép tranh”

- Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội thi nhau ghép những mảnh rời của bức tranh tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về một loại hoa của ngày tết.

- Luật chơi: Khi kết thúc trò chơi. Đội nào ghép nhanh và đúng hơn sẽ là đội chiến thắng.

-Trẻ chơi

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ

- Trẻ hát cùng cô.

- Dạ. Sắp đến tết rồi.

- Dạ. Thích.

- Dạ. Dưa hấu.

- Dạ. Bánh chưng, bánh giày, bánh tét, thịt kho hột vịt.

- Dạ. Dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị quần áo đẹp đi chơi tết, mua hoa về trang trí.

- Dạ. Hoa mai, hoa đào.

- Dạ. Gói bánh chưng, bánh tét để cúng ông bà.

- Dạ. Đi thăm ông bà và chúc tết.

- Chúc tết ông bà.Chúc ông bà , cha mẹ luôn khỏe mạnh và vui vẻ hạnh phúc.

- Dạ. Lễ hội hoa xuân, múa lân sư rồng, đại nhạc hội….

- Trẻ trả lời theo ý trẻ.

- Dạ. Ngày tết cổ truyền.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe.

-Trẻ chơi.

-Trẻ lắng nghe.

-Trẻ chơi

IV. Hoạt động chuyển tiếp

Đọc thơ “ Tết đang vào nhà”                                             

V. Hoạt động ngoài trời                                    

    Chi chi chành chành

     * Cách chơi:  1 bạn ngồi, xoè bàn tay ra, trẻ khác đứng xung quanh và cùng đặt 1 ngón trỏ vào lòng bàn tay của bạn, tất cả đồng thanh đọc bài ca dao “chi - chi - chành - chành”: Chi - chi - chành – chành / Cái đanh thổi lửa / Con ngựa chết trương / Ba vương ngủ đếBắt dế đi tìm / Ù à ù … ập

- Khi đọc đến “ập”, bạn nắm chặt bàn tay lại, trẻ phải rút thật nhanh ngón tay của mình ra, nếu không sẽ bị bắt lại.
          * Luật chơi: Nếu không bắt được tay trẻ nào, bạn và trẻ sẽ thực hiện lại cho đến khi có trẻ rút tay chậm và bị cô bắt được, giữ lại đứng bên cô.
  - Sau đó, cô yêu cầu cả nhóm chạy nhanh đến chạm tay vào một vật bất kì (ví dụ: cái cửa, cây, ghế…) hoặc một người nào đó. Khi trẻ chạm tay vào vật (hoặc người) xong phải ngồi thụp xuống, 2 tay chóng hông nhảy bật cóc về lại chỗ cô ngồi..

  - Trẻ chơi.

  - Cô quan sát nhận xét.

  - Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.

  - Cô cùng chơi với trẻ.

VI. Vệ sinh trưa, ngủ trưa

  - Rửa tay rửa mặt trước khi ăn và sau khi ăn.

  - Trước khi ăn phải mời cô và các bạn cùng ăn.

  - Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc.

  - Vệ sinh khi ngủ dậy và cho trẻ ăn phụ

VII. Hoạt động chiều

 * Ôn “ Trò chuyện về ngàyt Tết Nguyên Đán

  - Cô và trẻ cùng hát “ Chúc tết”

  - Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện về nội dung tranh

  - Cho trẻ bày tỏ thái độ về ngày tết

  - Nhắc nhở trẻ khi đi chơi tết phải biết lễ phép, ngoan ngoãn

VIII. Trả trẻ

  - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của các cháu trong ngày.

  - Cô cho trẻ vệ sinh, nhận xét cuối buổi học, tuyên dương, cắm cờ, trả trẻ

  IX. Đánh Giá Cuối Ngày

* Nội dung chưa thực hiện được hoặc phù hợp và lý do:

.................................................................................................................

.................................................................................................................

* Những thay đổi cần thiết:

.................................................................................................................

* Những trẻ có biểu hiện đặt biệt (  về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng ( phối hợp với gia đình)

.................................................................................................................

.................................................................................................................